Chuyên đề Phương pháp hoạt động chủ yếu của công đoàn ở cơ sở

Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định dựa trên cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn. Phương pháp có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của một hoạt động.

Phương pháp hoạt động công đoàn ở cơ sở là hệ thống các cách thức, hình thức, biện pháp làm việc của cán bộ công đoàn và đoàn viên trên cơ sở mục đích, nội dung và nguyên tắc đã xác định nhằm thu hút công nhân, viên chức, lao động tự nguyện, tự giác, tích cực gia nhập tổ chức và hoạt động công đoàn là yêu cầu khách quan đối với công đoàn cơ sở trước những thay đổi về các điều kiện kinh tế, xã hội của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Phương pháp hoạt động công đoàn được hình thành và đúc rút trong quá trình hoạt động thực tiễn, dựa trên nền tảng lý luận khoa học vững chắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp hoạt động công đoàn là đặc trưng riêng, mang ''bản sắc" của tổ chức công đoàn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp hoạt động chủ yếu của công đoàn ở cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên tiến làm nòng cốt cho hoạt động công đoàn và phong trào thi đua của công nhân lao động. Các hoạt động do công đoàn ở cơ sở tổ chức và phát động là trường học để rèn luyện đào tạo những con người mới, giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ tập thể và giác ngộ giai cấp, những con người sáng tạo trong lao động, nhạy cảm trong khoa học công nghệ, biết làm giàu cho mình và cho xã hội; là đại biểu ưu tú để giới thiệu cho Đảng kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Hiện nay, ngoài giờ làm việc, công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất sống và sinh hoạt tập trung tại các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu nhà ở cho công nhân. Để tập hợp và tổ chức tốt cho công nhân, viên chức, lao động tham gia các hoạt động, công đoàn cơ sở cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên, giúp kịp thời nắm bắt diễn biến tâm trạng, tư tưởng, đời sống của công nhân, lao động và tổ chức những hoạt động có ích của công đoàn. Công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... để tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề như sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng gia đình văn hóa, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, tiết kiệm, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, tội phạm và các tệ nạn xã hội khác. 3. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế Quy chế là tổng thể những điều quy định thành chế độ bắt buộc để mọi người thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó. Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế là việc công đoàn tham gia xây dựng các quy định và tổ chức thực hiện theo quy định đã được xây dựng. Nghị quyết 8B của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI coi việc "tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa chính quyền các cấp với mặt trận và các đoàn thể" là một trong những nội dung đổi mới công tác vận động quần chúng. Phương pháp hoạt động xây dựng hệ thống các quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế là kết quả của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo và nêu cao trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; đồng thời là căn cử sát thực để tham gia với cơ quan. đơn vị doanh nghiệp,... trong công tác quản lý. Xây dựng và tham gia các quy chế và tổ chức thực hiện theo các quy chế là một trong những nội dung đổi mới hoạt động công đoàn. Để hoạt động này phát huy tác dụng, cán bộ công đoàn cần am hiểu luật pháp, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị tiến hành dự thảo quy chế, tổ chức cho các thành viên có liên quan tham gia xây dựng quy chế. Quy chế của một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được ban hành là "luật" được thu nhỏ, phải phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, nhưng không trái với những quy định của pháp luật và Điều lệ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các quy chế cần xây dựng và thực hiện là: - Quy chế hoạt động trong nội bộ của công đoàn cơ sở. Đây là những quy định về lề lối làm việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban chấp hành, của chủ tịch, của các ủy viên ban chấp hành và các chức danh khác của công đoàn cơ sở. - Quy chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành với thủ trưởng cơ quan đơn vị cùng cấp. Đây là những quy định về cơ chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành công đoàn với thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhằm giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai bên và tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên vì mục đích chung của cơ quan, đơn vị. - Quy chế quản lý cơ quan, đơn vị Đây là những quy định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị nhằm góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị không ngừng phát triển. - Quy chế dân chủ ở cơ sở Đây là những quy định nhằm thực hiện chế độ dân chủ, công khai trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát huy quyền làm chủ của công nhân, viên chức, lao động, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sạch vững mạnh; xây dựng đội ngữ cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất, làm việc có năng suất, hiệu quả; ngăn chặn được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội trong đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động ở cơ sở. 4. Một số phương pháp công tác khác của công đoàn ở cơ sở Ngoài các phương pháp kể trên, trong quá trình tổ chức hoạt động, công đoàn ở cơ sở có thể vận dụng thêm nhiều hình thức khác để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả các hoạt động. Đó là, nắm bắt và xử lý kịp thời các thông tin; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo; kiểm tra và tự kiểm tra; xây dựng các điển hình tiên tiến và tổ chức thi đua với các điển hình tiên tiến; hình thành dư luận xã hội a) Tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời các thông tin Trong công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động, tổ chức công đoàn ở cơ sở là nơi tiếp nhận rất nhiều nguồn thông tin khác nhau: Thông tin từ các cuộc họp chuyên môn, hội nghị chuyên đề, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết; thông tin phản ánh từ các tổ chức công đoàn, công đoàn bộ phận, từ tiếp xúc với công nhân lao động; thông tin từ các phương tiên thông tin đại chúng và các điều kiện của giao tiếp xã hội, số lượng và các điều kiện của giao tiếp xã hội; số lượng và các nguồn thông tin ngày càng tăng lên, phản ánh đa dạng hơn các lĩnh vực vô cùng phong phú của đời sống xã hội. Cán bộ công đoàn ở cơ sở cần chọn lọc và xử lý từng thông tin. Những nội dung thông tin chủ yếu mà tổ chức công đoàn ở cơ sở nhất thiết phải nắm được là: tình hình sản xuất kinh doanh, công tác của đơn vị, doanh nghiệp; việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật với công nhân lao động; tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc trong công nhân lao động như đời sống, việc làm, thu nhập, nhà ở, nhà trẻ nơi sinh hoạt văn hóa; những thông tin có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. Việc xử lý thông tin cần tuân thủ các bước sau: - Phân loại, phân cấp, xác minh độ tin cậy của thông tin. - Nghiên cứu xác định các biện pháp xử lý theo từng vấn đề và phân cấp, trong đó có vấn đề có thể gặp trực tiếp thủ trưởng đơn vị, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; có vấn đề phải đưa ra ban thường vụ, ban chấp hành, hoặc báo cáo đảng ủy công đoàn cấp lên xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. - Thông báo kết quả giải quyết cho người hoặc nơi cung cấp thông tin yêu cầu xử lý. - Để phát huy tác dụng, hiệu quả của thông tin, cán bộ công đoàn cơ sở phải nỗ lực triển khai thực hiện xử lý kịp thời các thông tin, bảo đảm tính thời gian của sự việc. - Thông qua việc xử lý thông tin, công đoàn cơ sở giúp cho công nhân lao động hiểu các thông tin chính xác có lợi, bỏ qua các thông tin thất thiệt, gây rối của các phần tử cơ hội, diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Công đoàn cơ sở định hướng và tổ chức cho công nhân, lao động hoạt động, hạn chế tối đa sự phản ửng dây chuyền của những thông tin nóng, như vấn đề lương, thưởng, chế độ, chính sách mới về thời gian làm việc, nghỉ hưu sớm, mất sức, phân phối các phúc lợi xã hội, phúc lợi tập thể. . . b) Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo theo các chủ đề là tạo ra môi trường cho cán bộ, đoàn viên công đoàn hoạt động, bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm, phát huy trí tuệ của tập thể. Từ đó công đoàn cơ sở có thêm căn cứ giải quyết những vấn đề mới nảy sinh tại đơn vị, có chủ trương công tác đúng đắn góp phần nâng cao đời sống, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xây dựng tổ chức công đoàn. Phạm vi các cuộc tọa đàm, hội thảo theo các chuyên đề có thể diễn ra với nhiều đối tượng như trong ban thường vụ, trong ban chấp hành hoặc theo các đơn vị tổ, bộ phận công đoàn Các công việc của tổ chức tọa đàm, hội thảo gồm: - Trước khi tổ chức tọa đàm, hội thảo, chủ tịch công đoàn cần chuẩn bị, xác định rõ nội dung, yêu cầu, đối tượng vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi. - Trong khi tọa đàm, hội thảo, cần chủ động, linh hoạt hướng dẫn, điều chỉnh các phát biểu, tạo sự tranh luận sôi nổi, có trách nhiệm, hướng vào giải quyết các vấn đề đặt ra. + Sau hội thảo, tọa đàm cần tổng hợp các ý kiến, phản ánh các ý kiến của đa số, những đề xuất mới, báo cáo kết quả trực tiếp và gián tiếp của hội thảo, tọa đàm lên cấp ủy đảng, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp và công đoàn cấp trên. c) Kiểm tra và tự kiểm tra Kiểm tra là nguyên tắc khoa học trong tổ chức thực hiện các hoạt động công đoàn góp phần xây dựng, củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, gắn bó đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động với tổ chức công đoàn; thực hiện tốt chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản lý cơ quan, đơn vị doanh nghiệp. Mục đích của kiểm tra và tự kiểm tra là làm cho cán bộ, đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động. Nội dung của kiểm tra là theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hiệu quả công việc của từng bộ phận cá nhân trong tổ chức. Đó là việc kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương, tiền công, thực hiện các chính sách xã hội, nhất là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... đối với công nhân, viên chức, lao động và gia đình họ. Thời gian, hình thức thực hiện hoạt động kiểm tra của công đoàn ở cơ sở là định kỳ và thường xuyên để phát hiện, bổ sung, uốn nắn, rút kinh nghiệm làm việc tốt hơn. Phương châm của công tác kiểm tra là kết hợp giữa kiểm tra và tự kiểm tra, trong đó tự kiểm tra là chính. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình cán bộ công đoàn ở cơ sở cần sử đụng tồng hợp các phương pháp hoạt động nêu trên, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những ưu điểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế, yếu kém đang tồn tại để cải tiến, đổi mới, bổ sung cho hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công nhân, viên chức, lao động... Để làm tốt nhiệm vụ của mình, cán bộ công đoàn cơ sở còn cần rèn luyện các kỹ năng tuyên truyền miệng, thương lượng tập thể, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tình huống, đối thoại, viết, soạn thảo văn bản

File đính kèm:

  • docTAI LIEU TAP HUAN CONG DOAN CHUYEN DE 6.doc
Giáo án liên quan