Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 8

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

II/ Đồ dùng dạy và học: Tranh minh

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài nhận xét HĐ2: Luyện tập * Bài 2b: - Nêu nội dung đoạn văn ? *Bài 3b: - Cho HS chơi trò chơi thi tìm từ nhanh. - GV nhận xét 3/ Củng cố dặn dò: -Chuẩn bị tiết sau: “Thợ rèn” - Cả lớp viết bảng con - Lớp theo dõi trong SGK - Lớp viết bảng con: thác nước, bát ngát, đổ xuống, - HS viết bài vào vở - HS soát bài - 1 HS đọc y/c của bài - Lớp làm vào vở bài tập * Đáp án: yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn - 1 HS đọc lại đoạn Chú dế sau lò sưởi - Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ. Về sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên. - 1 HS đọc đề bài - Cả lớp tham gia chơi trên bảng con. - Các từ có tiếng chứa vần iên hoặc iêng: viên phấn - điện thoại - nghiền - khiêng Thứ ba 11 ngày tháng 10 năm 2011 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu : - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. II/ Đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết đề bài. - Tranh minh hoạ truyện: Lời ước dưới trăng để KT bài cũ III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1/ Bài cũ : Kể chuyện : Lời ước dưới trăng . 2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề - GV y/c HS giới thiệu những truyện các em mang đến lớp HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề bài. - GV viết lên bảng đề bài , gạch dưới những từ ngữ quan trọng. - GV y/c HS đọc thầm gợi ý 1 - Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ gì ? Nói tên truyện em lựa chọn . - GV y/c HS đọc thầm gợi ý 2, 3 và lưu ý HS: Kể chuyện có đầu có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Kể xong câu chuyện, em cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. HĐ2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV dặn HS : Cần kể tự nhiên, với giọng kể 3/ Dặn dò : - Về nhà tập kể lại chuyện cho ba mẹ nghe . - Chuẩn bị bài sau : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - 2 HS lên bảng kể 2 đoạn và nêu ý nghĩa của truyện. - Vài HS giới thiệu nhanh những truyện các em mang đến lớp - 1 HS đọc đề bài . + Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý (1,2,3), lớp theo dõi SGK. - HS tự do phát biểu - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp - Lớp nhận xét Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011 Luyện từ và câu : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI I.Mục tiêu : - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT1,2 II. Đồ dùng dạy học : -3 tờ phiếu học tập in sẵn bảng như SGV/173. III. Các hoạt động dạy -học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ : Bài tập 2/68 2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề HĐ1 : Phần nhận xét *Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV đọc mẫu những tên riêng nước ngoài. *Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc y/c bài tập - Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận ? - Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ? - Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào ? - Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào ? * Bài tập 3 : Gọi 1 HS đọc ND y/c bài tập - Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ? * GV: Những tên người, tên địa lí trong bài tập là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt. HĐ2: Phần ghi nhớ HĐ3: Luyện tập *Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc y/c bài - Gọi 1 HS lên bảng làm - GV nhận xét chốt lời giải đúng - Đoạn văn viết về ai ? * Bài tập 2: Thực hiện như bài 1 * Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc y/c bài - GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức 3/ Củng cố dặn dò: - Bài sau: Dấu ngoặc kép - 2 HS lên bảng làm - Vài HS đọc - HS trả lời VD: Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi - Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép - Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn/xtôi - Viết hoa . - Giữa các tiếng trong cùng bộ phận có dấu gạch nối . - Viết giống như tên riêng VN tất cả các tiếng đều viết hoa. - Vài HS đọc ghi nhớ trong SGK - Lớp làm vào vở bài tập (phát hiện những tên riêng viết sai CT và sửa lại cho đúng ) - Viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ. - HS tham gia trò chơi gồm 2 đội mỗi đội 6 em Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011 Luyện từ và câu DẤU NGOẶC KÉP I/ Mục tiêu : - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. II/ Đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết sẵn nội dung các bài tập 1 phần nhận xét III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1/ Bài cũ : Bài 2/79 2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề HĐ1 : Phần nhận xét *Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài - Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? - Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ? - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ? *Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Khi nào dấu “ ” được dùng độc lập ? - Khi nào dấu “ ” được dùng phối hợp với dấu hai chấm ? *Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Từ “lầu” chỉ cái gì ? - Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ? -Từ lầu trong khổ thơ được dùng với ý nghĩa gì ? - Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ? HĐ2: Phần ghi nhớ HĐ3: Thực hành *BT1: 1HS đọc nội dung bài tập *BT2: Gọi 1 HS nêu y/c bài *BT3: Gọi 1 HS đọc ND bài tập - Gọi 1 HS lên bảng làm 3/ Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: MRVT: Ước mơ - 2 HS lên bảng viết . - HS xác định yêu cầu bài - Từ ngữ: “ Người lính ... ra mặt trận ” - Câu: “ Tôi chỉ có...được học hành ” - Bác Hồ -...để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật - Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. - Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn - Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng - Không - Đề cao giá trị cái tổ tắc kè. - Đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. - Vài HS đọc ghi nhớ - HS hội ý trong bàn tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn. - HS trả lời miệng: đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn học sinh không phải là lời đối thoại trực tiếp. Do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng. - HS làm vào vở a. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “ vôi vữa ”. b. gọi là đào “ trường thọ”, gọi là “ trường thọ”,đổi tên quả ấy là “ đoản thọ”. Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011 Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I/ Mục tiêu: - Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn1,3,4 ( ở tiết TLV tuần 7)- BT1; nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn ( BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. II/ Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang 73 SGK - 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ: - HS đọc bài viết ở tiết trước 2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề - Bức tranh minh hoạ cho truyện gì ? Hãy kể lại tóm tắt nội dung truyện đó ? Bài 1/82 - Gọi 1 HS đọc đề bài Bài 2/82 - Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào ? - Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy ? Bài 3/82: HS đọc y/c bài - Em chọn câu chuyện nào đã học để kể ? - GV y/c kể chuyện trong nhóm - GV nhận xét 3/ Củng cố dặn dò: - Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào ? - Viết lại một câu chuyện theo trình tự thời gian - Tiết sau: Luyện tập phát triển câu chuyện - 2 HS thực hiện - 1 HS kể lại truyện Vào nghề. - HS mở sách trang 73, 74 xem lại ND BT2. - HS làm bài vào vở, 4 HS làm trên phiếu - Lớp nhận xét bổ sung - 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn văn - 1 HS đọc y/c bài - Sắp xếp theo trình tự thời gian (việc xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau) - Thể hiện sự tiếp nối về thời gian. Để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó. - Một HS đọc - HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể : Em kể câu chuyện: Lời ước dưới trăng, Ba lưỡi rìu, ... - HS suy nghĩ , viết nhanh ra giấy nháp trình tự các sự việc. - 4 HS kể chuyện với nhau. - HS thi kể chuyện trước lớp. Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011 Tập làm văn: LUYỆN TẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (TT) I/ Mục tiêu: - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai. - Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV. II/ Đồ dùng dạy học : Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể. - Bảng phụ ghi sẵn bảng so sánh hai cách kể chuyện III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ: Kể một câu chuyện mà em thích 2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề Bài 1/84 - Câu chuyện Trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ? - GV nhận xét: Dán tờ phiếu ghi một mẫu chuyển thể (SGV) Bài tập 2/84 - Gọi HS đọc y/c bài Bài 3/84 - GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu của đoạn 1, đoạn 2 (Kể theo trình tự thời gian, kể theo trình tự không gian) - Về trình tự sắp xếp các sự việc ? - Về những từ ngữ nối hai đoạn ? - GV nhận xét chốt lời giải đúng (SGV) 3.Củng cố -dặn dò: - Có những cách nào để phát triển câu chuyện ? - Những cách đó có gì khác nhau ? - 2 HS lên kể. - Một HS đọc nội dung bài tập - Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau - 1 HS giỏi làm mẫu: chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất (2 dòng đầu) từ ngôn ngữ kịch sang lời kể. - HS tập kể lại câu chuyện theo cặp - Hai HS thi kể trước lớp - HS tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian: “ Tin tin đến thăm công xưởng xanh, Mi tin đến khu vườn kì diệu”. - HS kể chuyện theo nhóm - HS thi kể chuyện trước lớp -Lớp nhận xét - Một HS đọc nội dung bài tập - HS nhìn bảng phát biểu ý kiến - Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước, đoạn Trong khu vườn kì diệu sau và ngược lại. -Từ ngữ nối được thay thế bằng các từ chỉ địa điểm

File đính kèm:

  • docTieng Viet tuan 8.doc