Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 31 và 32, Bài 21: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (`1914-1918) - Phạm thanh Cường

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giáo viên cung cấp cho học sinh nắm vững các nội dung cơ bản

1. Về kiến thức

- Hiểu được quan hệ quốc tế, nguyên nhân làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

- Diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của cuộc chiến tranh.

2. Về tư tưởng

- Góp phần giáo dục cho học sinh hiểu rõ đây là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.

- Qua bài các em có thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.

3. Về kĩ năng

- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.

- Phân tích các khái niệm : Chiến tranh đế quốc, chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ thế giới ( bản đồ câm); Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918); Sơ đồ sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc trước chiến tranh.

- Bảng thống ke diễn biến, kết quả cuộc chiến tranh.

- Một số tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 31 và 32, Bài 21: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (`1914-1918) - Phạm thanh Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc địa. Tuy nhiên sự phân chia thuộc địai không đồng đều nhau, do vậy đã làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, cùng với mâu thuẫn giữa tư sản và nhân dân lao động ngày càng sâu sắc phát triển cao độ đòi hỏi cần đựơc giải quyết. Chính cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra là cách giải quyết những mâu thuẫn đó... Thời gian Hoạt động của thầy và trò Kiến thức học sinh cần nắm CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (THẾ KỶ XVI - 1914) 17 phút 12 phút Tiết 1 ( Tiết 31) Hoạt động 1: Cá nhân * Giáo viên : điểm lại sự ra đời và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Kết hợp hợp hỏi học sinh một số vấn đề: - Vì sao cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong quan hệ quốc tế xuất hiện nhiều mâu thuẫn và tranh chấp ? - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vị trí các đế quốc thay đổi thế nào ? vì sao có sự thay đổi đó ? > Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- XX có những nét nổi bật gì? - Sự phát triển không đều và mâu thuẫn giữa các đế quốc dẫn đến hậu quả gì? Giáo viên : Khái quát một số cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra trong giai đoạn này và hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo 3 cột (thời gian, tên cuộc chiến tranh và kết quả). + Thái độ của Đức như thế nào? Vì sao Đức lại có thái độ đó? Hậu quả của nó? Liên minh Hiệp ước ĐỨC-ÁO-HUNG ANH-PHÁP-NGA (1882) (1890-1907) Cho học sinh suy nghĩ, gọi 1 học sinh trả lời em khác bổ sung và giáo viên chốt ý. Hoạt động 2: Theo nhóm Giáo viên nêu vấn đề: Xuất phát từ nguyên nhân nào mà hình thành hai khối quân sự đối lập nhau và hậu quả của nó ra sao? - Chia học sinh 4 nhóm và đưa yêu cầu: + Nhóm 1: Mâu thuẫn chủ yếu giữa phe Liên minh và phe Hiệp ước là giữa nước nào và nước nào? Vì sao? + Nhóm 2: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh?Duyên cớ bùng nổ cuộc chiến? + Nhóm 3: Vì sao cuộc chiến này được gọi là cuộc chiến tranh thế giới? + Nhóm 4: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? * Học sinh mỗi nhóm cử đại diện trình bày, học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý. I. QUAN HỆ QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX -ĐẦU THẾ KỈ XX. NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH 1. Quan hệ Quốc tế trước chến tranh + Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của các nước đế quốc; + Các nước đế quốc tranh chấp thị trường, thuộc địa. [ Mâu thuẫn giữa các đế quốc gay gắt * Các cuộc chiến tranh đế quốc CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ Thời gian Chiến tranh Kết quả + 1894- 1895 - Chiến tranh Trung-Nhật Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu,Bành Hồ + 1898 - Chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô + 1899-1902 - Chiến tranh Anh - Bô-ơ Anh chiếm Nam Phi + 1904-1905 - Chiến tranh Nga-Nhật Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở Nam Xa-kha-lin Ø Thái độ của Đức + Hung hãn nhất; + Đầu mối của mọi mâu thuẫn, mọi tranh chấp và căng thẳng giữa các nước đế quốc. * Sự hình thành hai khối quân sự [ Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh 2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh * Nguyên nhân sâu xa: + Sự phát triển không đều của các nước đế quốc mâu thuẫn giữa các đế quốc gay gắt. + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau. * Trực tiếp: + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau. + Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi) 3. Sơ kết Tiết 1 : 3 phút - Giáo viên nhấn mạnh quan hệ quốc tế trước chiến tranh. - Nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. 4. Hướng dẫn tự học : 3 phút - Trả lời được các câu hỏi SGK, hướng dẫn học sinh lập niên biểu diễn biến chiến tranh. Thời gian Diễn biến Kết quả 28/7/1914 Áo Hung tuyên chién với Xéc Bi 1/8/1914... ... ... - Xem trước phần còn lại - Lưu ý về mục đích của Mĩ khi tham gia vào chiến tranh, chủ trương của Lê-nin và đảng Bôn-sê-vich, kết cục của chiến tranh. Tiết 2( Tiết 32 ) II. DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT (1914-1918) 1. Ổn định lớp : 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ : 9 phút + CHO HỌC SINH TRÌNH BÀY SƠ LƯỢC DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH Bảng niên biểu các em đã chuẩn bị ở nhà Thời gian Diễn biến Kết quả 28/7/1914 Áo- Hung tuyên chién với Xéc Bi Chiến tranh thế giói thứ nhất bùng nổ 1/8/1914 Đức tuyên chién với Nga 3/8/1914 Đức tuyên chién với Pháp 4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức + Giáo viên giúp học sinh chỉnh sửa bản niên biểu 3. Bài mới: 30 phút DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH Thời gian Hoạt động của thầy và trò Kiến thức học sinh cần nắm 9 phút 13 phút 8 phút Hoạt động 1: Cá nhân - Giáo viên : trình bày trên lược đồ sau đó hướng dẫn học sinh căn cứ vào nội dung sách giáo khoa lập niên biểu về diễn biến cuộc chiến ( như đã hướng dẫn trên). - Tại sao chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh xâm lược và phi nghĩa ? - Từ diễn biến của cuộc chiến tranh em hãy rút ra những đặc điểm của giai đoạn thứ nhất? GV : Cho học sinh đọc SGK về hậu quả chiến tranh giai đoạn I suy nghĩ, gọi vài học sinh trả lời câu hỏi trên. Hoạt động 2: Theo nhóm và cá nhân Giáo viên nêu vấn đề: - Vì sao lúc đầu Mĩ lại không tham gia chiến tranh nhưng trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến Mĩ lại tham gia? - Lê-nin và đảng Bôn-sê-vich đã có những chủ trương như thế nào đối với cuộc chiến? - Giáo viên chia học sinh làm 2 nhóm và đưa yêu cầu: + Nhóm 1: Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm mục đích gì? + Nhóm 2: Chủ trương của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích trong thời kì này ? Tác động của chủ trương đó đối với cuộc chiến? * Học sinh trình bày, cho học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý. Thời gian Sự kiện + 7/1918 - Mĩ đổ bộ vào châu Âu + 18/7/1918 - Anh-Pháp bắt đầu phản công + 29/9/1918 - Bun-ga-ri đầu hàng + 30/10/1918 - Thổ Nhĩ Kì đầu hàng + 2/11/1918 - Áo-Hung đầu hàng + 3/10/1918 - Chính phủ mới ở Đức thành lập + 9 /11/1918 - Cách mạng Đức bùng nổ, Vin hem II bỏ chạy sang Hà Lan + 11/11/1918 - Đức đầu hàng không điều kiện Hoạt động 2: Cá nhân - Giáo viên trình bày trên lược đồ sau đó hướng dẫn học sinh căn cứ vào nội dung sách giáo khoa lập niên biểu về diễn biến cuộc chiến theo 2 cột (thời gian và sự kiện). - Từ diễn biến của cuộc chiến tranh trong giai đoạn II em hãy rút ra những đặc điểm nổi bật? Cho học sinh suy nghĩ, gọi 1 học sinh trả lời em khác bổ sung và giáo viên chốt ý. Hoạt động 3: Theo nhóm - Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm và đưa yêu cầu: + Nhóm 1: Những hậu quả mà cuộc chiến tranh để lại cho nhân loại?Biện pháp ngăn ngừa chiến tranh ngày nay? + Nhóm 2: Vì sao Mĩ trở nên giàu có sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Tại sao các nước khác không có được? + Nhóm 3: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi đã tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? + Nhóm 4: Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đối với cách mạng Việt Nam? Thời gian Sự kiện + 7/1918 - Mĩ đổ bộ vào châu Âu + 18/7/1918 - Anh-Pháp bắt đầu phản công + 29/9/1918 - Bun-ga-ri đầu hàng + 30/10/1918 - Thổ Nhĩ Kì đầu hàng + 2/11/1918 - Áo-Hung đầu hàng + 3/10/1918 - Chính phủ mới ở Đức thành lập + 9/11/1918 - Cách mạng Đức bùng nổ, Vin hem II bỏ chạy sang Hà Lan +11/11/1918 - Đức đầu hàng không điều kiện 1. Giai đoạn thứ nhất( 1914-1916) * Chiến tranh bùng nổ + 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát + 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến - Xéc-bi; +1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga. + 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp + 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức. ð Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ * Giai đoạn đầu + Đức thắng Pháp uy hiếp Pa-ri, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt + Nga tấn công Đức ở mặt trận phía Đông, Pháp phản công/ + Tình thế cầm cự trên chiến trường ở mặt trận phía Tây và Đông. + 2-12/1916 trận Véc-đong. [ Đặc điểm nổi bật: + Giai đoạn đầu ưu thế thuộc phe Liên minh + Để lại hậu quả nặng nề đối với nhân dân lao động ở các nước + Phong trào chống chiến tranh lên cao và tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước. =>Giai đoạn I hai bên vào thế cầm cự. 2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918) *Những sự kiện ảnh hưởng chiến tranh + 4/1917, Mĩ tham chiến với phe Hiệp ước: - Chia phần lợi từ cuộc chiến tranh; - Ngăn chặn phong trào CM đang lan rộng. + Chủ trương của Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích : - Thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”  [ 7/11/191, Lên nin và đảng Bôasêvichs Nga đã lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi. - Kêu gọi các nước kí hiệp ước Hoà bình và chấm dứt chiến tranh ; - 3/3/1918, kí Hoà ước Brét-li-tốp với Đức rút nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. * Những trận đánh cuối cùng GIAI ĐOẠN II CỦA CUỘC CHIẾN TRANH [ Đặc điểm nổi bật: + Mĩ nhảy vào cuộc chiến. + Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước. + Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ tác động tích cực đến chiến tranh. + Phe Liên minh thất bại. III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Ø Để lại hậu quả nặng nề về người và của + 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương . + Nhiều làng mạc, thành phố, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. + Chi phí cuộc chiến lên đến 85 tỉ USD * Mĩ được hưởng lợi lớn, nhiều nước tư bản trở thành con nợ của Mĩ * Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại. Ø Qui mô: + Lúc đầu có 5 cường quốc châu Âu và về sau lôi kéo 38 nước đế quốc và nhiều nước thuộc địa tham gia . + Chiến trường nổ ra ở nhiều nơi ở lục địa, biển và Đại Dương – Chiến trường chính vẫn là ở châu Âu. Ø Tính chất: Phi nghĩa - Chiến tranh giành dật thuộc địa ( Trừ Xéc Bi) 3. Sơ kết bài học : 3 phút - Giáo viên nhấn mạnh về mục đích mà Mĩ trực tiếp tham chiến, những tác động của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với cuộc chiến - Kết cục của chiến tranh. 4. Hướng dẫn tự học : 2 phút - Trả lời được các câu hỏi cuối mục, cuối bài. - Lập niên biểu của chiến tranh thế giới thứ nhất ( theo mẫu) Thời gian Chiến sự Kết quả 1914 1915 11/11/1918 - Xem trước bài 22 - Lưu ý về nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại.

File đính kèm:

  • docBai 21 Chien tranh the gioi thu nhat.doc
Giáo án liên quan