Giáo án lớp 4 tuần 11 môn Tập đọc: Ông Trạng thả diều

. Mục tiêu:

-Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.(trả lời được CH trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học

-Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK

III.Các hoạt động dạy- học

 

doc24 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 11 môn Tập đọc: Ông Trạng thả diều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? - HS phát biểu theo ý nghĩ - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Bài sau : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. v v v v v Kĩ thuật: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa(tt) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Đồ dùng dạy học: SGK III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Bài cũ: HS1- Khâu viền đường gấp mép vải được thực hiện theo mấy bước? HS2 - Em hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải? B/ Bài mới: HĐ3:HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải: - GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải - GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước + Bước 1: Gấp mép vải + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột - GV nhắc lại một số thao tác đã nêu ở tiết1 - GV kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS, quy định thời gian hoàn thành sản phẩm. -Y/c HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột - GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS: - GV yêu cầu các tổ trưng bày sản phẩm - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật. + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - Y/c HS đánh giá sản phẩm C/ Nhận xét dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập kết quả thực hành của HS, - Bài sau:Tiếp tục thực hành - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc phầm ghi nhớ - HS thực hành - HS quan sát - HS để vật liệu, dụng cụ lên bàn - HS thực hành nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Lắng nghe - HS nhận xét đánh giá sản phẩm v v v v v Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008 Toán Mét vuông I Mục tiêu : - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m2”. - Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2. II Đồ dùng dạy học : Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ôvuông, mỗi ô có diện tích 1dm2 III Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: -Kiểm tra các kiến thức cũ về dm2 và mối quan hệ giữa dm2 và cm2 B. Bài mới : 1.Giới thiệu mét vuông : - Giới thiệu : Cùng với đon vị cm2, dm2 , để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo là mét vuông . - Chỉ hình vuông đã chuẩn bị và nói : Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m - Mét vuông viết tắt là m2 , ghi bảng - Yêu cầu hs quan sát hình vuông đã chuẩn bị + Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu? + Hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu? + Cạnh hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh hình vuông nhỏ + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu + Vâỵ diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu? Ghi bảng : 1m2 = 100dm2 + 1dm2 bằng bao nhiêu 1cm2 ? + Vậy 1m2 bằng bao nhiêu 1 cm2 Ghi bảng: 1m2 = 10 000cm2 - Y/c HS nhắc lại nhiều lần 2.Thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu hs tự làm bài . - Yêu cầu hs đọc kết quả từng bài , cả lớp nhận xét , giáo viên chữa bài chung. Bài 2 (cột 1): -Lưu ý hs cần lưu ý đến mối quan hệ giữa các đơn vị m2,dm2, cm2 . - Yêu cầu hs tự làm bài . - Khi chữa bài y/c HS nêu cách làm - Y/c HS đổi vở để chấm Bài 3 : - Yêu cầu hs đọc đề - Giúp hs tìm hiẻu đề : + Người ta dùng bao nhêu viện gạch để lót nền? + Như vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch? + Diện tích mỗi viên gạch là bao nhiêu ? - Yêu cầu hs làm bài . - Yêu cầu hs nhận xét bài của bạn., gv chấm chữa chung. 3. Củng cố - dặn dò : Nhận xét tiết học. -Dặn hs chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng - Hai hs lên bảng trình bày - Hs lắng nghe . - HS quan sát + 1m + 1dm + Gấp 10 lần + 1dm2 + 100dm2 + 100cm2 + 10 000cm2 - Nhắc lại - HS tự làm bài - HS nhận xét bài của bạn . - Hai hs làm bảng , cả lớp làm vở . - vd 15m2 = ? cm2 1m2 = 10 000cm2, nhẩm 15 x 10 000 Vậy 15m2 = 150 000cm2 - HS đổi vở chấm chéo . - 1Hs đọc đề + 200 viên gạch . + 200 viên + 30 x 30 = 900 cm2 DT một viên gạch: 30x30= 900( cm2) DT của căn phòng: 900x 200 =180000(cm2 180 000cm2 = 18 m2 Đáp số: 18m2 . v v v v v Luyện từ và câu: Tính từ I /Mục tiêu: - Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái,(ND Ghi nhớ). - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2). II /Chuẩn bị: +Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tạp 1,2,3. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. - GV nhận xét ghi điểm B Bài mới: 1. Giới thiệu bài Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tính từ và cách sử dụng tính từ để khi nói, viết câu văn có hình ảnh hơn, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc, người nghe hơn. 2. Phần nhận xét Bài 1 Gọi HS đọc truyện Cậu học sinh ở Ác- boa Gọi HS đọc chú giải. +Câu chuyện kể về ai? Bài 2 Yêu cầu HS đọc bài 2 a/Từ nào chỉ tính tình tư chất của cậu bé ? b/Từ nào chỉ màu sắc của sự vật ? c/Từ nào chỉ hình dáng, kích thước và các đặc điểm ? * Những từ chỉ tính tình ,tư chất của cậu bé hay từ chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng,kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ. Bài 3: -Gọi hs đọc y/c bài -GV viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng +Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? +Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào? - Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật , hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ. +Thế nào là tính từ? Gọi HS đọc ghi nhớ. Yêu cầu HS đặt câu. GV nhận xét tuyên dương. 3.Luyện tập: Bài 1: Gọi HS đọc bài 1 Yêu cầu trao đổi nhóm đôi. GV nhận xét.ghi điểm cho HS Bài2: -Gọi HS đọc bài 2 - Người bạn hoặc người thân của em có đặc điểm gì?Tính tình ra sao? Tư chất thế nào?. Gợi ý cho HS tìm những tính từ - Gọi HS đặt câu. - GV nhận xét - Yêu cầu HS viết vào vở. 3 Củng cố, dặn dò: - Thế nào là tính từ?cho ví dụ. - Nhận xét dặn về nhà học thuộc ghi nhớ -- - CBB: Mở rộng vốn từ: Ý chí - nghị lực - 3 HS trả lời. - HS nhận xét -1 HS đọc +Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i-Pa-xtơ. -1 HS đọc yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. - chăm chỉ, giỏi. - trắng phau, xám. - nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo. -1 HS đọc +Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. +Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi. +Tính từ là từ miêu tả đặc điểm , tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái HS đặt câu. -1 HS đọc yêu cầu. -HS trao đổi nhóm đôi. -HS trả lời. a/ gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng b/ quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng ,to tướng, dài, thanh mảnh. -1 HS đọc bài 2. +Đặc điểm: cao, gầy, béo, thấp. +Tính tình: hiền lành,dịu dàng, nhân hậu, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn. +Tư chất: thông minh, sáng dạ, khôn ngoan, giỏi. HS tự do phát biểu VD: -Bạn Hương ở lớp em vừa thông minh vừa xinh đẹp. - Con mèo của bà em rất tinh nghịch v v v v v Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III). II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ viết sẵn mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện "Rùa và Thỏ" III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Học sinh thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống - Học sinh thực hiện B. Bài mới 1. GT: nêu mục đích, yêu cầu 2. Tìm hiểu ví dụ - Em biết gì qua bức tranh này? - Đây là câu chuyện "Rùa và Thỏ" - Bài 1, 2 + Gọi 2 học sinh nối nhau đọc truyện +Tìm đoạn mở bài trong truyện - Học sinh tiếp nối - HS 1: "Trời mùa ..... đường đó" -HS 2: "Rùa không .... trước nó" + MB: "Trời .... tập chạy" +Gọi học sinh đọc đoạn mở bài tìm được - Bài 3: + Gọi học sinh đọc nội dung: Trao đổi nhóm. Treo bảng phụ ghi sẵn 2 MB (BT2 & BT3) - Gọi học sinh phát biểu và bổ sung - Cách MB BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ. - Cách MB thứ 1: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là MB trực tiếp - Cách MB thứ 2: là gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể. - Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? - Học sinh trả lời 3. Ghi nhớ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 4. Luyện tập - Bài 1 - Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp Cách a: MB trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện) - Lớp đọc thầm Cách b, c, d: MB gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể) - Y/c 2 HS kể, mỗi HS một cách - 2 học sinh kể mở đầu câu chuyện - Bài 2: - Y/c HS đọc nội dung BT2 - Lớp đọc thầm - Câu chuyện "Hai bàn tay"mở bài theo cách nào? + Truyện mở bài theo cách trực tiếp - kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện - Bài 3: -Nhắc nhở HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể Chuyện hoặc lời của các bác Lê - Học sinh trao đổi, viết lời mở bài gián tiếp +Mở bài gián tiép bằng lời người kể chuyện: Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân VN và là danh nhân của thế giới.Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại.Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đàu từ một suy nghĩ rất giản dị. Một quyết đỉnMất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện thế này: + Mở bài bằng lời của bác Lê: Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả.Đièu đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuọc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này: - Giáo viên nhận xét, cho điểm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà làm BT3 vào vở v v v v v

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 11chuong trinh chuan.doc
Giáo án liên quan