Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyên đầu hàng - Mai Quang Vinh

 “ Như ở bài 19 các em đã biết, sau 10 năm tiến hành xâm lược (1858 – 1867) thực dân Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam kì. Buộc triều đình Nhà Nguyễn phải kí hiệp ước Nhâm tuất 1862, với việc làm đó triều đình đã thể hiện sự bạc nhược và bước đầu đầu hàng. Ngược lại, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh chóng Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra với khẩu hiệu “ Phen này nguyện đánh cả triều lân Tây” .

Còn về phía Pháp thì chúng muốn thôn tính cả nước Việt Nam để tiến ành khai thác thuộc địa. Với ý đồ đó nên thực dân Pháp đã tiếp tục ráo riết chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì và Trung Kì, vậy âm mưu và quá trình thực dân Pháp tấn công ra Bắc Kì ra sao ? nhân dân Bắc Kì và Trung Kì chống Pháp như thế nào ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.”

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyên đầu hàng - Mai Quang Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước khi thực dân Pháp xâm lược. Sau khi thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam kì 1867 tình hình nước ta đã khủng hoảng suy yếu về nhiều mặt như trong ngoại giao vẫn duy trì chính sách ngọa giao bảo thủ “ bế quan tỏa cảng” với bên ngoài, điều đó đã làm cho nề kinh tế Việt Nam ngày càng trỏ nên sa sút , tiêu điều chậm phát triển. xã hội luôn bất ổn vì quần chúng nhân dân bất bình với triều đình , thường xuyên đấu tranh. Bên ngoài thì bọn thổ phỉ miền núi, hải phỉ ngoài biển hoành hành làm cho xã hội ngày càng rối loạn. trong tình hình đất nước gặp khó khăn đó đã có một số sĩ phu yêu nước tiến bộ có điều kiện đi ra nước ngoài nhìn thấy sự lạc hậu của nước ta so với các nước tiến bộ khác nên đã có đề nghị canh tân , cải cách đất nước, nhưng triều đình nhà Nguyên lại từ chối những đề nghị cải cách đó, nếu có thực hiện thì cũng qua loa đại khái đảy nước ta vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, thế nước ngày một suy yếu. đất nước rơi vào tay giặc là không thể tránh khỏi. Vậy quá trình thực dân Pháp đánh chiếm nước ta diễn ra như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phần 2 Hoạt động 2 :( 10p) tìm hiểu quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. GV: đặt câu hỏi Câu 1: để đánh chiếm Bắc Kì thực dân Pháp đã có những âm mưu và thủ đoạn nhu thế nào? HS: trả lời GV : nghe, giảng, ghi bảng. Giới thiệu đôi nét về nhân vật Đuy-puy, “vụ Đuy-Puy”. GV: thông báo kiến thức. Trước tình hình đó nhà Nguyễn không dám hành động cứng rắn vì sợ làm mất lòng người Pháp , ảnh hưởng đến việc xin chuộc lại phần đất đã bị mất ở Nam kì. Điều đó cho thấy triều đình vẫn rất ảo tưởng về lòng tốt của thực dân Pháp. Và sai lầm lớn nhất của trieuef đình nhà Nguyễn là đã yêu cầu nhà cầm quyền Pháp ở Nam kì đem quân ra giải quyết vụ Đuy- Puy. Đúng như kế hoạch chúng đã vạch ra, nhân cơ hội đó chúng đã kéo quân ra Bắc, bên ngoài là để giải quyết vụ Đuy-Puy, nhưng thực chất là để can thiệp sâu vào Bắc Kì. Câu 2: vậy tiến trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì diễn ra như thế nào? HS: trả lời. GV: chố ý, ghi bảng. Vậy trước sự xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, nhân dân Bắc kì đã kháng chiến như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phần 3. Hoạt động 3: (15p) tìm hiểu cuộc kháng chiến ở Bắc Kì trong nhưng năm 1873 – 1874. - GV: đặt câu hỏi Câu 3: khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì , triều đình nhà Nguyễn đã có đối sách ra sao? HS: trả lời GV: chốt ý Giới thiệu về Thành Ô Quan, nhân vật Nguyễn Tri Phương. Hình 54: Hình Cửa Ô Quan Chưởng ( Hà Nội) thế kỉ XIX trong sách SGK là điểm diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt, anh dũng của nhân dân Hà Nội với thực dân Pháp. Đây là 1 trong 21 cửa ô còn sót lại tại thành Thăng Long cũ.Thành đực xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 ( 1749) nằm ở phái đông thành Thăng Long cũ. Khi quân Pháp đánh qua cửa Ô Thanh Hà thi thì viên quan Chưởng cowvaf một đội quân 100 người đã chiến đấu quyết liệt với giặc, làm cho quân Pháp thiệt hị khá nặng, nhưng do lực lượng, vũ khí quân ta yếu hơn địch, nên ta đã bị thua. Viên Chưởng cơ cùng 100 binh sĩ triều đình đã hi sinh anh dũng, để tỏ lòng ngưỡng mộ vị Chưởng cơ anh dũng, nhân dân đã đổi tên thành Cửa Ô Quan Chưởng. đến nay Cửa Ô Quan Chưởng năm tren Phố Ô Quan- đầu phố hàng chiếu( thuộc quận Hoàn Kiếm) vẫn tồn tại như một minh chứng lịch sử của người dân Hà Nội. Hình 55 (SGK) Nguyễn Tri Phương ( 1800- 1873) Bức chân dung của Nguyễn Tri Phương trong SGK ở tư thế ngồi với trang phục quan lại của triều Nguyễn.ông có khuôn mặt vuông hình chữ điền, toát lên vẻ cương nghị và chính trực. tên thật là Nguyễn Văn Chương, tự là Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên sinh ngày 21/7/1800 trong một gia đình nhà nông, tại một làng quê ở Thừa Thiên Huế. Ông là người trung trực, tận tụy vf công việc nên được Vua Minh Mạng giao cho nhiều trọng trách. Khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược nước ta, ông đã được triều đình cử làm tổng chỉ huy ở thành Quảng Nam, trực tiếp lãnh đạo quân dân chiến đấu dũng cảm, làm thất bại âm mưu” đánh nhanh thắng nhanh” của địch. Năm 1872 ông được điều về giữ chức Tuyên sát đổng Sứ đại thần, thay mắt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kì. Đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20/11/1873 quân Gác-ni-ê đánh úp thành Hà Nội , Nguyễn Tri Phương thân chinh,chỉ huy quân sĩ chiến đấu. trận chiến diễn ra quyết liệt, con trai ông là phò mã Nguyễn Lâm hi sinh, ông bị thương và bị bắt, ông đã từ chối chữa chạy, và tuyệt thực cho đến lúc chết. thọ 73 tuổi. tấm gương vì nước quên mình của ông được nhân dân khâm phục kính trọng và được thờ trong đền Trung Liệt cùng với Hoàng Diệu. Câu 3: vậy khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì thì quần chúng nhân dân đã chiến đấu như thế nào? HS: trả lời GV: nghe, hướng dẫn học sinh ghi bài. - GV: khái quát về trận Cầu Giấy, giải thích tại sao nói triều đình Huế đã bỏ qua cơ hội đánh địch. Thừa lúc Gác-ni-ê đem quân đánh Nam Định, việc canh phòng ở Hà Nội sơ hở, Hoàng Tá Viên chỉ huy quân phối hợp với đội quân Cờ đen của Của Lưu Vĩnh Phúc bao vây địch, nghe tin đó Gác-ni-ê phải đem quân trở về. 21/12/1873 quân Lưu Vĩnh Phúc tiến sát thành HÀ Nội khiêu chiến, dụ quân của Gác-ni-ê đuổi theo vào vùng phục kích ở khu vực Cầu Giấy, quân ta bất ngờ phản công, toán quân Pháp trong đó có Gác-ni-ê đã tử trận. chiến thắng Cầu Giấy đã làm cho quân ta vô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên giành thắng lợi lớn hơn. Ngược lại quân Pháp hoang mạng, hoảng loạn muốn tháo chạy khỏi Bắc Kì, đây chính là thời cơ tốt cho quân triều đình phối hợp với nhân dân phản công, giành lại đất đai đã mất.nhưng triều đình nhà Nguyễn lại không nhận thấy điều đó, vẫn nuôi ảo tưởng về con đường đàm phán mong Phấp trả lại đất. vì vậy khi Pháp đặt vấn đề thương lượng triều đình đã đồng ý và chấp nhận kí hiệp ước Giáp Tuất. với bản Hiệp Ước 1874 Việt Nam đã mất một phần quan trọng về chủ quyền và về nội trị: mất toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì, chấp nhận mở một số cảng biển ở Bắc, Trung kì, cho Pháp tự do đi lại, buôn bán, ngoại giao bị ràng buộc.. việc làm của triều đình đã dẫy lên Phong trào chống phong kiến với khí thế mạnh mẽ “ phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” tiêu biểu như khởi nghĩa của Đặng Như Mai, trần Tấn Hoạt động 4: (10p) Tìm hiểu quá trình thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến của quần chúng nhân dân ở Bắc kì và Trung kì trong những năm 1882 – 1884. GV: đặt câu hỏi Câu 4: thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào? HS: trả lời GV: giảng, chốt ý Để kiếm cớ đánh thành Hà Nội chúng vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1873 đó là vẫn tổ chức cấm đạo, giết gióa sĩ, giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến chúng. Nên chúng đã cấp tốc đem quân ra Bắc.mờ sáng 24/3/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư, yêu cầu Hoàng Diệu hạ khí giới và giao nộp thành. Không đợi trả lời quân Pháp đã tấn công thành lần thứ hai. Thừa thắng chúng mở rộng đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định. Khai thác bức hình 56 (SGK) “ quân Pháp chiếm thành Hà Nội, xây dựng lô cốt trên Điện Kính Thiên.” Hình 56 trong SGK mô phỏng cảnh thực dân Pháp đang đứng trên lô cốt vừa được xây dựng trên Điện Kính Thiên, nơi tôn kính trong hoàng cung Hà Nội. Điện được xây dựng từ năm 1203 ở chính giữa hoàng thành Thăng Long. Việc xây dựng ngay lô cốt trên Điện Kính Thiên thể hiện hành động xâm phạm thô bạo đến nền độc lập chủ quyền dân tộc ta của thực dân Pháp. Thể hiện sự tàn bạo của kẻ xâm lược. Vậy trước sự xâm lược của thực dân Pháp , cuộc kháng chiến của triều đình và quần chúng nân dân diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong phần 2. Câu 5: Nêu thái độ của quan quân triều đình nhà Nguyễn và quần chúng nhân dân khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai? HS: trả lời GV: chốt ý, ghi bảng. Giới thiệu về Tổng đốc Hoàng Diệu. Chân dung Hoàng Diệu trong sgk là hình ảnh được chụp lại từ Bảo Tàng cách mạng Việt Nam, ông có vóc dáng to khỏe, khuôn mặt đầy đặn, mắt to, sáng,toát lên vẻ cương nghị. Mũ áo ông mặc chính là trang phục quan lại triều Nguyễn. trong suốt cuộc đời làm quan, ông nổi tiếng là người thanh liêm chính trực, hết lòng vì dân vì nước. Năm 1880 ông được cử lmf tổng đốc Hà-Ninh. Khi thành Hà Nội bị uy hiếp thực dan Pháp bắt giao nộp thành, nhưng ông không hề nao núng mà vẫn ra lệnh cho đội quân chuẩn bị chiến đấu .Trận chiến đang diễn ra quyết liệt dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu, do có nội phản kho thuốc súng bị cháy, khiến cho quân lính dối loạn. giặc Pháp tràn vào thành. Trong thế cùng Hoàng Diệu đã dùng máu viết Di biểu, gửi lên triều đình rồi thắt cỏ tự tử ở Võ Miếu ( chân Cột Cờ ngày nay) để giữ chọn khí tiết. Khai thác tranh (hình 58) SGK. Hình trong sgk là là bức trnh vẽ minh họa cuộc chiến giữa quân Pháp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tai trận Cầu Giấy lần thứ hai. Nổi bật trong bức tranh là hình ảnh ba viễn sĩ quan Pháp đang cố gắng điều chỉnh đại bác để chống lại quân cờ đen, trong khi quân lính hoảng sợ bỏ chạy toán loạn, nhiều tên bị quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc dùng mũi thương dài đâm chết. như vậy mặc dù quân Pháp có vũ khí hiện đại( đại bác, súng trường) còn quân Cờ đen chỉ có vũ khí thô sơ ( giáo, mác, thương ) nhưng do bị tấn công bất ngờ, lại còn có sự phối hợp chặt chẽ của quân Hoàng Tá Viên quân triều đình nên Pháp đã bị tiêu diệt nhanh chóng. Chiến thắng trận Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện quyết tâm đánh giặc của nhân dân tavaf khả năng bảo vệ thành Hà Nội nếu có sụ đoàn kết của quân và dân một lòng. Hoạt động 5: (8p)Tìm hiểu hiệp ước 1883 và hiệp ước 1884. hậu quả của hai bản hiệp ước. -GV: đặt câu hỏi Câu 6: hoàn cảnh kí kết hiệp ước 1883và hiệp ước 1884? HS: trả lời. GV: khái quát nội dung hai bản hiệp ước Đặt câu hỏi Vậy em có nhận xé gì về chủ quyền Việt Nam sau khi Nhà Nguyễn kí với Pháp hai bản Hiệp Ước. V) CỦNG CỐ DẶN DÒ. - Tổ chức cho học sinh nắm kiến thức ngay tại lớp. - Nhấn mạnh thời giân 1873, 1883 và các nhân vật Ri-vi-e, Hoàng Diệu, hawcsmang, Hoàng Tá Viên,. - Câu hỏi bài tập cuối bài ( SGK) trang123. - Dặn dò học sinh. Nhận xét của giáo viên . Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th. Mai Quang Vinh Bế Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docbai 20.doc
Giáo án liên quan