Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Hải Liên

A/Mục tiêu:

 I/ Kiến thức:

 -Sau thất bại của An Dương Vương ,đất nước ta bị phong kiến phương bắc thống trị ( Thời kỳ bắc thuộc).Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 -Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ , thắng lợi nhanh chóng, đát nước dành được độc lập.

 II/ Tư tưởng:

 -Giáo dục cho Hs ý thức căm thù quân xâm lược ,ý thức tự hào ,tự tôn dân tộc .

 -Giáo dục cho Hs lòng biết ơn Hai Bà Trưng & tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

III/ Kĩ năng:

 -Rèn luyện cho hs biết tìm nguyên nhân & mục đích của sự kiện LS.

 -bước đầu rèn luyện kĩ năng biết vẽ & đọc lược đồ LS.

B/ Phương pháp: Kích thích tư duy, đồ dùng :tranh ảnh, bản đồ.

 C/ Chuẩn bị của GV &HS:

 I / Chuẩn bị của GV: Bản đồ cuộc kháng chiến, tranh ảnh về Hai Bà Trưng, ảnh đền thờ Hai Bà, bài soạn.

 II/ Chuẩn bị của HS: học bài cũ , làm bài tập, tìm hiểu & soạn bài mới.

 D/ Tiến trình lên lớp:

 I/ ổn địnhlớp:

 II/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra hs, gv nhắc lại nét chính nguyên nhân thất bại của An Dương Vương , dẫn dắt bài mới.

 III/ Bài mới;

 1/Giới thiệu bài mới:Sau khi nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Hán, nhà Hán đẩy nhân dân ta đến trước những thử thách nghiêm trọng: đất nước bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị đồng hoá. Nhưng nhân dân ta quyết không chịu sống trong cảnh nô lệ đã liên tục nổi dậy đấu tranh, mở đầu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Để biết được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu.

 

doc48 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Hải Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. -Hoàn thành các bài tâp (SBT). +Bài mới: -Tìm hiểu bài 27, suy nghĩ trả lời những câu hỏi SGK, tìm hiểu về Ngô Quyền, tường diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938,quan sát lược đồ SGK. -Sưu tầm tranh ảnh, tìm đọc tài liệu liên quan đến bài học. Ngày soạn: 10/4/2009 Ngày dạy: Tiết 32: Ngô quyền & chiến thắng bạch đằng Năm 938. A/ Mục tiêu bài học: I/ Kiến thức:Hs nắm được: -Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 -Công cuộc chuẩn bị chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền & nhân dân ta. -Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về dân tộc ta.Trong trận này tổ tiên đã tận dụng cả 3 yếu tố: “Thiên thời,địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước & giữ nước của dân tộc ta. II/ Tư tưởng: - Giáo dục hs lòng tự hào & ý chí quật cường của dân tộc. -Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt nam ”. III/ Kĩ năng: -Rèn luyên phương pháp mô tả sự kiện, kĩ năng đọc bản đồ lịch sử,phân tích, nhận định, đánh giá 1 sự kiện lịch sử,rút ra bài học kinh nghiệm.. B/ Phương pháp -Kích thích tư duy, nêu vấn đề, thảo luận, đồ dùng trực quan, phân tích, tường thuật.. C/ Chuẩn bị của Gv & HS: I/ Chuẩn bị của GV: -SGK,SBT,SGV,bài soạn. -Bản đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938. -Đọc các tài liệu,những mẫu chuyện liên quan đến bài học. -Bảng phụ, tranh ảnh. II/ Chuẩn bị của HS: -Học bài cũ, tìm hiểu bài mới theo câu hỏi Sgk, đọc LSVN bằng tranh . -Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu có liên quan đến bài, tìm hiểu về Ngô Quyền. - Quan sát bản đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938. D/ Tiến trình lên lớp: I/ ổn định lớp: II/ Kiểm tra bài cũ; -Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ như thế nào? -Trình bày diến biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán? III/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài mới: Công cuộc dựng nền tự chủ của họ khúc, họ Dương đã lết thúc ách đô hộ nghìn năm của các thế lực phong kiến TQ đối với nước ta về mặt danh nghĩa.Việc dựng quyền tự chủ tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn & Ngô Quyên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử ấy bằng 1 trận quyết chiến, chiến lược, đánh tan âm mưu xâm lược của kẻ thù, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho tổ quốc.Hôm nay chúng ta tìm hiểu nội dung bài học. 2.Triển khai các hoạt động: Hoạt động của GV & HS: Nội dung bài học: Hoạt động 1: -Gv:Gọi Hs đọc mục 1 SGK & hỏi:Em biết gì về Ngô Quyền? -Hs:Dựa vào SGK& LSVN bằng tranh trả lời. -Gv:Theo em Ngô Quyền kéo quân ra bắc làmgì? -Hs:Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để diệt Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ.Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng. -Gv:Được tin Ngô Quyền kéo quân ra bắc,Kiều Công Tiễn đã làm gì? -Hs:Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán,nhân cơ hội đó chúng đem quân xâm lược nước ta. -Gv:Theo em, vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, hành động đó cho thấy điều gì? -Hs:Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của Nam Hán để chống Ngô Quyền, đoạt chức Tiết độ sứ.Đây là hành động phản phúc “cõng rắn cắn gà nhà”. -Gv:Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 như thế nào? -Hs: Năm 938,Vua Nam Hán sai con trai là Vạn Vương Lưu Hoàng Tháo chỉ huy đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta. -Gv:Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào? -Hs: Dựa vào SGKtrả lờì. -Gv:Trích dẫn câu nói của Ngô Quyền: “Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu & bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiến vào trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự,không có kế gì hay hơn kế đó cả”& nói về sự chuẩn bị của ta. -Gv:Treo lược đồ& hỏi:Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng? -Hs:Dựa vào SGK trả lời. -Gv:Giải thích thêm sự chủ động & độc đáo: Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông chỗ nào là hợp lý nhất. -Gv:Em có nhận xét gì về kế hoạch của Ngô Quyền? -Hs:Trả lời. Hoạt động 2: -Gv:Dùng bản đồ trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng ( Hs chú ý quan sát bản đồ, Gv giải thích rõ các ký hiệu) -Gv:Tường thuật. -Gv:Kết quả trận đánh như thế nào? -Gv:Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào? -Gv:Vì sao nói đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? -Hs:trả lời. -Gv:Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc k/c chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ 2?(HS thảo luận) -Hs:Đã huy động sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí & địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch & đánh giặc độc đáo:bố trí trận địa bãi cọc ngầm) (Ngô Quyền đã tận dụng cả 3 yếu tố: “Thiên thời,địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.) -Gv:Cho Hs xem tranh lăng Ngô Quyền, hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu trang 77. -Gv:Hiện nay ở địa phương các em có công trình văn hoá gì mang tên Ngô 1.Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? -Năm 938 nghe tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình-Hà Nội) bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc. -Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo sông Bạch Đằng,Ngô Quyền quyết định kế hoạch tiêu diệt địch ở sông Bạch Đằng. 2.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: *Diễn biến: -Cuối năm 938, đoàn thuyền xâm lược của Lưu Hoàng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta. -Ngô Quyền cho Nguyến Tất Tố (người giỏi sông nước) & 1 toán nghĩa quân dùng thuyền ra khiêu chiến, nhữ địch tiến sâu vào bãi cọc lúc thuỷ triều đang lên. -Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. -Kết quả:Quân Nam Hán bị thua to. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi. *ý nghĩa: -Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra 1 thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước. Quyền? -Hs:Trả lời. IV.Củng cố bài học: -Phát phiếu học tập có lược đồ câm HS điền các ký hiệu thích hợp. -Gọi HS lên bảng tìm ô chữ ( GV chuẩn bị sẵn ở bẳng phụ). V.Hướng dẫn,dặn dò: -Học bài cũ theo câu hỏi SGK, làm bài tập. -Đọc & soạn trước những câu hỏi trong bài ôn tập chuẩn bị ôn tập , kiểm tra học kỳ. -Bài tập:Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938 theo mẫu SGK. Tiết 33 Ôn tập A.Mục tiêu bài học: I.Kiến thức: -Hs hệ thống những kiến thức cơ bản của LSVN ( từ nguồn gốc đến thế kỷ X). -Các giai đoạn phát triển của LSVN từ nguyên thuỷ đến thời kỳ dựng nước Văn Lang-Âu lạc. -Những thành tựu văn hoá tiêu biểu -Những cuộc khởi nghĩa lớn thời kỳ Bắc thuộc giành lại độc lập dân tộc. -Những anh hùng dân tộc trong thời kỳ này. II. Tư tưởng: - Giáo dục lòng tự hào dân tộc , lòng yêu nước chân chính cho HS. -HS yêu mến , biết ơn những anh hùng dân tộc, các thế hệ cha ông đã có công xây dựng & bảo vệ đất nước. III. Kĩ năng: - Ren luyện Hs kĩ năng hệ thống hoá các sự kiện lich sử, đánh giá các nhân vật lịch sử & liên hệ thực tế. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy, đàm thoại ,sơ đồ, hình ảnh trực quan. C. Chuẩn bị của Gv & HS: I. Chuẩn bị của GV: -SGK,SBT,SGV,bài soạn. -Bảng phụ, bản đồ. II. Chuẩn bị của HS: -Ôn lại những kiến thức đã học về LSNV từ nguồn gốc đến thế kỷ X. D.Tiến trình lên lớp: I/ ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp ở phần ôn tập III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học toàn bộ LSVNVN từ nguồn gốc đến thế kỷ X ,đây là thời kỳ xa xưa nhưng rất quan trọng đối với con người Việt nam .Hôm nay chúng ta ôn tập, khái quát lại. 2.Triển khai các hoạt động: Hoạt động của GV &HS: Nội dung bài học: Hoạt động 1: -Gv: Từ xa xưa thế kỷ X LSVN trải qua những giai đoạn nào? -Hs: Trả lời -Gv:Thời nguyên thuỷ có những giai đoạn nào? Nêu 1 vài di chỉ tiêu biểu? -Hs: Lập bảng:3 giai đoạn:Tối cổ( đá đá cũ),đá mới & sơ kỳ kim khí - các di chỉ. Hoạt động 2: -Gv:cơ sở ra đời nghề nông trồng lúa nước & văn hoá Đông Sơn? -Hs: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn, SX phát triển,cư dân đông đúc. -Gv:Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai? Bộ mày nhà nước?Kinh đô đóng ở đâu? Đơn vị hành chính? -Gv:Nước Âu lạc hình thành trong hoàn cảnh nào? -Hs:Nhớ lại trả lời. -Gv:Thời dựng nước đầu tiên để lại cho đời sau những gì? -Hs: Trả lời. -Hoạt động 3: -1 nhóm lập 1 cuộc khởi nghĩa. 1.LSVN từ nguồn gốc đến thế kỷ X trải qua những giai đoạn nào: -Giai đoạn nguyên thuỷ. -Giai đoạn dựng nước & giữ nước. -Giai đoạn đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc. 2.Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai? -Thời kỳ dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỷ VII TCN. -Tên nước ta là Văn Lang. -Vị vua đầu tiên là Hùng Vương. 3.Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc: -Hs hoàn thành bảng thống kê vào vở. -Hs:Lập bảng sau: Tênk/nghĩa T/gian L/đạo Diễn biến í nghĩa Hoạt động 4: -Gv:Sự kiện nào khẳng đinh thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập? -Gv:Gợi ý HS trả lời. Hoạt động 5: -Gv:Chuẩn bị bảngchữ cái tên những vị anh hùng, HS tìm,xem ai nhanh mắt hơn ai. Hoạt động 6: -Gv:Mô tả 1 số công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại? -Hs:Trình bày:Trống đồng Đông Sơn,thành Cổ Loa. 4.Sự kiện nào khẳng đinh thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập: -Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938. 5.Kể tên những vị anh hùng: -Hai Bà Trưng, Bà Triệu,Lý Bí,Triệu Quang Phục,Phùng Hưng,Mai Thúc Loan,Khúc Thừa Dụ,Dương Đình Nghệ,Ngô Quyền. 6.Mô tả 1 số công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại. -Trống đồng Đông Sơn. -Thành Cổ Loa. IV.Củng cố bài học: -Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của LSVN từ khi dựng nước đến năm 938? Theo mẫu SGK. V.Hướng dẫn, dặn dò: -Ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học, nắm các sự kiện quan trọng để kiểm tra HK2: -Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc. -Những cuộc khởi nghĩa:Nắm diễn biến, kết quả, ý nghĩa,nắm mốc thời gian diễn ra cac sự kiện.

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 6.doc