I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thuộc bảng nhân 4.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân trong bảng nhân 4
2. Kĩ năng:
- Thực hiện phép tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.
- Giải toán có có một phép nhân trong bảng nhân 4
3. Thái độ:
- GDHS tính cẩn thận, chính xác
Bài tập cần làm: Bài 1 (a), bài 2, bài 3.
II. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp thực hành luyện tập
- Phương pháp giảng giải- minh họa
12 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c mừng. Có thể gáp cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- Với HS khéo tay: Gấp cắt trang trí được thiếp chúc mừng . Nội dung hình thức trang trí phù hợp và đẹp
3. Thái độ:
- GDHS tính cẩn thận chính xác tính thẩm mĩ.
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp thuyết trình
Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: - Tranh qui trình, một số mẫu bưu thiếp chúc mừng
- Giấy màu, kéo, keo.
2. Học sinh: - Giấy màu, kéo, keo.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV kiểm tra một số bài làm của HS
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
Nhân dịp năm mới hay sinh nhật người ta hay tặng nhau những tấm bưu thiếp chúc mừng. Hôm nay các em sẽ được học cách gấp cắt và trang trí thiếp chúc mừng qua bài: “Gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng (tiết 1)”.
3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
10’
3.2.1. Hoạt động 1: Ôn lại qui trình gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng.
a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng gấp trang trí thiếp chúc mừng.
b. Cách tiến hành:
- GV gọi HS nhắc lại qui trình gấp trang trí thiếp chúc mừng
- GV treo tranh qui trình lên bảng và nhắc lại qui trình gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng
* Bước 1: Gấp cắt thiếp chúc mừng
+ Cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
+ Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô.
* Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
+ Tùy thuộc vào ý nghĩ của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau. Ví dụ thiếp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào, cành mai hoặc những con vật biểu tượng của năm đó như: con gà, con ngựa, con trâu, con mèo, thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí bằng những bông hoa.
+ Để trang trí thiếp có thể vẽ hình xé dán hoặc cắt, dán hình lên mặt ngoài thiếp và viết chữ chúc mừng
- Gọi HS nhắc lại.
- GV gọi HS nhắc lại cách trang trí thiếp chúc mừng.
- Gọi HS nhắc lại.
- HS nhắc lại qui trình gấp cắt thiếp chúc mừng
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
20’
3.2.3. Hoạt động 2: Thực hành gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng.
a. Mục tiêu: Gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng
b. Cách tiến hành:
- GV chia nhóm tổ chức cho HS thực hành trình bày sản phẩm theo nhóm.
- GV gợi ý cho HS một số cách trình bày sản phẩm
- GV lưu ý giúp đỡ HS còn lúng túng, giúp đỡ các em chưa hoàn thành sản phẩm.
- GV nhắc nhở HS cách trang trí thiếp chúc mừng
- Khuyến khích các em làm đẹp.
- GV nhắc nhở HS những lưu ý khi làm thiếp chúc mừng
- HS thực hiện yêu cầu
- HS lắng nghe
4. Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Tiếp tục về nhà hoàn thành sản phẩm.
- Nhắc HS nhặt giầy màu vụn.
5. Nhận xét tiết học:
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 20
Ngày soạn: 15/1/2011.
Bài: Chữ hoa Q
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết viết chữ hoa Q và câu ứng dụng.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng chữ hoa Q (1 dòng chữ cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng.
- Quê (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ )
- Quê hương tươi đẹp. ( 3 lần )
3. Thái độ:
- GDHS tính cẩn thận, khéo léo
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp thực hành luyện tập
Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: - Sgk, sgk Tiếng việt lớp2
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trên dòng kẻ.
- Mẫu chữ cái Q trên khung chữ.
2. Học sinh: - Vở tập viết lớp 2
Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Gọi một số HS đem vở tập viết kiểm tra.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
Các em đã được học và tập viết chữ P. Vậy để giúp các em viết đúng chữ Q. Hôm nay chúng ta học bài chữ Q hoa
3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
5’
3.2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa P
a. Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa Q.
b. Cách tiến hành:
- GV đính mẫu chữ Q trong khung chữ lên bảng.
- GV hỏi: Chữ hoa Q cao mấy li? Gồm mấy nét cơ bản?
- GV nhận xét và kết luận: Chữ hoa Q cao 5 li. Gồm 2 nét cơ bản: nét 1 cong kín, nét 2 là nét lượn ngang giống như một dấu ngã lớn.
- GV hướng dẫn cách viết:
+ Nét 1: Viết như viết chữ O
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút xuống gần đường kẻ ngang 2 viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài dừng bút trên đường kẻ ngang 2.
- GV viết mẫu chữ cái hoa Q cỡ vừa (3 dòng kẻ li) trên bảng lớp, vừa viết vừa nhắc lại cách viết .
- Yêu cầu HS viết trên bảng con (2-3 lượt)
- GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết chữ hoa M.
- HS quan sát mẫu chữ trên khung chữ.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết vào bảng con theo yêu cầu của GV.
5’
3.2.2. Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng.
a. Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng
b. Cách tiến hành:
- Gv gọi HS đọc câu ứng dụng : Quê hương tươi đẹp.
- GV gợi ý để HS nêu ý nghĩa câu ứng dụng.
- GV nhận xét và kết luận: Quê hương tươi đẹp là ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.
- GV đính câu ứng dụng lên bảng và yêu cầu HS nhận xét và trả lời câu hỏi:
+ Chữ nào cao 1 li?
+ Chữ nào cao 1,5 li?
+ Chữ nào cao 2 li?
+ Chữ nào cao 2,5 li?
- GV nhận xét và kết luận: Chữ cao 2,5 li: Q, h, g, Chữ cao 1,5 li: t.. Chữ cao 2 li: đ, p Chữ còn lại cao 1 li.
+ Dấu thanh : dấu năng đặt dưới chũ e.
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách con chữ o.
+ Nối nét: Nét lượn của chữ Q nối vào nét 1 của chữ u
- GV viết chữ Quê trên dòng kẻ
- Yêu cầu HS viết chữ Quê.
- GV nhận xét, uốn nắn.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ý nghĩa của câu ứng dụng.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
20’
3.2.3. Hoạt động 3: Viết vào vở tập viết.
a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ hoa P.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết 1 dòng chữ Q cỡ vừa 5 li, 2 dòng chữ cái Q hoa cỡ, cỡ nhỏ cao 2,5 li, 1 dòng chữ Quê cỡ nhỏ, 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ: Quê hương tươi đẹp.
- Yêu cầu HS khá giỏi viết thêm một dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
- GV theo dõi, HS kém viết đúng qui trình hình dáng và nội dung.
- GV chấm một số vở tập viết.
- GV nhận xét uốn nắn.
- HS thực hiện theo yêu cầu
4. Củng cố- dặn dò:(3’)
- Dặn HS về nhà viết tiếp vào vở luyện viết.
- GV nhận xét chung.
5. Nhận xét tiết học:
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 20.
Ngày soạn: 15/1/2011
Bài: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết dựa vào gợi ý và tranh kể lại được đoạn 1 câu chuyện “ Ông mạnh thắng thần gió ”(BT1)
2. Kĩ năng:
- Kể lại được nối tiếp từng đoạn câu chuyện.(BT2)
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện (dành cho HS khá giỏi). HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.( BT3)
3. Thái độ:
- GDHS tính tự tin mạnh dạn, biết sống thân thiện, nhân ái không phân biệt đối xử.
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kể theo mẫu
- Phương pháp sắm vai.
Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: - Sgk, sgv Tiếng việt 2
- Tranh minh họa.
2. Học sinh: - Sgk, sgv Tiếng việt 2.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV gọi 4HS kể tên các câu chuyện mà các em đã được học trong HKI.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
Từ ngàn xưa con người luôn muốn chinh phục thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên. Vậy để biết được con ngườ có thể chiến thắng được thiên nhiên hay không? Hôm nay chúng ta nghe kể câu chuyện” Ông Mạnh thắng thần gió”
3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
10’
3.2.1. Hoạt động 1: Xếp tranh
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung câu chuyện.
b. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- GV đính tranh minh họa lên bảng.
- GV nhắc HS: Để xếp lại thứ tự bốn tranh trong sgk theo đúng nội dung câu chuyện, các em phải quan sát kĩ từng tranh và nhớ lại nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Cho biết từng tranh vẽ gì?
- Gọi HS lên xếp lại các tranh theo thứ tự
- GV nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại nội dung từng tranh
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tranh 4 trở thành tranh 1: Thần gió xô ngã ông Mạnh.
+ Tranh 2 vẫn là tranh 2: Ông Mạnh vác cây khiêng đá dựng nhà.
+ Tranh 3 vẫn là tranh 3: Thần Gió tàn phá cây cối đổ nhưng không thể nào làm xô đổ ngôi nhà của ông Mạnh
+ Tranh 1 trở thành tranh 4: Thần Gió trò chuyện cùng ông Mạnh.
- Gọi HS nối tiếp nhắc lại nội dung câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS trả lời câu hỏi.
- HSquan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- HS qquan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS xếp lại tranh
- HS nhắc lại nội dung từng tranh.
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhắc lại nội dung từng tranh
20’
3.2.2. Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
a. Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện
b. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài tập 2.
- GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu gì?
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 3)
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm: người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần gió.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV hỏi: Ngoài tên Ông Mạnh thắng thần gió, có thể đặt tên nào khác?
- GV nhận xét đánh giá.
- GV hỏi lại: Truyện “Ông Mạnh thắng thần Gió” cho các em biết điều gì?
- GDHS: Chúng ta cần phải bình tĩnh trong mọi tình huống và phải biết tha thứ, thân ái, hòa thuận với thiên nhiên
- HS đọc đề bài tập 2
- HS trả lời câu hỏi.
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Lớp chia thành các nhóm
- HS kể chuyện theo phân vai: người kể chuyện, ông Mạnh, Thần Gió
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
- HS nhận xét.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố- Dặn dò:(4’)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS: Chúng ta cần phải bình tĩnh trong mọi tình huống và phải biết tha thứ, thân ái, hòa thuận với thiên nhiên
- Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện cho mọi người cùng nghe
- Chuẩn bị bài mới
5. Nhận xét tiết học:
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
File đính kèm:
- gavaan(1).doc