Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương 1: Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ 19 - Nguyễn Thu Thuỷ

“Khủng hoảng, suy yếu”: chế độ vào giai đoạn suy sụp về nhiều mặt: chính quyền trung ương đã bạc nhược, không còn đủ khả năng cai trị đất nước; giai cấp thống trị sa đọa, thối nát; kinh tế nông nghiệp đình trệ, công thương bị kìm hãm, nông dân đói kém triền miên phải bỏ làng mạc, ruộng đồng đi phiêu tán, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào KN diễn ra khắp mọi nơi chống chính quyền.

 Chính sách “bế quan tỏa cảng”: c/s của triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX thực hiện không giao du, buôn bán, quan hệ, trao đổi với nước ngoài, nhất là người phương Tây.

 

docx17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương 1: Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ 19 - Nguyễn Thu Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. Vì vậy, sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nã đại bác lên bờ, rồi cho quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân, dân xây dựng phòng tuyến liên trù dài 3km để chặn giặc ngay tại cửa biển. Nhân dân còn dùng cột tre thùng gỗ đựng đầy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiến địch. Nhân dân vùng ven biển kiên cường chống trả quân xâm lược, khiến địch thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh. Tây Ban Nha nản trí bỏ cuộc. Pháp phải thay đổi kế hoạch. Tháng 2/1859 quay mũi tấn công vào Gia Định để thực hiện âm mưu mới “chinh phục từng gói nhỏ”. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm: Tìm hiểu về chiến sự ở Gia Định (Nhóm 2 trình bày). - Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì? Giáo viên giới thiệu trên lược đồ vị trí Gia Định: xa kinh đô Huế, xa cả Trung Quốc, là vựa lúa lớn, gần Campuchia có thể tiến sang Campuchia bằng đường sông Cửu Long. - Học sinh quan sát lược đồ, suy nghĩ trả lời: + Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh. + Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế. + Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình. + Đánh sang Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực Mê Kông. - Giáo viên bổ sung: Người Pháp nhận xét: “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Xingapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên. Vì tất cả những lý do trên Pháp quyết định đánh Gia Định. Ngày 2/2/1859 quân Pháp với 2000 quân và 8 tàu chiến, lợi dụng mùa gió bấc kéo vào Gia Định, ngày 10/2/1859 đến Vũng Tàu. Ngày 15/2/1859 quân Pháp tiến sát thành Gia Định. Ngày 17/2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định, đến trưa quân Pháp chiếm được thành, quan quân triều đình tan rã nhanh chóng. Mặc dù quân đội triều đình tan rã nhanh chóng, song các đội dân binh lại chiến đấu dũng cảm, đêm ngày phục kích, giết chỉ huy giặc, bao vây địch, tổ chức đánh đắm tàu chiến giặc trên sông Sài Gòn, khiến quân Pháp ngày càng lúng túng, chiếm được thành Gia Định nhưng không sao làm chủ được. Vì vậy quân Pháp đã dùng thuốc nổ phá thành Gia Định (ngày 8/3/1859), đốt trụi kho lúa gạo và rút quân xuống các tàu chiến. Sang đầu năm 1860 quân Pháp sa lầy ở các chiến trường Trung Quốc và Xiri nên không thể tiếp viện cho chiến trường Việt Nam. Vì vậy quân Pháp ở Gia Định gặp nhiều khó khăn, lực lượng rất mỏng có khoảng 1000 tên lại phải trải ra trên một tuyến dài tới 10km. Đây là cơ hội tốt để quân ta đánh bật quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Nhưng từ tháng 3/1860 Nguyễn Tri Phương được cử ra làm chỉ huy mặt trận Gia Định đã bỏ lỡ cơ hội đó. Ông chỉ lo phòng thủ, huy động quân dân xây dựng một phòng tuyến kiên cố bao gồm một hệ thống đồn luỹ dài 16km ở phía Tây thành Gia Định. Hệ thống này lấy đại đồn Chí Hòa làm trung tâm. Với 12.000 quân và 150 khẩu đại bác, nhưng không chủ động tấn công giặc mà nằm im chờ giặc tới. Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng trong tuyến phòng thủ của địch (tháng 7/1860). - HS lắng nghe. - Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định? - Học sinh trả lời: - Giáo viên nhận xét, bổ sung: ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến. - HS lắng nghe, ghi bài. Hoạt động 4: Hoạt động nhóm: Tìm hiểu về chiến sự ở miền Đồng Nam Kì (Nhóm 3 trình bày). - Giáo viên nêu câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông Nam Kỳ (1861 - 1862) có thắng lợi tiêu biểu nào? - Học sinh trả lời: Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-pê-răng của địch trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. - Giáo viên cung cấp cho học sinh hiểu thêm về Nguyễn Trung Trực, tên thật là Nguyễn Văn Lịch - người phủ Tân An - Định Tường (nay thuộc Long An) thông hiểu chữ Hán, vừa làm nghề nông vừa chài lưới. Ngay khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông đã cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạm hy vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862. Ông đã cùng 1 toán nghĩa quân dụ giặc lên bờ rồi cầm đầu 5 chiếc thuyền áp tới khiến bọn giặc trên tàu không kịp trở tay, bị tiêu diệt hầu hết. Sau trận đó ông được triều đình phong chức Quân Cơ, coi giữ vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận: “đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”. Năm 1867 triều đình phong cho ông chức Lãnh Binh, rồi điều ông ra miền Trung nhưng ông đã chống lệnh, lập căn cứ ở Hòn Chông. Rạng sáng ngày 16/6/1868 ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó. Tháng 9/1868 ông bị giặc bắt, dụ dỗ nhưng ông cương quyết không đầu hàng, ông đã nói một câu nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”. Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá. - Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất: là phần giảm tải nên GV yêu cầu HS về xem trong SGK. - Giáo viên có thể tóm tắt: Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông, Pháp gặp khó khăn do những cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khiến chúng chưa thể bình định ngay miền Đông. Giữa lúc đó triều Nguyễn lại chủ động “nghị hòa” làm cho thực dân Pháp ngạc nhiên và cảm thấy may mắn vì “Pháp đang phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký hòa ước”. Tháng 5/1862 vua Tự Đức sai quân sang thông báo cho phía Pháp, đề nghị “giảng hòa” và cử một phái bộ do Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp dẫn đầu vào Sài Gòn ngày 28/5/1862 đến Gia Định vào ngày 3/6/1862 đến ngày 5/6/1862 đã ký kết hiệp ước. Chỉ sau hơn một ngày thương thuyết, nhà Nguyễn đã chấp nhận ký những điều khoản nặng nề. Theo như điều ước đã ký kết, triều đình đã ra lệnh bãi binh, tạo cơ sở cho địch đàn áp nghĩa quân. Từ đây phong trào kháng chiến của nhân dân ta gặp khó khăn hơn trước, nghĩa quân phải đơn độc đối phó với địch. - Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Từ sau năm 1862 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Đông Nam Kỳ có sự kiện tiêu biểu nào? Trình bày tóm tắt diễn biến của sự kiện đó. - Học sinh trả lời: Sau khi 3 tỉnh miền Đông bị triều đình cắt cho Pháp - nhân dân tiếp tục chống Pháp, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trương Định... - Giáo viên nhận xét bổ sung thêm: Trương Định là con của Trương Cầm (Võ Quan cấp thấp của triều Nguyễn) quê ở Quảng Ngãi, lớn lên theo gia đình lập nghiệp ở Tân An (Long An ngày nay). Ông là người thông minh, cương nghị, thông binh thư và giỏi võ nghệ. Vì có công chiêu mộ dân khai hoang lập ấp nên ông được triều đình cử làm Quản Cơ đồn điền (Quản Định). Pháp chiếm thành Gia Định ông đã chiêu mộ nông dân đồn điền theo giúp quân triều đình đánh Pháp. Khi đại đồn Chí Hòa thất thủ ông về Gò Công chiêu mộ nghĩa binh xây dựng căn cứ quyết tâm chiến đấu lâu dài với Pháp. Năm 1862 do việc nghị hòa triều đình buộc ông giải binh và điều ông về làm lãnh binh ở An Giang. Lúc đầu vì lòng tôn quân ông không có ý cưỡng mệnh triều đình. Nhưng nhân dân và nghĩa quân giữ ông lại. Họ kéo nhau đứng trước ngựa của ông, nhất trí tôn ông làm “Bình Tây Đại nguyên soái”, ông vui vẻ nhận chức nhân dân phong tặng, nhận nhiệm vụ nhân dân giao phó, quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùng. Pháp 4 lần gửi thư dụ hàng ông đều cự tuyệt và kiên quyết chống Pháp. Triều đình cách chức, địch tìm mọi cách giết hại, song ông không hề nao núng vẫn tiếp tục kháng chiến. Hoạt động 5: Hoạt động nhóm : Tìm hiểu về chiến sự ở miền Tây Nam Kì (Nhóm 4 trình bày). - Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân miền Tây có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? - Học sinh trả lời: Khi Pháp mở rộng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhân dân miền Tây anh dũng đứng lên kháng chiến sôi nổi, bền bỉ, tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. - Giáo viên nhận xét sau đó tiếp tục đặt câu hỏi. Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ có điểm gì mới? - Học sinh suy nghĩ trả lời: - Giáo viên nhận xét, kết luận: Từ sau năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính chất độc lập với triều đình, vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến. - Giáo viên đặt tiếp câu hỏi: Em hãy so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 - 1873. - Học sinh dựa vào những kiến thức vừa học để trả lời. - Giáo viên nhận xét, kết luận: + Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp (chủ động “nghị hòa” vận động chuộc đất), bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. + Trái ngược với thái độ bạc nhược của triều đình nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. IV. Củng cố, dặn dò -Củng cố: - Những cuộc kháng chiến tiêu biểu của nhân dân ta từ 1858 - 1873. - Dặn dò: Học sinh học bài cũ, xem trước bài mới. Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.

File đính kèm:

  • docxBai 19 cua H20.docx
Giáo án liên quan