Giáo án lớp 4 môn học Toán: Luyện tập

. Mục tiêu :

 Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên. Bước đầu làm quen với các bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92( với x là số tự nhiên).

 Mỗi em có ý thức tự giác trong khi làm bài tập và thực hiện làm bài đúng, nhanh, trình bày sạch sẽ.

II. Chuẩn bị : Giáo viên :bảng phụ.

 Học sinh : Xem trước bài ở nhà, SGK.

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc10 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn học Toán: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép. Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy. H. Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Yêu cầu HS cho thêm một số ví dụ . - Nghe và nhận xét. HĐ2 : Luyện tập - Gọi 2 em đọc đề bài 1 và 2 . - Yêu cầu 2 em hỏi đáp để tìm hiểu đề. - Giao cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 1, và 2 vào vở. - Theo dõi HS làm bài và giúp đỡ những HS yếu. - Gọi HS lần lượt lên bảng sửa từng bài. - Chấm và sửa bài ở bảng theo gợi ý đáp án sau : Bài 1: Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại :từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa: Từ ghép Từ láy A Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ. Nô nức B Dẻo dai, vững chắc, thanh cao Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. Bài 2 : Từ Từ ghép Từ láy Ngay Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ Ngay ngắn Thẳng Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đứng, thẳng tắp, Thẳng thắn, thẳng thớm Thật Chân thật, thành thật, thật tình, Thật thà -Yêu cầu HS sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có. 4.Củng cố: Gọi 1 em đọc ghi nhớ trong SGK. Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: Về học bài, làm bài. Chuẩn bị bài tiếp theo . -2 học sinh lên bảng. - Lắng nghe- nhắc lại đề Quan sát. 1 vài em đọc ví dụ. 2 em cạnh nhau thực hiện. Đại diện các nhóm trình bày, mời nhóm khác nêu ý kiến nhận xét. 2-3 em nêu trước lớp. Theo dõi và lần lượt nhắc lại theo bàn. 2-3 em nêu trước lớp. 2-3 học sinh đọc, nêu ví dụ. 2 em đọc, lớp theo dõi. Lớp theo dõi. Từng cá nhân thực hiện làm bài vào vở. Theo dõi bạn sửa bài. Theo dõi và đối chiếu với bài làm của mình. Thực hiện sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có. 1 em đọc ghi nhớ. Theo dõi, lắng nghe. Nghe và ghi bài. ĐẠO ĐỨC: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I.Mục tiêu: -Củng cố nội dung bài: “Vượt khó trong học tập”. -HS tập giải quyết một số tình huống . -GDHS có ý thức khắc phục khó khăn trong việc học tập của bản thân mình và biết giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn. II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi 5 tình huống . III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định:Hát. 2.Bài cũ: H:Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập vàtrong cuộc sống hàng ngày? H:Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? H:Nêu ghi nhớ của bài? 3.Bài mới:GV giới thiệu bài –Ghi đề bài. HĐ1: Gương sáng vượt khó. GV yêu cầu:Kể những gương vượt khó mà em biết. H:Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? H:Thế nào là vượt khó trong học tập? H:Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì? GV kểû cho HS nghe câu chuyện: “Có ngày hôm nay” để nêu gương tinh thần vượt khó của bạn Thái. HĐ2: Xử lý tình huống. GV nêu nhiệm vụ –yêu cầu HS thảo luận nhóm. GV dán bài tập 1 lên bảng, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày 1.Khi gặp một bài tập khó ,em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây?Vì sao? GV kết luận :Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập. 2.GV đưa ra tình huống : Bạn Hoa bị gãy chân ,phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em bạn Hoa cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu làbạn cùng lớp với Hoa,em có thể làm gì để giúp bạn? HĐ3: Liên hệ bản thân GV nêu yêu cầu bài tập 3 và4 GV kết luận:Mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập,đồng thời giúp bạn khác cùng vượt khó. -Gọi HS nêu ghi nhớ của bài. 4)Củng cố::-Nêu ghi nhớ của bài. -Giáo viên nhân xét giờ. 5)Dặn dò:Về nhà học bài –Thực hành tốt bài học. -Chuẩn bị: “Bày tỏ ý kiến” -3 học sinh lên bảng -Cá nhân nhắc lại đề bài. -HS hoạt động cả lớp. -HS kể. -Cả lớp lắng nghe. Các bạn đã khắc phục khó khăn tiếp tục học. -Vượt khó là biết khắc phục khó khăn tiếp tục phấn đấu đạt kết quả tốt. Vượt khó giúp ta tự tin hơn trong học tập,tiếp tục học tậpvà được mọi người quí mến. -HS thảo luận nhóm. -Đại diện nhóm trình bày . -Lớp nhận xét bổ sung để hoàn thành bài tập 1: +Tự suy nghĩ cố gắng làm bằng được. +Nhờ bạn giảng giải để tự làm. +Hỏi thầy giáo ,cô giáo hoặc người lớn. HS thảo luận- trình bày –lớp bổ sung -HS thảoluận nhóm – Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. -HS nêu ghi nhớ. -Lắng nghe, ghi bài. KỂ CHUYỆN MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. Mục đích, yêu cầu: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ. - Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền. - Biết đánh giá lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện trang 40 SGK. Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ chấm cho HS trả lời + bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. -Giáo viên nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 3. Bài mới : Giới thiệu bài. - Câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghet- xtan sẽ giúp các em hiểu thêm về một con người chân chính, ngay thẳng, chính trực. Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện. - GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của hà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với giọng hào hùng, nhịp nhanh. Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh. - Yêu cầu Hs đọc thầm câu hỏi ở bài tập 1. - GV kể lần 2. Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện. a) Tìm hiểu chuyện. - Phát bảng ép và bút lông cho từng nhóm. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng. GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi. - Kết luận câu trả lời đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu - Lắng nghe. - Đọc thầm các câu hỏi ở bài 1. - Theo dõi, lắng nghe. - Nhận đồ dùng học tập. - 1 em đọc câu hỏi, các bạn khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - Chữa vào phiếu của nhóm mình.) - 1 em đọc câu hỏi, 2 em đọc câu trả lời. a. Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. b. Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? Vua ra lệnh lùng bắt bằng được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. c. Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào? Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng. d. Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ? Vì vua thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật. b) Hướng dẫn kể chuyện. - Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS kể chuyện. - Nhận xét cho điểm từng HS. - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Cho điểm HS. c) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ? - Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách? - Cáu chuyện có ý nghĩa gì? - Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất. - Khi 1 em kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - 4 em kể chuyện tiếp nối nhau(2 lượt). - 3 – 5 em kể. - Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. - Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ. - Nhà vua thực sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật. - Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ. - 3 HS nhắc lại. - HS thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện. 4. Củng cố: Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện. Nhận xét, cho điểm HS. Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp. ___________________________________________________

File đính kèm:

  • docThu 3 (4).doc
Giáo án liên quan