Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 18 đến 32

I/ Mục tiêu bài học

1- Kiến thức:

 • Trình bày âm mưu bành trướng và những thủ đoạn thống trị của nhà Minh • Tường thuật diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và của Trần Quý Khoáng.

2- Kĩ năng:

 • Lược thuật sự kiện lịch sử.

 • Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử.

 3- Thái độ

 • Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.

 • Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, học tập những tấm gương anh dũng, bất khuất.

 II/ Đồ dùng dạy học:

GV : Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.

HS: Đọc bài mới trước

 III/ Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, thảo luận, giải thích

 

doc80 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 18 đến 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách đó? Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta. HOẠT ĐỘNG 2: các chính sách kinh tế thời Nguyễn và tác động tới tình hình chính trị và KT của xã hội VN nửa đầu TK XIX. Tình hình nền kinh tế nông nghiệp đầu TK XIX? Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, đồng ruộng bỏ hoang nên: - Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang (Nguyễn Công Trứ chiêu mộ dân lưu vong phá miền ven biến). - Lập ấp, lập đồn điền. Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào? Tăng thêm diện tích canh tác. Mặc dù diện tích canh tác tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong. Tại sao? Vì: - Ruộng đất còn bỏ hoang nhiều. - Bọn địa chủ, cường hào vẫn cướp ruột đất của nông dân. - Chế độ quân điền không còn tác dụng. Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không? - Đê điều không sửa sang. => Tư tưởng hưởng thụ. Tại sao việc đắp đê lại gặp khó khăn như vậy? - Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến => hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp (như phủ Khoái Châu). GV nhấn mạnh: Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển được. Thủ công đời Nguyễn có những đặc điểm gì? - Lập nhiều xưởng sản xuất. - Ngành khai thác mỏ được mở rộng. - Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển. HS đọc phần in nghiêng. Qua nhận xét đó, em có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu TK XIX? - Thông minh, cần cù, sáng tạo, tay nghề cao. - Bước đầu làm quen với một số thành tựu khoa học kĩ thuật mới ở phương Tây. Mặc dù có nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ công nghiệp không phát triển được? Vì: - Thợi giỏi bị bắt vào các xưởng của nhà nước, mai một tài năng. - Các mỏ khoáng sản khai thác thất thường và sa sút dần. - Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. HS đọc SGK. Em có nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước? - Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ. - Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú. GV hướng dẫn HS quan sát H.64 SGK: Thương cảng Hội An đông vui tấp nập, thuyền bè trên biển như mắc cửi. Gần bờ có những điểm canh quản lí các hoạt động buôn bán ven biển. Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào? - Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. - Hạn chế buôn bán với người phương Tây. GV cho HS tự liên hệ ngày nay GV nhấn mạnh: Mặc dù nền kinh tế có nhiều điều kiện để phát triển nhưng những chính sách phản động đó của nhà Nguyễn đã không đáp ứng được nhu cầu của lịch sử nền kinh tế, xã hội. I Tình hình chính trị và kinh tế 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: - Hành chính: + Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. 1806 lên ngôi Hoàng đế. +Vua trực tiếp điều hành từ trung ương đến địa phương. + Nhà Nguyễn chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). - Luật pháp: Năm 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( Luật Gia Long ). - Quân đội: nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc chiều dài đất nước. - Đối ngoại: thần phục nhà Thanh, không tiếp xúc với người phương Tây. 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn: a. Nông nghiệp: - Chú trọng khai hoang, di dân, lập ấp, đồn điền; đặt lại chế độ quân điền - Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến. b. Thủ công nghiệp: - Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàungành khai mỏ mở rộng, cách khai thác lạc hậu. - Thủ công nghiệp phát triển nhưng phân tán. c. Thương nghiệp: - Nội thương: buôn bán phát triển. - Ngoại thương: nhà nước buôn bán hạn chế nước ngoài. 4- Củng cố: - Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. - Các chính sách kinh tế thời Nguyễn và tác động tới tình hình chính trị và KT của xã hội VN nửa đầu TK XIX 5- Dặn dò: - Học bài, chuẩn bị P.II - Soạn các câu hỏi trong SGK . - Chuẩn bị câu hỏi thảo luận: Nhận xét về các cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát. Những cuộc khởi nghĩa này có gì giống và khác? Rút kinh nghiệm: Tiết: 61 Tuần: 32 NS: ND: Bài 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN (TT) II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN I .MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- Kiến thức: Các cuộc nổi dậy của nhân dân: khởi nghỉa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Cao Bá Quát, mục tiêu, người lãnh đạo, thành phần tham gia, kết quả. 2- Kĩ năng: Xác định trên lược đồ địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn. 3- Thái độ: Hiểu được: triều đại nào để cho dân đói khổ thí tất yếu sẽ có đấu tranh của nhân dân chống lại triều đại đó. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc đấu tranh lớn của nhân dân chống vương triều Nguyễn nửa đầu TK XIX. III PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, so sánh IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhà Nguyễn đã thành lập và củng cố nền thống trị như thế nào? 3. Bài mới: Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến đời sống nhân dân nhân dân. Nhà Nguyễn xoá bỏ những chính sách mới nhằm thiết lập chặt ách thống trị, duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ, lạc hậu, cô lập với thế giới bên ngoài. Những chính sách bảo thủ đó đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào và họ đã phản ứng ra sao? Hoạt động dạy và học Nội dung HOẠT ĐỘNG 1:. Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống nhân dân ta ra sao? Biểu hiện như thế nào? Đời sống nhân dân (nhất là nông dân) ngày càng cực khổ. - Địa chủ hào lí cướp ruộng đất. - Quan lại tham nhũng. - Tô thuế năng nề, dịch bệnh, đói kém. Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về chính quyền hong kiến nhà Nguyễn? HS đọc phần in nghiêng. - Quan lại từ trung ương đến địa phương ra sức đục khoét bốc lột nhân dân. - Xã hội loạn lạc, không còn kỉ cương phép nước. Thái độ nhân dân với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn? Căm phẫn, oán ghét nên họ vùng day đấu tranh. HOẠT ĐỘNG 2: GV chỉ bản đồ các cuộc khởi nghĩa. Các con số là để chỉ theo tên thủ lĩnh. GV giới thiệu ngắn gọn các cuộc khởi nghĩa (thủ lĩnh, nơi hoạt động). Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của các cuộc đấu tranh của nhân dân. Quy mô rộng lớn khắp cả nước từ Bắc chí Nam. Sau đó, GV đi sâu vào 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành? - Người làng Minh Giám (Thái Bình). - Xuất thân nghèo Nguyên nhân nào khiến Phan Bá Vành khởi nghĩa? Nguyên nhân: - Sớm bất bình với giai cấp thống trị. - Năm 1821, nhân một nạn đói lớn ở Nam Định, Thái Bình => ông kêu gọi khởi nghĩa. GV tường thuật cuộc khởi nghĩa, chú ý nhấn mạnh: Nông Văn Vân là ai? Vì sao ông nổi dậy khởi nghĩa? HS trả lời theo SGK. Nhận xét về khởi nghĩa Nông Văn Vân? Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số. Hãy cho biết một vài nét về Lê Văn Khôi? Là một hào ở Cao Bằng nhưng vào Nam khởi nghĩa. Giải thích: Thổ hào là người có thế lực ở địa phương (miền núi) thời phong kiến. Cho biết một vài nét về Cao Bá Quát? - Một nhà thơ lỗi lạc, một nho sĩ yêu nước. - Thông cảm, đau xót nỗi thống khổ của nhân dân, căm ghét chế độ nhà Nguyễn. Thảo luận ( 3’ ): Các cuộc khởi nghĩa trên có gì giống và khác nhau? * Giống: mục tiêu chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Kết quả: đều thất bại. * Khác: - Tính chất: Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân. Khởi nghĩa Nông Văn Vân là khởi nghĩa dân tộc ít người. - Địa bàn hoạt động: + Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát ở đồng bằng. + Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở miền núi. - Người lãnh đạo: + Phan Bá Vành: nông dân. + Nông Văn Vân: dân tộc Tây. + Cao Bá Quát: nho sĩ. Thời gian: cách xa nhau. Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại? - Phong trào nông dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rất phân tán, thiếu sự liên kết lực lực. - Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa. Các cuộc khởi nghĩa trên chứng tỏ điều gì? Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào? - Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ thêm. Mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc. - Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ. *** GDMT:KN dựa váo rừng núi, điều kiện thiên nhiên thuận lợi góp phần chiến thắng cho0 các cuộc KN II. CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN: 1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn: Nguyên nhân: Đời sống nhân dân cực khổ vì địa chủ, hào lý chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng 2. Các cuộc nổi dậy: a. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827): - Phan Bá Vành người làng Minh Giám ( Thái Bình), ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống lại địa chủ quan lại. - Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên. Nhà Nguyễn tốn nhiều công sức mới dẹp nổi b. Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833-1835): - Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, ông cùng 1 số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. - Địa bàn hoạt động: khắp núi rừng Việt Bắc 1 số vùng ở trung du. Nhà Nguyễn phải 3 lần đem đạo quân lớn mới dẹp nổi. c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835): - Lê Văn Khôi là thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Năm 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An ( Gia Định) - Năm 1834, ông qua đời vì bệnh, con trai ông lên thay lúc đó mới 8 tuổi. Năm 1835 cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt. d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856): - Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm ( Hà Nội) là nhà nho, nhà thơ lỗi lạc. Ông cùng 1 số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tôc trung du nổi dậy. - Đầu 1855, ông hi sinh trong 1 trận chiến đấu ở Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục đến 1857 mới bị dập tắt. * Ý nghĩa: - Là các cuộc đấu tranh kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền của dân tộc - Góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 4- Củng cố: Tóm tắt những nét chính trị về các cuộc khởi nghĩa lớn đầu TK XIX? 5- Dặn dò: - Học bài 27 phần II. - Soạn các câu hỏi trong SGK . - Chuẩn bị phần I bài 28

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 7 HK II(13-14).DOC.doc
Giáo án liên quan