Giáo án Khoa học 4 Học kì I Trường tiểu học Bà Triệu

I. Mục tiêu:Sau bài học HS có khả năng:

 - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.

 - Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.

 

II. Đồ dùng dạy học:

 - Hình trang 4, 5 trong SGK.

 - Phiếu học tập đủ dùng trong nhóm.

 - Bộ phiếu dùng cho trò chơi " Cuộc hành trình đến hành tinh khác"

 

doc68 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học 4 Học kì I Trường tiểu học Bà Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: (?) Làm thế nào để biết có không khí? (?) Phát biểu định nghĩa về khí quyển? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hoạt động dạy học chính: *Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí. Mục tiêu:Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. Làm việc cả lớp. + GV nêu câu hỏi: (?)Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? (?) Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì? có vị gì? (?) Đôi khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ. + GV gọi HS trả lời. Nhận xét , đánh giá.GV chốt. *Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất dịnh +Bước 1: Chơi thổi bóng - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu báo cáo về số bóng đã chuẩn bị. - GV phổ biến luật chơi:các nhóm có số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi bóng. Nhóm nào thổi xong trước và bóng đủ căng, không bị vỡ là thắng. - GV công bố nhóm thắng cuộc. +Bước 2 :Thảo luận lớp GV yêu cầu các nhóm mô tả hình dáng quả bóng vừa thổi. GV hỏi: (?) Cái gì trong bóng làm nó có hình dạng như vậy? (?) Không khí có hình dạng nhất định không? (?) Nêu thêm ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định. GV chốt. *Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí. Mục tiêu: Biết không khí có thể bị nén lại và giãn ra. Nêu ví dụ ứng dụng một số tính chất của không khí trong cuộc sống. +Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: GV chia nhóm và yêu cầu đọc mục Quan sát +Bước 2: Làm việc theo nhóm. GV bao quát lớp. +Bước 3: Làm việc cả lớp. GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Gv hỏi và HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK. GV chốt. C. Tổng kết dặn dò: GV nhận xét tiết học Xem trước bài sau. 2 HS HS theodõi GV giới thiệu và ghi bảng tên bài đồng thời mở SGK. HS trả lời câu hỏi ngắn gọn HS khác bổ xung Nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của nhóm. Nghe GV phổ biến luật chơi. HS chơi HS quan sát và trả lời. HS đọc mục quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình và sử dụng các từ nén lại, dãn ra để nói về tính chất của không khí. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình Nhận xét đánh giá 2HS nhắc lại nội dung chính của tiết học Rút kinh nghiệm bổ sung: Môn:Khoa học Lớp 4 Tiết :32(Tuần 16.) kế hoạch dạy học Không khí gồm những thành phần nào? I. Mục tiêu:Sau bài học HS có khả năng: - Làm thí nghiệm xác địng hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy - Làm thí nghiệm để chứng tỏ trong không khí còn có những thành pnần khác II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 66, 67 trong SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu làm đế kê lọ.Nước vôi trong.HS làm thí nghiệm 2 trang 67 ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Thời gian nội dung dạy học Ghi chú Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: (?) Nêu tính chất của không khí? (?) Nêu một số ví dụ tính chất của không khí trong đời sống? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hoạt động dạy học chính: *Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí. Mục tiêu:Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là ô-xi duy trì sự cháy và ni-tơ không duy trì sự cháy. Làm việc nhóm. +Bước 1 :Tổ chức, hướng dẫn. GV chia nhóm và kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm. GV hướng dẫn HS đọc SGK để biết cách thực hành thí nghiệm. +Bước 2:HS làm thí nghiệm theo nhóm GV đi các nhóm giúp đỡ.Gv hướng dẫn cách nhận xét: (?)Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng lên? (?) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Tại sao em biết? +Bước 3:Trình bày. Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và giải thích hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm. GV giảng. *Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí Mục tiêu :Làm thí nghiệm chứng minh trong không khí còn những thành phần khác. +Bước 1: Thảo luận theo nhóm. GV kiểm tra việc thực hành thí nghiệm ở nhà của HS. (?) Sau vài ngày để ở ngoài không khí, nước vôi trong có hiện tượng gì xảy ra? (?) Giải thích nguyên nhân hiện tượng ấy? +Bước 2: Trình bày GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. GV chốt. (?) Trong không khí còn có hơi nước, nêu ví dụ chứng tỏ điều đó? (?) Quan sát hình 4, 5 trang 67 và cho biết trong không khí còn thành phần nào khác? GV chốt. C. Tổng kết dặn dò: GV nhận xét tiết học Xem trước bài sau. 2 HS HS theodõi GV giới thiệu và ghi bảng tên bài đồng thời mở SGK. HS báo cáo việc chuẩn bị. HS đọc SGK HS làm thí nghiệm như SGK và nhận xét hiện tượng xảy ra. HS nêu hiện tượng đã quan sát được. HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. HS khác bổ sung HS phát biểu ý kiến. HS nhắc lại nội dung chính của tiết học Rút kinh nghiệm bổ sung: Môn:Khoa học Lớp 4 Tiết :33-34.(Tuần 17.) kế hoạch dạy học Ôn tập học kì I I. Mục tiêu:Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : - Tháp dinh dưỡng cân đối. - Một số tính chất của nước và không khí, thành phần chính của không khí - Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Vai tò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí - HS có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ tháp dinh dưỡng chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm. - Tranh ảnh về sử dụng nước và không khí. Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho các nhóm. III. Hoạt động dạy học: Thời gian nội dung dạy học Ghi chú Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: (?) Nêu hai thành phần chính của không khí? (?) Không khí còn những thành phần nào khác? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động dạy học chính: *Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng? Mục tiêu:Giúp củng cố kiến thức về: tháp dinh dưỡng, một số tính chất của không khí, thành phần của không khí, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. +Bước 1 :Thảo luận theo nhóm GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu có vẽ tháp dinh dưỡng chưa đầy đủ. Các nhóm hoàn thiện tháp. +Bước 2:Các nhóm trình bày sản phẩm. GV và các HS đại diện làm giám khảo đi chấm. GV cho HS bốc thăm câu hỏi ( như SGK) và trả lời. GV cho điểm HS. Nhóm nào nhiều bạn điểm cao là thắng. *Hoạt động 2: Triển lãm Mục tiêu :Củng cố và hệ thống kiến thức về vai trò của nước và không khí trong cuộc sống, lao động sản xuất, giải trí. +Bước 1: Làm việc theo nhóm: +Bước 2 :Tham quan khu triển lãm. Ban giám khảo đánh giá: về nội dung đầy đủ, phong phú; trình bày đẹp, khoa học; thuyết minh rõ và hay; trả lời được câu hỏi. Gv nhận xét cuối cùng. *Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động Mục tiêu: HS có thể vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. +Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn. GV yêu cầu nhóm đăng kí đề tài. +Bước 2: thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ. +Bước 3: Trình bày, đánh giá. GV yêu cầu các nhóm treo sản phẩm. Yêu cầu đại diện nhóm trình bày ý tưởng. GV nhận xét và cho điểm. C. Tổng kết dặn dò: GV nhận xét tiết học Xem trước bài sau. 2 HS HS theodõi GV giới thiệu và ghi bảng tên bài đồng thời mở SGK. HS thảo luận theo yêu cầu của GV Nhóm nào xong trình bày sản phẩm trước. Đại diện HS của nhóm lên bảng. Các nhóm tập hợp những tranh ảnh và tài liệu đã sưu tầm. Sau đó sắp xếp cho đẹp để thi trình bày. Các nhóm đăng kí đề tài. HS thực hành. Trình bày sản phẩm. 2HS nhắc lại nội dung chính của tiết học Rút kinh nghiệm bổ sung: Môn:Khoa học Lớp 4 Tiết :35.(Tuần 18) kế hoạch dạy học Không khí cần cho sự cháy I. Mục tiêu:Sau bài học HS có khả năng: - Làm thí nghiệm chứng minh : + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông - Nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: tuy không duy trì sự cháy nhưng nó vẫn giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí liên quan đến sự cháy II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 70,71 SGK. - Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm + Hai lọ thuỷ tinh( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau + Một lọ thuỷ tinh không có đáy ( hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê ( như hình vẽ) III. Hoạt động dạy học: Thời gian nội dung dạy học Ghi chú Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét kết quả HKI B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hoạt động dạy học chính: Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của ô-xi với sự cháy Mục tiêu:Làm thí nghiệm chứng minh :càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và yc các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm Yc HS đọc mục thực hành tr70 SGK để biết cách làm Bước 2: Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn SGK, nhóm trưởng ghi lại kết quả ra giấy Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày GV giúp HS rút ra kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và và ứng dụng trong cuộc sống Mục tiêu : - Làm thí nghiệm chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông -Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV chia nhóm và yc các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm Yc HS đọc mục thực hành tr70, 71 SGK để biết cách làm Bước 2 : HS làm thí nghiệm như mục1 SKG và nhận xét kết quả HS làm thí nghiệm như mục 2tr 71 SGK, thảo luận nhóm rút ra kết quả Cho HS liên hệ cách dập tắt ngọn lửa Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả GV kết luận C. Tổng kết dặn dò: GV nhận xét tiết học Xem trước bài sau. HS lắng nghe HS theodõi GV giới thiệu và ghi bảng tên bài đồng thời mở SGK. Lớp theo dõi 1 số nhóm trình bày Lớp nhận xét, bổ sung HS nhắc lại - 1,2 HS Đại diện nhóm trình bày. HS khác bổ sung 2HS nhắc lại nội dung chính của tiết học Rút kinh nghiệm bổ sung:

File đính kèm:

  • docGA Khoa hoc lop 4 HKI NH 20092010.doc
Giáo án liên quan