BÀI 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức:
- Giúp các em kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Về kỹ năng:
- Hướng dẫn cho các em biết được từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
Về thái độ:
- Giúp các em vận dụng và hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở phục vụ cho tiết học.
- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh trang 56, 57 của Sách Giáo Khoa (SGK), phiếu học tập nhóm và mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
8 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 4055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 Bài 27: Một sồ cách làm sạch nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
còd
BÀI 27: MỘT SỒ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn: Quách Thị Nga
Lớp: Cao Đẳng Giáo Dục Tiểu Học 11 G
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Tên bài dạy:
BÀI 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
cùd
MỤC TIÊU
Ø Về kiến thức:
Giúp các em kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Ø Về kỹ năng:
Hướng dẫn cho các em biết được từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
Ø Về thái độ:
Giúp các em vận dụng và hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở phục vụ cho tiết học.
Giáo viên chuẩn bị hình ảnh trang 56, 57 của Sách Giáo Khoa (SGK), phiếu học tập nhóm và mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp.
“Chào cả lớp! Các em ổn định để chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học này nhé!”
2. Kiểm tra bài cũ.
“Trước tiên, Thầy (cô) sẽ ôn lại bài cũ cho các em bằng cách các em hãy trả lời những câu hỏi mà Thầy (cô) đặt ra nhé!”
+ “Em nào hãy nhắc lại Thầy (cô) biết tiết trước các em đã được học bài gì?”
g bài 26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
+ “Em nào hãy kể cho Thầy (cô) biết một vài nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch,bị ô nhiễm?”
g xả rác, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, lũ lụt,
+ “Em hãy nêu lên một vài tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người?”
g nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sinh sống, phát triển và lan truyền các loại bệnh như tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hội, Có tới 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
3. Dạy bài mới.
Giới thiệu bài mới: “Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. Thế thì, trong tiết học này Thầy (cô) sẽ hướng dẫn cho các em tìm hiểu một số cách làm sạch nước. Nào chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nha các em!”
Các hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ò Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm nước sạch.
Ø Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Ø Cách tiến hành:
Giáo viên nêu câu hỏi với cả lớp: “Các em hãy kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng?”
Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên giảng: Thông thường có ba cách làm sạch nước:
Lọc nước
Bằng giấy lọc, bông, lót ở phễu.
Bằng sỏi, cát, than củi, đối với bể lọc.
Tác dụng: tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước.
Khử trùng nước
Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven. Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc.
Đun sôi
Đun nước cho tới khi sôi, để thêm chừng 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết.
Giáo viên nêu câu hỏi với cả lớp: “các em hãy nhắc lại các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách mà Thầy (cô) vừa nêu?” (học sinh dựa vào lời giảng của giáo viên để trả lời, nếu các em trả lời được giáo viên không cần phải tóm tắt lại)
Học sinh lắng nghe giáo viên nêu câu hỏi và các em trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh lắng nghe và nhớ lại những gì giáo viên vừa giảng để trả lời câu hỏi.
ò Hoạt động 2: Thực hành lọc nước.
Ø Mục tiêu: biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản.
Ø Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
Giáo viên chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong SGK trang 56.
Bước 2: Học sinh thực hành theo nhóm.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận.
Giáo viên mời các em nhận xét phần trình bày của nhóm vừa trình bày.
Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước.
Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hòa tan.
Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được.
Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn và di chuyển chỗ ngồi đúng vị trí nhóm của mình.
Học sinh tiến hành thảo luận nhóm.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Một số em nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Học sinh lắng nghe.
ò Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch.
Ø Mục tiêu: kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch.
Ø Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời vào phiếu học tập.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát hình 2 trang 57 SGK và đọc thông tin trong mục Bạn cần biết trang 57 để hoàn thành bảng sau:
Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
Thông tin
Trạm bơm đợt hai
.
.
Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác.
.
Lấy nước từ nguồn.
.
Loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước.
... Bể lọc
.
.
Khử trùng.
Bước 2:
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
Giáo viên mời các nhóm còn lại nhận xét.
Giáo viên chữa bài:
Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch
Thông tin
6. Trạm bơm đợt hai
Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng.
5. Bể chứa
Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác.
1. Trạm bơm nước đợt một
Lấy nước từ nguồn.
2. Dàn khử sắt – bể lắng
Loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước.
3. Bể lọc
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước.
4. Sát trùng
Khử trùng.
Kết luận:
Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước:
Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm.
Loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng.
Tiếp tục loại các chất không tan trong nước bằng bể lọc.
Khử trùng bằng nước gia – ven.
Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể.
Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm.
Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn và di chuyển chỗ ngồi đúng vị trí nhóm của mình.
Học sinh nhận phiếu học tập và tiến hành thảo luận.
Học sinh đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm còn lại nhận xét.
Học sinh lắng nghe và quan sát kết quả.
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên kết luận quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
ò Hoạt động 4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống.
Ø Mục tiêu: hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
Ø Cách tiến hành:
Giáo viên nêu các câu hỏi cho học sinh thảo luận:
Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
Giáo viên gọi một vài nhóm lên trả lời và gọi các em nhận xét.
Kết luận:
Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn:
Khử sắt, loại các chất không tan trong nước và khử trùng.
Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
Học sinh lắng nghe câu hỏi.
Học sinh lên trình bày và nhận xét
Học sinh lắng nghe giáo viên rút ra kết luận.
4. Củng cố bài học:
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung bài học.
Cách tiến hành:
+ “Vừa rồi các em đã được học bài gì?”
g Một số cách làm sạch nước.
+ “Em nào hãy nhắc lại cho Thầy (cô) và các bạn biết các cách làm sạch nước mà em vừa tìm hiểu?”
g Thường có 3 cách: lọc nước, khử trùng nước và đun sôi.
+ “Em nào hãy nói cho các bạn biết tại sao phải đun sôi nước trước khi uống?”
g Phần lớn diệt chết được các loại vi khuẩn và khử được mùi thuốc khử trùng.
Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Dặn các em về xem lại bài vừa học và xem trước bài 28: Bảo vệ nguồn nước.
Nhắc nhở các em về nhớ đun sôi nước trước khi uống để bảo vệ sức khỏe.
HẾT
File đính kèm:
- Mot So Cach Lam Sach Nuoc.docx