I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Hệ thống lại một số hình thức sinh sản cảu thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ công trùng.
- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vẽ sơ đồ về sự phát triển của động vật.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Thẻ chữ cho các câu hỏi 1, 2, 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5 - Bài 61 đến bài 64, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Bài 61 : Ôn tập: thực vật và động vật.
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Hệ thống lại một số hình thức sinh sản cảu thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ công trùng.
- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vẽ sơ đồ về sự phát triển của động vật.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học
- Thẻ chữ cho các câu hỏi 1, 2, 4.
III. Hoạt động dạy học .
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu chu trình sinh sản và phát triển của một số thực vật và động vật mà em đã học?
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2 . Ôn tập.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng ”
* Cách tiến hành.:
Bước 1: Làm việc theo theo cặp.
Y/ C HS đọc các câu hỏi SGK và thảo luận trong 3 phút .
Sau đó GV cho 3 đội lên bảng cho những tấm bìa đặt vào vị trí thích hợp trong câu hỏi số 1, 2, 4.
Gv chốt lại kết quả đúng và y/c HS nhắc lại nội dung vừa hoàn thành.
Công bố đội thắng cuộc
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Y/c HS quan sát các hình vẽ 2,3, 4 trang 125 và chỉ ra hoa nào thụ phấn bằng côn trùng, hoa nào thụ phấn nhờ gió.
- ? thêm hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểmgì? Hoa thụ phấn ngờ côn trùng có đặc điểm gì ?
- Y/c HS quan sát các hình 5, 6, 7 và chỉ ra động vật đẻ con và động vật đẻ trứng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Môi trường”.
- Một số HS nêu.
- 2 HS thảo luận câu hỏi SGK.
- đại diện 3 nhóm , mỗi nhóm 3 em lên bảng điền thẻ chữ.
- Đại diện HS phát biểu ý kiến.
- Vài em trả lời.
- HS làm việc cá nhân, đại diện trả lời.
Khoa học
Bài 62 : Môi trường.
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Khái niệm ban đầu về môi trường.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy về một số thành phần của môi trường địa phương sinh sống.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, tự giác bảo vệ môi trường ở gia đình, trường học và nơi công cộng
II. Đồ dùng dạy - học
- Thoong tin và hình trang 128, 129 SGK.
III. Hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu chu trình sinh sản và phát triển của ếch?
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2 . Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường.
* Cách tiến hành.:
Bước 1: Làm việc theo cặp đôi.
2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào câu hỏi SGK trang 128 và thảo luận cặp đôi .
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Các cặp trình bầy kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
* GV kết luận: - Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống.
HĐ3: Thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường điạ phương nơi HS sinh sống.
* Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc cả lớp .
- Y/c HS trả lời một số câu hỏi sau.
Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- HS – GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Tài nguyên thiên nhiên ”.
- Một số HS nêu.
- Các cặp chao đổi và thảo luận nội dung bài.
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận.
- HS trả lời.
- HS liên hệ nêu.
Khoa học
Bài 63 : Tài nguyên và thiên nhiên.
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Hình thành khái niệm ban đầu về tài nghuyên và thiên nhiên
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 130, 131 SGK.
III. Hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi em sinh sống?
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2 . Quan sát và thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên và thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng các nhóm điều khiển nhóm thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Và quan sát các hình trang 130, 131 SGK để xác định tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.Thư kí ghi lại kết quả làm việc vào phiếu.
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên
Công dụng
Hình1
Hình2
Hình3
Hình4
Hình5
Hình6
Hình7
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
- HS – GV nhận xét.
HĐ3 . Trò chơi: “ Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
* Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Gv nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và hướng dẫn cách chơi.
- GV chia lớp thành 3 đội tham gia chơi.
- Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt từng thành viên trong đội lên tham gia chơi.
- Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều thì đội đó thắng.
Bước 2: HS và Gv bình xét đội thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
- Một số HS nêu.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
Các đội theo dõi và tham gia chơi.
Bình chọn đội thắng cuộc.
Khoa học
Bài 64 : Vai trò của Môi trường tự nhiên
đối với đời sống con người.
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Nêu được ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, tự giác bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 132 SGK.
III. Hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu công dụng của một số tài nguyên.
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2 . Quan sát.
* Mục tiêu: -HS biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
* Cách tiến hành.:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
Thư kí ghi kết quả của nhóm làm việc vào phiếu.
Hình
Môi trường tự nhiên
Cung cấp cho con người
Nhận từ các HĐ của con người
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
* GV kết luận: - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,.
+ Các nguyên liệu và nhiên liệu ( quặng kim loại, than đá, dầu mỏ,) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
- Môi trừng còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
HĐ3: Trò chơi. Nhóm nào nhanh hơn’’
* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.
* Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc theo đội .
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào phiếu giao bài những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ hoạt động của con người.
Môi trường cho
Môi trường nhận
Bước 2. Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS – GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục về việc biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Tác động của con người đến môi trường rừng ”.
- Một số HS nêu.
- Các nhóm trao đổi và thảo luận nội dung bài.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS làm việc trên phiếu theo hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc
File đính kèm:
- BAI 61-64.doc