I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài, đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, ngợi ca Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
22 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- Cho HS tự làm vở và chữa bài.
- Đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
- GV nhận xét, cho điểm.
Giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số bé là:
(35 : 5) x 2 = 14
Số lớn là:
35 – 14 = 21
Đáp số: Số bé: 14
Số lớn: 21.
+ Bài 2:
- Cho hs tóm tắt và nêu các bước giải bài tập.
- GV chữa bài và chấm bài cho HS.
- Đọc yêu cầu, làm và chữa bài.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 - 1 = 2 (phần)
Số thứ hai là:
30 : 2 = 15
Số thứ nhất là:
30 + 15 = 45
Đáp số: Số thứ nhất: 45
Số thứ hai: 15.
+ Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc đầu bài và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------
Khoa học
Nhu cầu không khí của thực vật
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
- Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 120, 121 SGK.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng” và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
- Không khí có những thành phần nào?
- Gồm ôxi và Nitơ.
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?
- Khí ôxi.
* Làm việc theo cặp:
- Quan sát H1, 2 SGK trang 120, 121 để tự đặt câu hỏi và trả lời.
- Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải khí gì
- Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải khí gì
- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào
- Quá trình hô hấp xảy ra khi nào
- Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu 1 trong 2 quá trình trên ngừng
- 1 số em trình bày.
- GV kết luận: SGV.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
? Thực vật ăn gì để sống
? Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được điều kì diệu đó
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí ôxi của thực vật
- HS trao đổi và nêu ý kiến.
- Kết luận: (SGV).
- 3 em đọc lại.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010.
kĩ thuật
lắp ghép mô hình tự chọn
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác.
II. Đồ dùng:
- Mẫu ô tô tải, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
1. Giới thiệu và nêu mục đích của bài học:
2. Hoạt động 1: GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát xe đã lắp.
- Cả lớp quan sát.
- Hướng dẫn HS quan sát kỹ và trả lời từng câu hỏi.
- Quan sát trả lời:
- Để lắp được ô tô tải cần bao nhiêu bộ phận
- Cần 5 bộ phận.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
- Chọn các chi tiết.
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận:
- Lắp tay kéo (H2 SGK).
- Lắp giá đỡ trục bánh xe (H3 SGK).
- Lắp thanh đỡ giá trục bánh xe (H4 SGK)
- Lắp thành xe với mui xe (H5 SGK).
- Lắp trục bánh xe (H6 SGK).
c. Lắp ráp ô tô tải:
- GV lắp ráp ô tô theo quy trình trong SGK.
- Kiểm tra sự chuyển động của bánh xe.
d. GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Tháo và xếp các chi tiết vào hộp.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu phiếu khai báo tạm trú tạm vắng in sẵn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên đọc đoạn văn đã chữa ở bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi SGK.
- GV treo tờ phiếu phôtô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND.
- HS quan sát.
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- GV phát phiếu cho từng HS.
- Làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu.
- Tiếp nối nhau đọc tờ khai, đọc rõ ràng, rành mạch để các bạn và thầy cô nhận xét.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
- Nghe và nhơ ý nghĩa bài.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà chuẩn bị trước cho bài học sau.
----------------------------------------------------------------
Toán
Thực hành
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây.
- Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (Bằng cách dóng thẳng hàng các cọc tiêu).
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hành tại lớp:
- GV hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như SGK.
- Cả lớp vừa đọc SGK, vừa nghe GV hướng dẫn để biết đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
3. Thực hành ngoài lớp:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 em 1 nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
- HS cùng GV thực hành.
+ Bài 1: Thực hành đo độ dài.
- Dựa vào cách đo (như hướng dẫn và hình vẽ SGK) để đo độ dài giữa 2 điểm cho trước.
- GV giao việc: 1 nhóm đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách 2 cây ở sân trường.
- Các nhóm thực hành đo.
- Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trong SGK.
- GV hướng dẫn, kiểm tra, ghi nhận xét kết quả thực hành của mỗi nhóm.
+ Bài 2: Tập ước lượng độ dài.
- 2 em thực hiện như bài 2 trong SGK, mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn thiện bài trong Vở bài tập.
--------------------------------------------------------------
Địa lí
Bdhs: ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Đà Nẵng.
- Vở BT Địa lí 4.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu bài học và trả lời câu hỏi bài cũ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Đà Nẵng – thành phố cảng:
- GV yêu cầu tìm hiểu và trả lời câu hỏi của bài:
- Quan sát lược đồ và nêu được:
+ Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
+ Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
- Kết luận bổ sung
- Trình bày bài 1 vào vở.
3. Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp:
- Dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng.
- ô tô, máy móc, thiết bị hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt.
- Vật liệu xây dựng.
- Đá mĩ nghệ, vải may quần áo.
- Hải sản đông lạnh.
4. Đà Nẵng - địa điểm du lịch:
- GV yêu cầu HS quan sát và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch? Những địa điểm đó thường nằm ở đâu
- Bãi tắm, chùa, bảo tàng,
- Thường nằm ở ven biển.
- GV kết luận.
- 3 – 5 em đọc ghi nhớ.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------
Tiếng việt
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về:
- Quanuan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình hành động của con vật.
II. Đồ dùng:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK, tranh ảnh chó, mèo
Vở BT Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS quan sát:
* Bài 1, 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc nội dung bài 1, 2 và trả lời câu hỏi.
- Gạch dưới các bộ phận được quan sát và miêu tả để trả lời.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Hình dáng: Tròn nho nhỏ
+ Bộ lông: Vàng như tơ
+ Đôi mắt:tròn đen láy
+ Cái mỏ: như cục thịt nhỏ màu cam.
+ Cái đầu: như đầu ngón tay cái.
+ Hai cái chân: nhỏ xíu, đỏ hồng.
- Những câu miêu tả em cho là hay
- Tự nêu ý kiến và giải thích.
* Bài 3:
- HD hs hiểu yêu cầu bài tập.
- Cho hs làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Ghi vắn tắt vào vở kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó.
VD:
+ Bộ lông: Vàng mượt, có thêm vài vệt trắng.
+ Cái đầu: Tròn tròn.
+ Hai tai: Dong dỏng, dựng đứng, rất thính nhạy.
+ Đôi mắt: Hiền lành, đen láy.
+ Bốn chân: Thon thon, bước đi êm, nhẹ nhàng và uyển chuyển.
+ Cái đuôi: ngắn, luông ngoe nguẩy.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu
- Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Chuẩn bị
Nội dung:
+ Sơ kết tuần học 30
+ Kế hoạch tuần 31
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Sơ kết công tác tuần trước.
Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về :
Đạo đức
Nề nếp
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
3. Nêu kế hoạch tuần 31
- Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần sau.
- Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG.
- Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.
File đính kèm:
- GA 4 tuan 30 du 2 buoi.doc