I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
· Kể tên cách bảo quản thức ăn.
· Nêu ví dụ vê một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.
· Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Hình trang 24, 25 SGK.
· Phiếu học tập.
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 môn Khoa học - Phạm Thị Hợp - Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
Bài 11 : MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
Kể tên cách bảo quản thức ăn.
Nêu ví dụ vê một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.
Nói về những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản và cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 24, 25 SGK.
Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 17 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU CÁC CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
Mục tiêu :
Kể tên cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 24, 25 SGK và trả lời các câu hỏi: Chỉ và nói những cách bảo quản có trong từng hình?
- Tiến hành thảo luận theo nhóm.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2 : TÌM HỂU CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
Mục tiêu:
Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV giảng: Các loại thức ăn có nhiều trong dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu. Vậy muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm như thế nào ?
Bước 2 :
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được.
Bước 3 :
- GV cho HS làm bài tập: Trong các cách bảo quản dưới đây, cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm?
- Làm cho các vi sinh vật không có điều kiện hoạt động : a ; b ; c ; e
Ngăn cho các vi sinh vật xâm mhập vào thực phẩm : d
a) Phơi khô
b) Ướp muối, ngâm nước mắm ;
c)Ướp lạnh
d) Đóng hộp;
e) Cô đặc với đường;
Hoạt động 3 : TÌM HIỂU MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN Ở NHÀ
Mục tiêu:
HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đìønh áp dụng.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 60.
- HS làm việc với phiếu học tập.
Bước 2 :
- Gọi HS trình bày.
- Một số HS trình bày, các em khác bổ sung và học tập lẫn nhau.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KHOA HỌC
Bài 12 : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO
THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
Kể được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 26, 27 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 18 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : NHẬN DẠNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
Mục tiêu :
- Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
- Nêu được nguên nhân gây ra các bệânh kể trên.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu quan sát các hình 1, 2 trang 26 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
Thảo luận về nguyên nhân gây đến các bệnh trên.
- Làm việc theo nhóm.
Bước 2 :
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : - Trẻ em nếu không được ăn đủ luợng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min sẽ bị còi xương.
- Nếu thiếu I-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ.
Hoạt động 2 : THẢO LỤÂN VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
Mục tiêu:
Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Ngoài các bện còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
- Một số HS lần lượt trả lời câu hỏi.
Kết luận: Như SGV trang 62
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI BÁC SĨ
Mục tiêu:
- Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướùng dẫn cách chơi
- HS nghe GV hướùng dẫn cách chơi.
Bước 2 :
- HS chơi theo nhóm.
Bước 3 :
- Yêu cầu các nhóm cử đôi chơi tốt nhất lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm cử đôi chơi tốt nhất lên trình bày trước lớp.
- GV và HS chấm điểm: Qua trò chơi nhóm nào đã thể hiện được sự hiểu và nắm vững bài.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- KH TUAN 6.doc