Giáo án khối 5

I-MỤC TIÊU :

Học xong bài này, học sinh biết :

- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình trong SGK phóng to.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Phiếu học tập :

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

 

doc36 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i : “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới”. Tóm lược tình hình địch sau thất bại ở Biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh hậu phương của ta, đẩy mạnh tấn công quân sự. Việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến . Nhiệm vụ bài học : -Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta ? -Tác dụng của Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất là gì ? -Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện như thế nào ? -Tình hình hậu phương trong những năm 1951-1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến ? -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . *Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) 1-Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng . + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào? + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy? 2-Tìm hiểu về Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất. + Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào ? +Những tập thể và cá nhân tiêu biểu được tuyên dương trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua ái quốc phục vụ kháng chiến? +Lấy dẫn chứng về một trong bảy tấm gương anh hùng chiến sĩ thi đua? 3-Tính thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta về: +Kinh tế: +Văn hoá, giáo dục: +Nhận xét về tinh thần thi đua học tập, tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới. 4-Tìm hiểu về tình hình hậu phương trong những năm 1951-1952 +Tình hình hậu phương trong những năm 1951-1952 có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến ? +Bước tiến mới của hậu phương sẽ có tác động như thế nào tới tiền tuyến ? Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày. Thảo luận 4 nhóm . -Tháng 2-1951 -Phát triển lòng yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân. -Ngày 1-5-1952, Đại hội diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh . -Khẳng định những đóng góp to lớn của các tập hể và cá nhân, làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến . -Thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến . - Thi đua học tập, nghiên cứu khoa học để phục vụ kháng chiến -Tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến. -Học tập, sản xuất tốt là để phục vụ cho kháng chiến . -Hậu phương vững chắc góp phần vững chắc cho kháng chiến thắng lới . *Hoạt động 3 (làm việc cả lớp) -Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp . -Kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc I mà em biết và nêu cảm nghĩ về người anh hùng đó C-Củng cố : -GV treo ảnh các anh hùng tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc(5-1952). -Giáo dục tư tưởng. D- Dặn dò : -Nhận xét tiết học. -học bài,xem trước bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. -Hoạt động cá nhân. -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . IV-THÔNG TIN THAM KHẢO : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913-1997) - Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không . Ngòai ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí . - Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. - Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật nhà nước. - Những cống hiến của ông được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh Hùng Lao Động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huận chương cao quý khác. BÀI 17 CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I-MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết : Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh Điện Biên Phủ) Lược đồ phóng to (để thuật lại chiến dịch Điện Biên Phủ). Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ (ảnh, truyện kể) Phiếu học tập của học sinh. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ A-Kiểm tra bài cũ : -Nhận xét, phê điểm. B-Bài mới : *Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) Giới thiệu bài: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Nêu tình thế của quân Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới từ 1950-1953 (địch rơi vào thế bị động, trong khi đó ta chủ động mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn quốc làm cho địch thêm lúng túng). Vì vậy, thực dân Pháp dưới sự giúp đỡ của Mĩ về vũ khí, đô la, chuyên gia quân sự) đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kiên cố nhất ở chiến trường Đông Dương nhằm thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường và có thể kết thúc chiến tranh. Nhiệm vụ bài học : +Diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ. +Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ. -Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước . *Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) Nhóm 1 : Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là pháo đài kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương trong những năm 1953-1954. Nhóm 2 : Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhóm 3 : Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ . Nhóm 4 : Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày. -Thảo luận nhóm . -Các nhóm trình bày . *Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp) -Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ ? -Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ? -Thảo luận nhóm đôi . -Sử dụng lược đồ, thuật lại diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, sau đó tóm tắt và nhớ được 3 đợt tấn công của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. +Đợt 1: bắt đầu từ ngày 13-3 +Đợt 2: bắt đầu từ ngày 30-3 +Đợt 3: bắt đầu từ ngày 1-5 và đến ngày 7-5 thì kết thúc thắng lợi. -Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví với chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta? (Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa) -Các nhóm trình bày ý kiến. *Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) -Tìm đọc một số câu thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ hoặc nêu tên (có thể hát) một bài hát tiêu biểu về chiến thắng Điện Biên Phủ. -Kể những tấm gương chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ (có thể gắn với địa phương) -Quan sát tư liệu hoặc đoạn trích phim tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ . C-Củng cố : _GV cho HS xem băng hình tư liệu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. -Nhận xét tiết học. D- Dặn dò : Học bài,xem trước bài “Oân tập:Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.” -Chuẩn bị thi HKI. -Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK . -Chuẩn bị bài sau . BÀI 1 8 ÔN TẬP CHÍN MĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945-1954) I-MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết : Những sự kiện lịch sử từ năn 1945-1954; lập được một bảng thống kế một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học) Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử trong giai đoạn lịch sử này II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ ra một s địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học). Phiếu học tập của học sinh. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Giáo viên dành hiều thời gian hướng dẫn học sinh suy nghĩ, nhớ lại những tư liệu lịch sử chủ yếu để hiểu được một số sự kiện theo niên đại. *Hoạt động1 : (làm việc theo nhóm) Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK. Các nhóm làm việc sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. *Hoạt động 2: (làm việc cả lớp) -Học sinh thực hiện trò chơi “ Tìm địa chỉ đỏ” Cách thực hiện: Giáo viên dùng bảng phụ để sẵn các địa danh tiêu biểu, học sinh dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với cá địa danh đó. -Giáo viên tổng kết nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docgiao an 5.doc