Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Hướng dẫn ôn thi đại học - Phương Quốc Oai

- Thực hiện chủ trương vô sản hóa (1928)phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.Đấu tranh của công nhân đã nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị.

- Trong các năm 1928-1929, các cuộc bãi công của công nhân đã diến ra sôi nổi trong cả nước, nhất là tại các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp. Cả nước có 40 cuộc dấu tranh lớn nhỏ so với 10 cuộc đấu tranh của những năm 1926-1927. Trong đấu tranh,có sự liên kết giữa các ngành, vùng thành phong trào chung.

- Các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ cũng đã diến ra một số nơi.

2/ Tân Việt Cách mạng đảng

 a/ Sự thành lập:

- Tháng 7/1925, một số tù chính trị ở Trung kỳ và một nhóm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt, sau đổi thành Hưng Nam và đến 7/1928 đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng (Đảng Tân Việt)

- Thành phần: trí thức nhỏ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Trung kỳ.

b/ Sự phân hóa: do tác động của Hội VNCM Thanh niên Tân Việt phân bị phân hóa thành hai bộ phận: một số gia nhập tổ chức Thanh niên, số còn lại tích cực chuẩn bị để thành lập chính đảng vô sản.

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Hướng dẫn ôn thi đại học - Phương Quốc Oai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XHCN nhằm cô lập kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. - Quân và dân miền Nam chiến đấu chống “Việt Nam hoá” chiến tranh. + Trong năm đầu chống “Việt Nam hoá” chiến tranh, lực lượng cách mạng có những tổn thất và khó khăn to lớn, một mặt do địch gây ra, mặt khác cũng do ta chủ quan trong việc đánh giá âm mưu mới của địch, chậm trễ trong việc đề ra chủ trương, biện pháp đối phó hữu hiệu. Những khó khăn đó từng bước được khắc phục nhanh chóng; từ năm 1969, thực hiện lời chúc Tết “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào” và Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Trên mặt trận chính trị: Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập... Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chống Mĩ họp. Khắp các đô thị miền Nam, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục, rầm rộ. Đặc biệt ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên rất phát triển...Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị, nơi nơi đều có phong trào quần chúng nổi dậy phá “ấp chiến lược”, chống chương trình “ bình định nông thôn”...Vùng giải phóng ngày càng mở rộng và phát triển mọi mặt kinh tế, văn hoá - giáo dục. + Trên mặt trận quân sự: Từ 30/4 đến 30/6/1970, Quân giải phóng miền Nam, có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của quân dân Campuchia, đã chiến đấu dũng cảm đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mĩ-ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên. Trong thời gian nửa đầu năm 1970, quân tình nguyện của ta ở Lào đã cùng với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum, giải phóng Atôpơ, Saravan và Nam Lào. Từ 12/2 đến 21/3/1971, quân dân ta có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của quân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 Nam Lào của 4,5 vạn Mĩ - ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch. + Từ 30/3 đến cuối 6/1972 ta tổ chức cuộc tiến công chiến lược mùa hè với hướng đánh chính là mặt trận Quản Trị, Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là một đòn mạnh đánh vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh Việt Nam (tức thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh Việt Nam hóa”) Câu 19: Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 1. Tiến trình đàm phán, đấu tranh: - Cuối 1967 đầu 1968 ta chủ trương mở thêm mặt trận ngoại giao nhằm tố cáo Mĩ và chứng tỏ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta đối với thế giới. Sau tết Mậu thân 1968, Mĩ đồng ý đàm phán. - 13/5/1968 phiên họp đầu tiên khai mạc, ta yêu cầu Mĩ ngừng ném bom miền Bắc thì mới đàm phán. Đến cuối 68 ta và Mĩ mới chỉ thông nhất được thành phần tham gia hội nghị gồm 4 bên. - 1/11/1968 Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và đam phán được nối lại. Ta tiếp tục đấu tranh đòi Mĩ phải rút quân về nước. Mĩ đòi phài “có qua, có lại” nên đàm phán bế tắc. - 10/1972 Mĩ đồng ý kí vào dự thảo Hiệp định của ta; 11/1972 Ních xơn tái đắc cử và tráo trở đòi xét lại văn bản, đòi ta nhân nhượng. - Ta không đồng ý Mĩ gây sức ép bằng cuộc tấn công 12 ngày đêm cuối năm 1972, nhưng cuối cùng bị thất bại chúng buộc phải cúi đầu kí hiệp định. 2. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973). b. Nội dung: - Mĩ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. - Hai bên ngừng bắn lập tức ở miền Nam và Mĩ cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống miền Bắc. - Mĩ rút hết quân về nước, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự và không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam - Các bên để cho miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. - Các bên công nhận ở miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị. - Hai bên trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. - Mĩ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. c. Ý nghĩa của hiệp định Pari: Đây là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân hai miền Nam, Bắc, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến. Mĩ đã cút, nhân dân ta tiếp tục tiến lên đánh cho ngụy nhào. Câu 20: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Chủ trương kế hoạch của ta, diễn biến kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử: a Chủ trương, kế hoạch: - Hoàn cảnh: cuối 1974, đầu 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng đã họp từ 18/12/1974 đến 8/1/1975 để đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam. - Nội dung: Chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976. + Năm 1975: Tấn công địch trên qui mô lớn, rộng khắp. + Năm 1976: Tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam. Bộ Chính trị còn dự kiến, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 75 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. b) Sơ lược quá trình diễn biến. Từ đầu tháng 3/1975 quân ta trên các chiến trường đã mở hàng loạt trận tiến công nhỏ để chuẩn bị bước vào trận tiến công lớn. - Chiến dịch Tây Nguyên. Khu vực và mục tiêu tiến công lớn của ta là Tây Nguyên. Sau những trận đánh nghi binh vào Plâycu, Kon Tum (ngày 4/3), ta bí mật bao vây Buôn Ma Thuột. Ngày 10/3/1975, ta bắt đầu tiến công và sau hai ngày chiến đấu đã giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 14/3, địch rút ra khỏi Tây Nguyên. Trong vòng một tháng tấn công, quân và dân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân rút chạy, xóa sổ quân đoàn 2 ngụy, giải phóng Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miền Trung (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà). - Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Ngày 19/3 ta tấn công giải phóng Quảng Trị, đẩy quân địch lui về Huế. Ngày 21/3 ở Huế, ta chặn đường rút chạy của địch, hình thành thế bao vây địch trong thành phố. Ngày 25/3, ta giải phóng Huế. Cũng thời gian này, ta giải phóng thị xã Tam Kì và toàn tỉnh Quảng Ngãi. Phối hợp với sự nổi dậy của quần chủng, các đơn vị vũ trang của ta với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” đã nhanh chóng áp sát Đà Nẵng. Sáng 29/3 quân ta tấn công thành phố, 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Toàn bộ chiến dịch Huế - Đà Nằng đã tiêu diệt 5 sư đoàn chủ lực ngụy, xoá bỏ 1 quân khu ngụy. - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: + Diễn biến: Cuối tháng 3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã khẳng định “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam...” Đầu tháng 8/4/1975: Lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng gồm 5 quân đoàn chủ lực tinh nhuệ... Ngày 9/4 quân ta đánh Xuân Lộc, 21/4 ta đã giải phóng Xuân Lộc. Ngày 14 đến 16/4, ta chiếm Phan Rang, tiếp đó giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy. Ngày 18/4 tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ, 21/4 Nguyễn Văn Thiệu từ chức Trần Văn Hương lên thay. 17 giờ ngày 26/4, tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Hồ Chí Minh đã nổ ở hướng Đông, sáng 27/4, các hướng đồng loạt đánh vào vùng ven Sài Gòn. Từ ngày 26 đến ngày 28/4, ta đã tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài và xiết chặt vòng vây quanh Sài Gòn. Ngày 28/4, Mĩ đưa Dương Văn Minh thay Trần Văn Hương và tiến hành di tản người Mĩ và các quan chức cao cấp ngụy quyền. Ngày 29/4, các quân đoàn ta tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của địch. 11 giờ 30 ngày 30/4, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. +Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân và dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại của Nam Bộ. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 chẳng những mở ra bước ngoặt của lịch sử dân tộc, mà còn tạo thời cơ lớn cho nhân dân Lào và Campuchia hoàn thành giải phóng đất nước. c) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử: - Nguyên nhân thắng lợi: + Do đường lối chính trị, quân sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập và tự chủ của Đảng ta. + Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. + Miền Bắc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viện cho miền Nam. + Tình đoàn kết chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương. + Sự ủng hộ giúp đỡ của Liên Xô, các nước anh em và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và của lực lượng dân chủ, hoà bình thế giới. - Ý nghĩa lịch sử: + Đây là thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc. + Là thắng lợi có tính chất thời đại, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mĩ, thu hẹp và làm yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trên thế giới. Câu 21: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi là do: - Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập tự chủ, đúng đắn sáng tạo. Tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền, kết hợp sức mạnh tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, giữa nhân dân ta với các lực lượng cách mạng, dân chủ, tiến bộ trên thế giới. - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Truyền thống đó được phát huy và tạo nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng - sức mạnh tinh thần to lớn của quân và dân ta. - Có miền Bắc anh hùng và là hậu phương lớn, chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam và cách mạng cả nước cả về sức người lẫn sức của (số quân vào miền Nam có lúc chiếm 80% tổng số quân trên chiến trường và có hàng triệu tấn vật chất đã được vận chuyển vào Nam). - Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia) tạo nên liên minh chiến đấu và sức mạnh to lớn chống Mĩ. - Có điều kiện quốc tế thuận lợi: Chúng ta có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới... Đó là toàn bộ các nhân tố tạo nên sức mạnh để ta giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Song nhân tố bao trùm là sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.

File đính kèm:

  • docluyen thi su 12 hay.doc