Hoạt động 1
- Khẳng định: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
? Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền của ai?
- Giảng: thực tế ruộng đất do nông dân canh tác. Hằng năm, nhân dân các địa phương theo tục lệ chia ruộng đất để cày cấy và nộp thuế cho vua. Tuy nhiên, trong xã hội thời Lý, sự phân hoá ruộng đất diển ra khá mạnh. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế
42 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra:
IV.Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết: 34
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Ngày soạn:
Ngày dạy : Tiết: 35
Bài 17
ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
I/ Mục tiêu.
1/Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần, Hồ.
2/Tư tưởng:
-Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3/Kĩ năng:
-Sử dụng lược đồ.
-Lập bảng thống kê, phên tích tranh ảnh.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ, lược đồ kháng chiến chống Tống,
- HS: soạn bài và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly?
- Tác dụng của những cải cách đó?
3/ Bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Dưới thời Lý - Trần nhân dân ta đối đầu với cuộc xâm lược nào?
-Sử dụng bảng phụ thống kê các cuộc kháng chiến và gọi từng HS lên hoàn thành.
? Thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần
? Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào?
? Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất? Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu.
? Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc?
? Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến?
-Lý: 1077=>Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.
-Trần:
+1258 => Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ.
+1285 => Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai.
+1288 => Chiến thắng quân Nguyên lần ba.
-HS: Kháng chiến chống Tống: tháng 10/1075 đến tháng 3/1077
- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất: đầu tháng 1/1258 – 29/1/1528.
- Kháng chiến chống quân Nguyên lần 2: 1/1285 – 6/1285.
- Chống quân Nguyên lần thứ 3: 12/1287 – 4/1288
-HS: Kháng chiến chống Tống:
+ Đường lối chung: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta.
+ Giai đoạn 1: “ tiến công để tự vệ”
+ Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt, không cho giặc tiến vào Thăng Long, tìm cách phản công tiêu hao lực lượng địch.
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên.
+ Đường lối chung: thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”, tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long.
+ Lần thứ nhất: nhân dân rút khỏi thành, quân Mông Cổ thiếu lực lượng trầm trọng, quân nhà Trần phản công mạnh vào Thăng Long.
+ Lần thứ hai: làm tiêu hao sinh lực địch rồi tổ chức phản công, đánh giặc ở nhiều nơi và tiến vào giải phóng Thăng Long.
+ Lần thứ ba: chủ động mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương, mở cuộc phản công tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đản, hoàng tử Hoằng Chân.
- Thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn
Vai trò:
- Tập họp quần chúng nhân dân, đoàn kết chống giặc.
- Chỉ huy nghĩa quân tài tình, sáng suốt.
- Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi
- Kháng chiến chống Mông – Nguyên: dân nhân theo lệnh triều đình thực hiện “ vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.
- HS trình bày như SGK.
Gv chốt lại:
- Các tầng lớp nhân đoàn kết, chiến đấu anh dũng.
- Sự đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu với đường lối chiến lượt, chiến thuật đúng đắn, kịp thời, sáng tạo.
? Dưới thời Lý - Trần nhân dân ta đối đầu với cuộc xâm lược nào?
-Lý: 1077=>Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.
-Trần:
+1258 => Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ.
+1285 => Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai.
+1288 => Chiến thắng quân Nguyên lần ba.
? Thời gian bắt đầu và kết thúc của các cuộc chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần
? Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến thể hiện như thế nào?
- Đường lối chống giặc:
+ Kháng chiến chống Tống: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách của ta.
+ Kháng chiến chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”
? Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất? Công lao đóng góp của các vị anh hùng tiêu biểu.
- Tấm gương tiêu biểu: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn
? Em có nhận xét gì về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc?
? Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến?
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sư ủng hộ của nnhân dân.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh.
4/ Củng cố:
- Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1009 - 1407?
- Những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ XI; thế kỉ XIII?
- Dựa vào đâu có thể nhận định: thời Lý - Trần dân tộc ta xây dựng được nền văn minh rực rỡ, gọi là văn minh Đại Việt?
- Theo em, trách nhiệm của chúng ta đối với những thành quả mà ông cha ta đã làm là gì?
5/ Dặn dò:
Học bài, hướng dẫn học sinh làm phần bài tập ở nhà => Xem bài 18
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy : Tiết 36
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Hệ thống kiến thức đã học ở chương III.
2. Kỹ năng:
Kỹ năng sử dụng bản đồ, kiến thức, lịch sử đã học để làm bài tập.
3. Tư tưởng:
Niềm tự hào truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc lòng căm thù giặc sâu sắc.
II/ Chuẩn bị.
- GV: hệ thống bài tập.
- HS: xem lại các bài đã học.
III/ Tiến trình dạy - học.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược?
- Nêu các chính sách cai trị của quân Minh đối với nước ta?
- Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
3/ Bài mới.
HĐGV
HĐHS
Ghi bảng
?Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?
?Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống.
-Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường, Kiệt.
?Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.
?Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
-Trình bày những nết chính của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.
?Giáo dục, văn hóa thời Lý phát triển như thế nào?
?Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Nhá Tống gặp nhiều khó khăn:
+ Ngân khố, tài chính nguy ngập
+ Nội bộ mâu thuẫn.
+ Vùng biên cương phía Bắc nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu .
- Giải quyết tính trạng khủng hoảng trong nước.
-Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm chỉ huy, tổ chức kháng chiến, quân đội được mộ thêm quân và tăng cường cach phòng, luyện tập.
-Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham-pa.
-Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt cho quân “tiến công trước để phòng vệ.
+ Lập phòng tuyến trên S.Như Nguyệt.
+ Chủ động tấn công trước để phòng vệ.
+ Chủ động giảng hoà kết thúc chiến tranh.
*Nguyên nhân:
Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
+HS:
-Tổ chức lễ cày tịnh điền
-Khuyến khích khai khẩn đất hoang
-Làm thuỷ lợi, đắp đê.
-Ban hành luật cấm giết mổ trâu bò.
a.Thủ công nghiệp:
-Phát triển nhiều ngành nghề: Dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện...
-Nghề làm giấy, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, đúc đồng, rèn sắt...đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...
b.Thương nghiệp:
- Hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nước mở mang hơn trước,
- Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất sầm uất.
+HS:
- Năm 1070, nhà lý xây dựng văn miếu và đến 1075 khoa thi đầu tiên được mở.
- Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập.
- Tổ chức thêm các kì thi
- Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.
- Đạo Phật rất phát triển.
- Kiến trúc, điêu khắc, ca nhạc, lễ hộiđều phát triển.
+Nguyên nhân thắng lợi
- Trong 3 lần kháng chiến tất cả nhân dân đều tham gia.
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo.
- Thắng lợi cả 3 lần chống quân Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hy sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Thắng lợi đó không tách rời với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy.
+Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên với các nước khác.
Câu 1
-Nhá Tống gặp nhiều khó khăn....
- Giải quyết tính trạng khủng hoảng trong nước.
Câu 2:
-Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm chỉ huy, tổ chức kháng chiến, quân đội được mộ thêm quân và tăng cường cach phòng, luyện tập.
........
Câu 3:
+ Lập phòng tuyến....
+ Chủ động tấn công ....
+ Chủ động giảng hoà ....
Câu 4:
*Nguyên nhân:
*Ý nghĩa lịch sử:
Câu 5:
Câu 6:
a.Thủ công nghiệp:
b.Thương nghiệp:
Câu 7:
-Năm 1070,...
-Năm 1076,....
-........?
Câu 9:
+Nguyên nhân:........
+Ý nghĩa lịch sử
*Bài tâp 10
?Hãy ghi tiếp những sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian sau.
1010 1054 1070 1258 1/1285 12/1287 4/1288
4/ Củng cố
HS học lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
5/ Dặn dò.
Bám sát SGK, cấu trúc ôn tập => Kiểm tra học kì I.
IV/ Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Su 7 tu 17 363cot.doc