Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Phần 1: Lịch sử thế giới - Trường THPT Chu Văn An

Câu 2: Hoàn cảnh thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc?

* Sự thành lập

- Thực hiện nghị quyết của hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 - 26/6/1945, hội nghị quốc tế gồm đại biểu của 50 nước họp tại San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc.

* Mục đích của LHQ

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới ; thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

* Nguyên tắc hoạt động

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, và Trung Quốc)

* Vai trò

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, - Giải quyết nhiều vụ tranh chấp, xung đột khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Phần 1: Lịch sử thế giới - Trường THPT Chu Văn An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh người Đông Dương”. - Lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô. Câu 46: Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và“Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ? a- Trên mặt trận chính trị : - Ngày 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. - Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia họp đã biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ. - Ở các thành thị, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi. b- Trên mặt trận quân sự - Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. - Từ 12/2 đến 23/3/1971 quân đội Việt Nam phối hợp với nhân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. - Ở nông thôn phong trào phá ấp chiến lược, chống bình định đã góp phần mở rộng vùng giải phóng. * Ý nghĩa : Những thắng lợi trên đây đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta, tạo thời cơ thuận lợi để ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972. Câu 47: Cuộc tiến công chiến lược 1972 - Ngày 30/3/1973 quân ta mở rộng cuộc tiến công chiến lược với hướng chính là đánh vào Quảng Trị, rồi phát triển rộng khắp miền Nam. - Kết quả : Đến cuối 6/1972 quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến 20 vạn quân đội Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân. - Ý nghĩa : Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược. Câu 48: Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. * Nội dung (SGK trang 187 ) * Ý nghĩa : - Hiệp định Pari là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Mỹ buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Bài 23 KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975) Câu 49: Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào Đảng đề ra Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976? - Do thất bại nặng nề ở 2 miền trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở MN và trong trận “ Điện biên phủ trên không” Mĩ buộc phải ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN và sau 2 tháng rút hết quân đội về nước. - Mĩ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn giảm dần: ngụy quân, ngụy quyền mất hết chỗ dựa ngày càng suy yếu - Lực lượng cách mạng của ta lớn mạnh nhanh chóng - Ngày 06 /01/1975 ta giành thắng lợi trên đường 14, giải phóng tỉnh Phước Long. - Trên cơ sở phân tích những thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, nhấn mạnh “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Câu 50: Diễn biến Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975? a) Chiến dịch Tây Nguyên (04/3 – 24/3) - Ngày 04/3 : Ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Pleiy Ku. - Ngày 10/3 : Ta tiến công Buôn Ma Thuật giành thắng lợi. - 12/ 3 địch phản công để chiếm lại Buôn Mê Thuột nhưng thất bại - Ngày 24/3 : ta giải phóng Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân. * Ý nghĩa : Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược. b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 – 29/3) - Phối hợp với chiến trường Tây Nguyên. - Ngày 19/3 : Ta giải phóng Quảng Trị. Địch co cụm ở Huế. - 21/3 : Ta đánh thắng vào căn cứ của địch, chặn đường rút chạy, bao vây chúng trong thành phố. - 10 giờ 30’ ngày 25/3 : Ta tiến vào cố đô Huế. 26/3 giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. - Ngày 29/3 : Giải phóng Đà Nẵng. - Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, các đảo biển Miền Trung cũng lần lượt được giải phóng. * Ý nghĩa : - Gây tâm lí tuyệt vọng trong Ngụy quyền. - Đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta chuyển sang thế mạnh áp đảo. c) Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4) - Cuối tháng 3/1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng khẳng định : “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. - 9/ 4 ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang. 16/ 4 ta chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang, 21/ 4 giải phóng Xuân Lộc - 17h ngày 26/ 4/ 1975, 5 cánh quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. - 10 h 45’ ngày 30/ 4/ 1975, xe tăng của ta tiến vào dinh độc lập bắt sống toàn bộ cchính phủ TW Sài Gòn – Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11h 30’ cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng - 2/ 5/ 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng * Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam và nhân dân Lào – Campuchia giải phóng đất nước. Câu 51: Ý nghĩa lịch sử – nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) ? 1/ Ý nghĩa lịch sử a. Đối với dân tộc ta: - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh GPDT và bảo vệ tổ quốc - Chấm dứt ách thống trị của CNĐQ trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng DTCĐN trong cả nước, thống nhất đất nước. - Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc : độc lập, thống nhất, đi lên CNXH b. Đối với thế giới: - Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới. - Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. 2. Nguyên nhân thắng lợi a. Nguyên nhân chủ quan: + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn sáng tạo. + Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết chiến đấu dũng cảm. Vai trò quan trọng của hậu phương miền Bắc b. Nguyên nhân khách quan: - Có sự phối hợp đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương; sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới (các nước XHCN, Liên Xô – Trung Quốc); phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới Bài 26 ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH (1986 – 2000) Câu 52 : Vì sao Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước? Nội dung đường lối đổi mới? * Hoàn cảnh lịch sử mới - Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976 – 1985 ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. ® Yêu cầu phải đổi mới để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đầy mạnh công cuộc xây dựng CNXH tiến lên. - Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc ® Yêu cầu phải đổi mới. * Đường lối đổi mới của Đảng - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986) - Nội dung đường lối đổi mới : + Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả, bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. + Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ trọng tâm là đổi mới kinh tế. + Về đổi mới kinh tế : Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. + Về đổi mới chính trị : Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Câu 53: Nêu thành tựu kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) ? - Đại hội thông qua : Đại hội VI (12 – 1986) mở đầu công cuộc đổi mới. - Mục tiêu : Tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu ba chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. - Thành tựu : + Về lương thực, thực phẩm : Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn lương thực. + Hàng hóa trên thị trường : dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, tiến bộ về mẫu mã chất lượng. + Kiềm chế được một bước lạm phát : chỉ số tăng giá hàng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. + Kinh tế đối ngoại mở rộng từ 1986 đến 1990 xuất khẩu tăng 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể, tiến dần đến mức cân bằng xuất nhập khẩu. + Bước đầu hình thành nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. - Ý nghĩa: Tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Câu 54: Ý nghĩa và hạn chế của 15 năm đổi mới. * Ý nghĩa của 15 năm đổi mới. - Làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân. - Củng cố vững chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa. - Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. * Hạn chế : - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. - Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể chưa mạnh. - Các hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nộng thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân nhất là nông dân ở một số vùng thấp. ...................... Hết ...........................

File đính kèm:

  • docTai lieu on tot nghiep Lich su 12 2.doc
Giáo án liên quan