Giáo án khối 4 - Tuần 17 năm 2011

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK

 

doc22 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 17 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò A/ KTBC: HS kể lại câu chuyện liên quan đến đồ chơi của mình hay của bạn B/ Bài mới: 1. Hướng dẫn kể chuyện: a) GV kể - GV kể lần 1: Chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật - GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ tranh 1, 2, 3, 4, 5 b) Kể trong nhóm - Y/c HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn c) Kể trước lớp - Gọi HS thi kể tiếp nối - Gọi HS thi kể toàn truyện - GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể - Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau Ôn tập 2HS kể - Lắng nghe GV kể + 4 HS ngồi cùng kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện, sửa chữa cho nhau VD:Muốn trở thành một học sinh giỏi phải biết quan sát, biết tự kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn. - 2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh - 3 đến 5 HS thi kể Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011 Toán : LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/KTBC: - HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2. Cho VD; - Dấu hiệu chia hết cho 5.Cho VD 2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề *Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc y/c bài - GV nhận xét Bài 2 - Gọi 1 HS đọc y/c bài Bài 3 - Gọi 1 HS đọc y/c bài Bài 5(HSG) - GV chốt ý đúng: 10 quả 3/ Củng cố-Dặn dò: - Ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5. - Thuộc dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. - Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 9. - 2 HS trả lời. - HS trả lời miệng - HS nêu được những số chia hết cho 2 là : 4568, 66814, 2050, 3576, 900. - Số chia hết cho 5 là: 2050, 900, 2355. - HS nhận xét, giải thích vì sao chọn số đó. - HS làm vào bảng con. a. 234, 456, 678 b. 555, 230, 455 - Học sinh làm bài vào VBT. a/ 2000, 9010. b/ 296, 324. c/ 345, 3995. - HS thảo luận theo cặp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. - HS thảo luận nhóm đôi tìm kết quả. *Số nhỏ hơn 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là số 10. Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011 Chính tả: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO I/ Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao - Làm đúng bài tập (2) a/b, hoặc BT3. II/ Đồ dùng dạy học: - Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a hoặc 2b, BT3 III/ Hoạt động dạy và học: Hoạt động thầy Hoạt động trò A/KTBC: Kiểm tra một số vở HS viết chưa đạt ở tiết trước. B/Bài mới: 1. Hướng dẫn viết chính tả - Gọi HS đọc đoạn văn - Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao ? - Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết - Viết chính tả - Viết, chấm, chữa bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: a) - Gọi HS đọc y/c - Y/c HS tự làm bài - Kết luận lời giải đúng b) Tiến hành tương tự như phần a) Bài 3: - Gọi HS đọc y/c - Tổ chức thi làm bài theo tiếp sức. GV chia lớp thành 2 nhóm. Y/c HS lần lượt lên bảng dùng bút màu gạch chân từ đúng - Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc C/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau Ôn tập - 1 HS đọc thành tiếng - Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng - Các từ ngữ: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống - Luyện viết bảng con - HS viết bài vào vở - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Dùng bút chì viết vào vở nháp a) loại nhạc cụ - lễ hội - nổi tiếng b) giấc ngủ - đất trời - vất vả - Đọc bài nhận xét bổ sung - Chữa bài - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Thi làm bài Tuần 18 Kĩ thuật : CẮT KHÂU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 4) I/Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu đã tạo thành sản phẩm đơn giản. - HS hoàn thành sản phẩm II/ Đồ dùng: Những sản phẩm đã hoàn thành như túi rút dây; khăn tay, quả cam; III/ Các hoạt động dạy học: HĐGV HĐHS 1/ KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2/ Bài mới: a/ GV nêu yêu cầu của tiết học: Trưng bày sản phẩm trong nhóm và đánh giá kết quả sản phẩm. b/ GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm (SGK) - GV nhận xét. Tuyên dương các sản phẩm đẹp, đạt tiêu chuẩn 3/ Củng cố , dặn dò: - HS trưng bày sản phẩm trong nhóm - HS đi tham quan các sản phẩm của các bạn. - Nhận xét, đánh giá dựa trên tiêu chuẩn. Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ I Mục tiêu: - Rèn kĩ năng HS nhận biết câu kể. - Biết đặt câu kể để kể lại niềm vui hoặc để tả đồ vật. II. Nội dung: H/ Thế nào là câu kể ? Nêu tác dụng của câu kể ? Bài tập: Bài 1: Tìm câu kể có trong đoạn văn và cho biết câu đó được dùng để làm gì ? “ Hôm sau, bố đưa cho Nam một con diều. Nam bối rối vì nó không đẹp. Nhưng nhớ hôm qua phòng bố tắt đèn trễ, Nam thấy thương bố quá, không thể không nhận. Nam đem diều ra thả. Cả đám bạn quây lại xem. - Trời ơi ! Diều của cậu có cái đuôi ngộ ghê ! ” Bài 2: Viết một đoạn văn 3 đến 5 câu kể nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm 10. Bài 3: (HSG) Viết đoạn văn 4 đến 5 câu tả một đồ vật mà em thích. Luyện toán: ÔN CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng biết chia cho số có ba chữ số. II. Nội dung: Bài tập 1/ Đặt tính rồi tính: a) 31980 : 156 b) 10080 : 315 2/ Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) 18375 245 b) 9678 164 1225 75 1478 59 000 000 3/( HSG) Trong một phép chia có số chia là 142, thương là 75 và số dư là số dư lớn nhất trong phép chia này. Tìm số bị chia và thử lại bằng phép chia. Luyện Tiếng Việt: ÔN VIẾT ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng biết viết đoạn văn miêu tả đồ vật. - HS viết được đoạn văn tả chiếc bút của em. II. Nội dung: - HS đọc yêu cầu đề bài: Tả chiếc bút của em; viết một đoạn văn. - HS quan sát chiếc bút của mình; sau đó lựa chọn chi tiết nổi bật để tả lại chiếc bút đó. - Lưu ý HS: viết một đoạn văn nên chọn những bộ phận nổi bật để tả lại; dùng hình ảnh so sánh cho đoạn văn thêm hay hơn. - HS làm bài - Chấm bài; nhận xét SINH HOẠT LỚP I/ Mục tiêu: Tổng kết công tác tuần 17, phương hướng sinh hoạt tuần 18a II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt 1/ Cán sự lớp nhận xét các mặt hoạt động trong tuần. 2/ GV CN nhận xét chung: - Duy trì tốt nề nếp và tỉ lệ chuyên cần. - Vệ sinh cá nhân, lớp , trường sạch sẽ. - Tiến hành ôn tập chuẩn bị thi cuối HKI - Thực hiện tốt các hoạt động của đội đề ra Tồn tại: Bên cạnh vẫn còn 1 số em lơ là trong ôn tập 3/ Phương hướng tuần 18a - Tập trung làm bài cho tốt trong kì thi - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập - Hoàn thành đầy đủ CTRLĐV trong tháng 12 Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011 NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA QUÊ HƯƠNG ÔN TẬP CHUNG : ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I/Mục tiêu: Giúp HS: 1/ - Biết được một số truyền thống văn hóa của quê hương. - Tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 2/ - HS biết những qui định của Luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường. II/Chuẩn bị: - Các tư liệu về truyền thống văn hóa của quê hương. - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai III/Hoạt động dạy học: HĐ thầy HĐ trò HĐ1: Giới thiệu truyền thống văn hóa quê hương. MT: Biết và giới thiệu được truyền thống văn hóa của quê hương với bạn. -Em biết truyền thống văn hóa nào của quê hương ? Trao đổi với bạn về truyền thống đó? KL: Dân tộc VN ta có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp. Chúng ta cần phát huy và giữ gìn truyền thống đó. HĐ2: Tìm hiểu về Truyền thống Tôn sư trọng đạo. MT: Biết được mốc thời gian, ý nghĩa đẹp đẽ của truyền thống. HĐ3: Liên hệ thực tế MT: Biết tổ chức ngày 20-11 để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô. - Nhân ngày 20-11, trường ta có những hoạt động nào để kỉ niệm ngày hội này ? - Bản thân em đã làm được những gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô ? - Em biết bài hát nào về công ơn của thầy cô? HĐ nối tiếp: Tìm hiểu về các tục lệ cúng làng, cầu an HĐ4 : ÔN tập đi xe đạp an toàn H/ Nếu các em có một chiếc xe đạp. Xe đạp các em phải ntn ? Cho HS quan sát tranh và sơ đồ yêu cầu: - Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng và hướng đi sai. - Chỉ trong tranh những hành vi sai HĐ 5 : Củng cố , dặn dò. HĐ nhóm đôi: Thay phiên nhau giới thiệu về truyền thống văn hóa của quê hương mà bản thân biết; - Truyền thống tôn sư trọng đạo. - Truyền thống hiếu học. - Truyền thống đoàn kết. - HS hội ý và phát biểu: - Để tôn vinh các thầy cô giáo, những người có công rất lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. - Truyền thống này có từ rất lâu đời, nhưng đến năm 1958, miền Bắc đã tiến hành tổ chức ngày hội để bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy cô. Năm 1982, nhà nước quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm làm ngày để tôn vinh các thầy cô. - Các lớp đăng kí tiết học tốt, - Phong trào bông hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô. - HS tổ chức hát về thầy cô - HS phát biểu: xe đạp nhỏ của trẻ em, xe đạp phải còn tốt, có đủ các bộ phận, đặc biệt phanh và đèn. - HS thảo luận nhóm và trình bày Lớp bổ sung ý kiến. Tuần 17 Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN( tiết 3) I/Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. II/ Đồ dùng: - Qui trình các bài trong hình. - Mẫu khâu, thêu đã học. III/ Các hoạt động dạy học: HĐGV HĐHS 1/ KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập HS. 2/ Bài mới: - Gv nêu yêu cầu của tiết học & hướng dẫn HS tiếp tục làm sản phẩm còn dang dở ở tiết trước - Cho HS thực hành – Gv giúp đỡ 1 số em thực hành chưa thành thạo. 3/ Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị tiết sau hoàn thành sản phẩm. - HS thực hành.

File đính kèm:

  • docTUAN17.doc
Giáo án liên quan