I. MỤC TIÊU :
1- HS biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 .
2- Có kĩ năng vận dụng để tính nhanh , tính nhẩm một cách thành thạo .
* HS làm được bài 2 trong SGK
3- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phấn màu , bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
46 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cuộc sống .
- Biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích : biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng .
- Có ý thức làm đẹp trong cuộc sống .
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- SGK , SGV .
- Một số đường diềm cỡ to và đồ vật có trang trí đường diềm .
- Một số bài trang trí đường diềm của HS các lớp trước .
- Một số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm .
- Kéo , giấy màu , hồ dán .
2. Học sinh :
- SGK .
- Vở Tập vẽ .
- Bút chì , thước kẻ , tẩy , com-pa , kéo , hồ dán , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh đề tài : Sinh hoạt .
- Nhận xét bài vẽ kì trước .
3. Bài mới : (27’) Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm .
a) Giới thiệu bài :
- Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của đường diềm .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1 SGK và gợi ý bằng các câu hỏi :
+ Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào ?
+ Ngoài những đồ vật ở hình 1 , em còn biết những đồ vật nào được trang trí bằng đường diềm ?
+ Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?
+ Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở hình 1 ?
- Tóm tắt và bổ sung cho nhận xét của HS :
+ Đường diềm thường dùng để trang trí khăn , áo , đĩa , quạt , ấm chén
+ Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn .
+ Họa tiết để trang trí đường diềm rất phong phú : hoa , lá , chim , bướm , hình tròn , hình vuông , hình tam giác
+ Có nhiều cách sắp xếp họa tiết thành đường diềm : sắp xếp nhắc lại , xen kẽ , đối xứng , xoay chiều
+ Các họa tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu .
+ Vẽ màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Cách trang trí đường diềm
MT : Giúp HS nắm cách trang trí đường diềm .
PP : Trực quan , giảng giải .
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK để nhận ra cách làm bài :
+ Tìm chiều dài , chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều , sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục .
+ Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối , hài hòa .
+ Tìm và vẽ họa tiết . Có thể vẽ một họa tiết theo cách nhắc lại hoặc hai họa tiết xen kẽ nhau .
+ Vẽ màu theo ý thích , có đậm , có nhạt . Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu .
- Vẽ lên bảng một hoặc hai cách sắp xếp họa tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý HS .
Hoạt động cá nhân .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS chọn và vẽ được đường diềm .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Cắt sẵn một số họa tiết để các nhóm lựa chọn và dán thành đường diềm theo khung kẻ sẵn rồi phát cho từng nhóm .
- Đối với những em còn lúng túng , nên cắt hình một số đồ vật và một số họa tiết để các em tự sắp xếp rồi dán thành đường diềm .
Hoạt động cá nhân , nhóm .
- Từng cá nhân làm bài , một số em làm bài theo nhóm trên giấy khổ lớn .
- Tự vẽ đường diềm .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Lựa chọn một số bài trang trí đường diềm của các nhóm và một số bài trang trí đồ vật đẹp treo ở bảng để HS nhận xét , xếp loại .
- Động viên những em hoàn thành bài vẽ , khen những em có bài vẽ đẹp .
Hoạt động lớp .
- Xếp loại bài vẽ của mình và các bạn .
4. Củng cố : (3’)
- Chấm bài , nhận xét .
- Giáo dục HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Xem và chuẩn bị trước cho bài học sau .
Aâm nhạc (tiết 13)
Oân tập bài hát : CÒ LẢ
Tập đọc nhạc : TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố bài hát Cò lả và học bài Tập đọc nhạc số 4 .
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Cò lả . Thể hiện tính chất mềm mại của bài dân ca . Đọc đúng cao độ , trường độ bài TĐN số 4 Con chim ri và ghép lời .
- Giáo dục HS yêu quý dân ca và trân trọng người lao động .
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc .
- Dạy HS biết thể hiện cách hát theo phân xướng và phần xô trong bài Cò lả .
- Bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 4 .
2. Học sinh :
- SGK .
- Một số nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Học hát bài : Cò lả .
- Vài em hát lại bài hát Cò lả .
3. Bài mới : (27’) Oân tập bài hát : Cò lả – Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 4 .
a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Cò lả .
MT : Giúp HS hát đúng giai điệu bài hát .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Cho HS nghe lại bài hát từ băng nhạc .
- Hướng dẫn hát theo hình thức xướng và xô :
+ Xướng : 1 em hát Con cò cánh đồng .
+ Xô : Cả lớp hát Tình tính tang hay chăng .
- Nhận xét , đánh giá .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp hát lại bài hát 1 lần .
- Một số em trình bày bài hát có động tác phụ họa kèm theo .
- Mỗi nhóm trình bày bài hát theo cách xướng – xô 1 lần .
Hoạt động 2 : Học bài Tập đọc nhạc số 4
MT : Giúp HS đọc đúng và ghép được lời ca bài TĐN số 4 .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Đưa bảng phụ vào và hướng dẫn HS luyện tập cao độ .
- Hướng dẫn luyện tập tiết tấu :
+ Bước 1 : Cho HS tập đọc chậm , rõ ràng từng nốt ở câu 1 . Đọc xong chuyển sang câu 2 .
+ Bước 2 : Ghép cao độ với trường độ .
+ Bước 3 : Đọc cả hai câu vài lần rồi ghép lời ca .
Hoạt động lớp .
4. Củng cố : (3’)
- Cho HS đọc lại 2 lần bài TĐN số 4 kết hợp gõ đệm .
- Cho hai dãy cùng tập , 1 dãy đọc nhạc , 1 dãy ghép lời ca .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS thực hiện bài tập ở nhà .
Thể dục (tiết 25)
HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA
TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ”
I. MỤC TIÊU :
1 - thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
2.1 - Học động tác điều hòa . Yêu cầu thực hiện tương đối đúng , nhịp độ chậm và thả lỏng .
2.2- Chơi trò chơi Chim về tổ . Yêu cầu nắm luật chơi , chơi tự giác , tích cực và chủ động .
3. Yêu thích môn học
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
1. Địa điểm : Sân trường .
2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Thầy
TL
trò
HĐ1: GQ MT bài học
HTLC: trền sân trường
HTTC: cả lớp
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
- Cho HS khởi động
6- 10 phút
Hoạt động lớp .
- HS xếp hàng , điểm số, báo cáo.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập : 1 phút .
- Đi thường theo 1 vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút .
- Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút .
HĐ2 : GQ MT 1,2.1, 2.2 &3
HTLC: trền sân trường
HTTC: cả lớp
a) Bài thể dục phát triển chung :
- Ôn 7 động tác đã học : 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . Hô nhịp cho cả lớp tập ; quan sát , nhắc nhở , sửa sai cho HS .
- Học động tác điều hòa : 4 – 5 lần .
+ Nêu tên , ý nghĩa của động tác , sau đó phân tích và tập chậm từng nhịp cho HS tập theo .
- Hô nhịp cho cả lớp tập 8 động tác : 1 lần .
b) Trò chơi “Chim về tổ” : 4 – 5 phút
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi , luật chơi
- Điều khiển HS chơi .
18 – 22 phút
Hoạt động lớp, nhóm .
- HS ôn lai các động tác đã học
- Học động tác điều hoà.
- HS lắng nghe, theo dõi
+ Các nhóm tự tập luyện .
+ Thi đua tập giữa các nhóm .
- Chơi thử 1 lần .
- Cả lớp chơi chính thức .
HĐ kết thúc :
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
4 – 6 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ làm động tác gập chân thả lỏng : 6 – 8 lần .
- Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân : 6 – 8 lần .
Sinh hoạt
TUẦN 13
I . MỤC TIÊU :
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 14 .
- Báo cáo tuần 13 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’)
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
3. Triển khai công tác tuần tới : (20’)
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tich cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 14 .
- Nhận xét tiết .
6. Rút kinh nghiệm :
- Ưu điểm : .
.
- Khuyết điểm : ..
.
File đính kèm:
- GA tuan 14 Hue.doc