III . Điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng: (1 điểm)
( Từ gợi ý: Lấn chiếm, đục khoét nhân dân, thương yêu con người, suy sụp, sinh hoạt thường ngày,, quanh năm hội hè, tình đoàn kết, cái bóng mờ, bãi bỏ thuế ).
“ Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài . Vua Lê chỉ là . trong cung cấm. Phủ chúa thì , yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, ”
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển? (2 điểm)
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. (3 điểm)
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ (1428 – 1527). (2 điểm)
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 30 - Tiết 59: Đề kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
LỚP: 7. MÔN: LỊCH SỬ 7
HỌ TÊN: TUẦN 30 - TIẾT 59
Điểm
ĐỀ:
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau: (1 điểm)
Câu 1: Nhà Minh tiến quân xâm lược nước ta vào thời gian nào?
a. Năm 1306. b. Năm 1406. c. Năm 1506. d. Năm 1606.
Câu 2: Tháng 6 năm 1407, ai bị bắt trong cuộc xâm lược của quân Minh?
a. Trần Quý Khoáng. b. Trần Ngỗi. c. Hồ Quý Ly. d. Vũ Văn Nhậm.
Câu 3: Anh hùng dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn là ai?
a. Lê Chân. b. Lê Lai. c. Lê Lợi. d. Lê Ngân.
Câu 4: Thời vua Lê Thánh Tông ban hành bộ luật nào?
a. Luật Hình Thư. b. Luật Gia Long. c. Luật Quốc triều. d. Luật Hồng Đức.
II. Nối cột A với cột B vào ô kết quả sao cho phù hợp với các nội dung sau: (1 điểm)
A (Thời gian)
B (Sự kiện)
Kết quả
1. Năm 1771
2. 9 - 1773
3. Năm 1777
4. Năm 1785
a. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn.
b. Nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
c. Chiến thắng trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
d. Nghĩa quân Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn
e. Ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa.
1
2
3
4
III . Điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng: (1 điểm)
( Từ gợi ý: Lấn chiếm, đục khoét nhân dân, thương yêu con người, suy sụp, sinh hoạt thường ngày,, quanh năm hội hè, tình đoàn kết, cái bóng mờ, bãi bỏ thuế ).
“ Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài . Vua Lê chỉ là . trong cung cấm. Phủ chúa thì , yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, ”
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển? (2 điểm)
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. (3 điểm)
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ (1428 – 1527). (2 điểm)
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
....................................................................
............................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN - LỊCH SỬ 7 - TIẾT 59
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
I. Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau: (1 điểm)
b
c
c
d
II. Nối cột A với cột B vào ô kết quả sao cho phù hợp: (1 điểm)
e
a
d
b
III . Điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng: (1 điểm)
.. suy sụp .. cái bóng mờ .. quanh năm hội hè .. đục khoét nhân dân.
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển:
- Vì ở Đàng Trong các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng. (1 đ)
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (1 đ)
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
* Nguyên nhân thắng lợi: (1,5 đ)
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, Quang Trung là vị anh hùng dân tộc vĩ đại.
* Ý nghĩa lịch sử: (1,5 đ)
- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của quân xâm lược Xiêm – Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng các chế độ quân chủ phương Bắc.
Câu 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ (1428 – 1527) (2 đ)
+ Trung ương: + Địa phương:
13 đạo thừa tuyên
Phủ
Châu, huyện
Xã
Vua
Các quan đại thần
6 bộ
Các cơ quan chuyên môn
File đính kèm:
- De KT 1 tiet KII 13 14.doc