Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Tiết 1 đến 27

I. MỤC TIÊU

- Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề.

- Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động.

- Lập được bản “xu hướng nghề nghiệp” của bản thân.

- Bộc lộ được hứng thú nghề nghiệp của mình.

II. CHUẬN BỊ

1. Giáo viên:

- Phân phát trước các câu hỏi điều tra cho học sinh.

- Thống kê và có nhận định sơ bộ về hứng thú nghề nghiệp, căn cứ chọn nghề cũng như lí tưởng nghề nghiệp của học sinh.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.

- Sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm giương về những người thành đạt trong nghề.

- Đọc kĩ phần nội dung cơ bản của chủ đề. Đặc biệt chú ý phần cách thức lựa chọn nghề phù hợp, thao tác đối chiếu những đặc điểm tâm- sinh lý với yêu cầu của nghề đối với người lao động, những bộ phận tạo thành sự phù hợp nghề và miền chọn nghề tối ưu.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Tiết 1 đến 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất trả lời - HS chia thành từng tổ, lần lượt tới các phân xưởng, các bộ phận sản xuất tại cơ sở, tuân thủ mọi chỉ dẫn tham quan tại cơ sở. HS phải ghi nhớ hoặc chép lại những điều cần thiết để ghi vào phiếu tham quan. - HS tập hợp tại địa một địa điểm, dành 15’ để hoàn chỉnh phiếu tham quan. Đại diện HS cảm ơn cơ sở sản xuất đã tạo điều kiện để lớp được tham quan. IV. Kết thúc hoạt động a) Giáo viên tổng kết, đánh giá Học sinh tự viết thu hoạch b) Bài tập về nhà, hướng dẫn chuẩn bị chủ đề sau: Tìm hiểu một số đặc điểm của ngành xây dựng; tìm hiểu một số trường ngành đạo tạo liên quan đến xây dựng. Tĩnh gia, ngày tháng năm 2013 Phê duyệt Tuần dạy: Ngày soạn Chủ đề 8 Tìm hiểu một số nghành nghề thuộc nghành xây dựng (Tiết 22,23,24 theo PPCT) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được vị trí xã hội và tầm quan trọng của một số nghề thuộc ngành xây dựng. - Biết một số thông tin cơ bản về nghề xây dựng 2. Kĩ năng: Hiểu và trình bày một số nghề thuộc ngành xây dựng theo bản mô tả nghề. 3. Thái độ: Có ý thức liên hệ bản thân trong việc chọn nghề. II. CHUẩN Bị 1. Giáo viên: - Sưu tầm các tài liệu, sách giáo khoa để có kiến thức cần thiết về ngành xây dựng - Liên hệ với chính quyền địa phương để nắm được qui hoạch xây dựng của quận, huyện. - Chuẩn bị trò chơi về đề tài xây dựng. 2. Học sinh: - Chuẩn bị nội dung theo bản mô tả nghề về ngành xây dựng - Cử người kể chuyện hoặc hát các bài hát liên quan đến lĩnh vực xây dựng III: NộI DUNG 1. ổn định lớp 2. Tổ chức hướng theo nhóm, cử HS dẫn chương trình, thư ký nhóm trưởng. 3. Tiến trình tổ hức dạy v học bi mới Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh GV tổ chức lớp hoạt động theo nhóm, cử người dẫn chương trình GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo chủ đề. GV: Lắng nghe phát biểu của học sinh. GV gợi ý: I. ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề xây dựng - Có từ lâu đời do việc trú ngụ của con người trong các hang động trở nên chật hẹp thiếu thốn. GV: Lắng nghe ý kiến của HS và gợi ý - ý nghĩa: là ngành tạo ra cơ sở hạ tầng cho mọi hoạt động của xã hội loài người như: nhà cửa, cầu đường, công trình, thũy lợi, rạp hát, sân vận động II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề 1. Đối tượng lao động : Đa dạng và phong phú tùy theo từng chuyên môn. VD: 2. Nội dung lao động: Gồm các công đoạn + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Xác định mục đích sử dụng của công trình, các yêu cầu về công nghệ, đất đai, phải lập dự án đầu tư và luận chứng kinh tế kỹ thuật. Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: Khảo sát, thiết kế, ký kết các hợp đồng, chuẩn bị cho ngày khởi công công trình + Giai đoạn xây lắp: gồm: - Đào, san lắp mặt bằng - Xây dựng phần ngầm công trình - Công đoạn xây dựng hoàn thiện công trình 3. Công cụ lao động GV gợi ý: Các công cụ đơn giản như xẻng, quốc, bay thợ xây - Công cụ hiện đại: Máy dầm, máy nén, búa máy, máy trộn bê tông, cần cẩu + Nhóm công cụ lao động chính + Nhóm công cụ phụ trợ + NhómThị Xã Hà Tiên công cụ chuyên chở 4. Các yêu cầu của nghề GV gợi ý: - Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Xây dựng cầu đóng - Xây dựng công trình thủy - Xây dựng công trình biển và dầu khí - Công nghiệp vật liệu và cấu kiện xây dựng - Cơ điện xây dựng - KT môi trường - KT xây dựng - Kiến trúc - Tin học xây dựng Về kỹ năng: Đọc được bản vẽ xây dựng làm thành thạo những công việc cụ thể của chuyên môn mình đảm nhận - Có kỹ năng phối hợp theo nhóm, tổ để hình thành nhiệm vụ - Sử dụng thành thạo những công cụ lao động của nghề - Sáng tạo trong lao động Những yêu cầu về tâm sinh lý - Có tính kiên trì( đọc, thiết kế linh hoạt, chính xác, khách quan) - Có năng khiếu mỹ thuật * Đạo đức nghề nghiệp - Có hướng tâm nghề nghiệp, có ý thức lao động trong khi làm việc * Về sức khỏe: Phải có sức khỏe tốt 5. Điều kiện lao động và các chống chỉ định về y học của nghề + Điều kiện lao động - Thường làm việc ngoài trời, trên cao - Thường di chuyển địa điểm làm việc - MT bụi, nguy hiểm + Các chống chỉ định - Không bệnh tim mạch, thấp khớp, bệnh đường hô hấp, dị ứng với thời tiết III. Đào tạo và triển vọng của nghề 1. Giới thiệu các cơ sở đào tạo Các cơ sở đào tạo gồm: + Các trường trungc ấp xây dựng + Các trường Cao đẳng, Đại học 2. Triển vọng của nghề Việt Nam là đất nước đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy phải xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng cho nhiều ngành do đó cần rất nhiều các cán bộ thuộc lĩnh vực xây dựng. V. Tổng kết đánh giá GV gọi HS trình bày 1. Nội dung chính của bài chủ đề là gì? 2. Hãy liên hệ bản thân trong việc chọn nghề tương lai * Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề xây dựng. NDCT: Mời bạn nêu lên lịch sử hình thành của nghề xây dựng? HS thảo luận và giơ tay phát biểu HS lắng nghe NDCT: Ban cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề? HS thảo luận theo nhóm sau đó phát biểu * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề xây dựng? NDCT: Bạn cho biết đặc điểm và yêu cầu của nghề xây dựng HS thảo luận theo nhóm HS phát biểu NDCT: Bạn cho biết các công cụ của ngành xây dựng HS thảo luận theo nhóm NDCT: Bạn cho biết các yêu cầu của nghề xây dựng đối với người lao động? HS: Thảo luận theo nhóm NDCT: Bạn cho biết điều kiện lao động của nghề xây dựng ? HS: Thảo luận và phát biểu ý kiến NDCT: Bạn cho biết các cơ sở đào tạo của nghề? HS phát biểu NDCT: Mời đại biểu các nhóm t1om tắt nội dung chính của chủ đề. Qua chủ đề thu hoạch được những gì? IV. Kết thúc hoạt động a) Giáo viên tổng kết, đánh giá Học sinh tự viết thu hoạch b) Bài tập về nhà, hướng dẫn chuẩn bị chủ đề sau: Mỗi học sinh viết lí do và kế hoạch chọn nghề tương lai. Tĩnh gia, ngày tháng năm 2013. Phê duyệt Tuần dạy: Ngày soạn Chủ đề 9 nghề tương lai của tôi (Tiết 25,26,27 theo PPCT) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: giải thích được cơ sở chọn nghề cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội 2. Kỹ năng: Lập được bản” kế hoạch nghề nghiệp tương lai” phù hợp với năng lực và hứng thú của bản thân 3. Tư tưởng: Chủ động tự tin trong việc đề ra kế hạch thực hiện ước mơ của mình II. CHẩN Bị 1. Giáo viên: . Chuẩn bị trước các mẫu phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp . Một bản hành động cá nhân . Định hướng trước cho HS hình thức và nội dung buổi thảo luận 2. Học sinh: . Chuẩn bị ý kiến của mình về xu hướng nghề . Đóng góp trò chơi về chủ đề nghề tương lai mình thích III.NộI DUNG 1. ổn định lớp 2. Tổ chức hướng theo nhóm, cử HS dẫn chương trình, thư ký trưởng nhóm 3. Tiến trình tổ chức dạy v học bi mới Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh GV: chia lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình GV: Nhận xét mức độ chính xác của các ý kiến và tóm tắt lại Chúng ta đã nhìn rõ là để chọn được nghề tối ưu thì mỗi người khi chọn nghề phải trả lời được các câu hỏi: - Tôi thích nghề gì? (Câu hỏi này xác định hứng thú nghề nghiệp của cá nhân với nghề nào đó) - Tôi có thể làm được nghề gì?( Câu hỏi này hằm xác định năng lực của bản thân đối với nghề. Đặc biệt chỉ cho chúng ta thấy só sự phù hợp giữa yêu cầu của nghề với những đặc điểm tâm sinh lý mà người đó có hay không?) - Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao? ( câu hỏi nhằm xác định tính khả thi khi chọn nghề và thực sự phù hợp với những đòi hỏi của nghề thì chúng ta cũng không thể có lơ hội làm việc theo nghề đó nếu như chúng ta không quan tâm tới nhu cầu của xã hội với nghề, tới triển vọng của nghề sau này) GV: Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì và thực hiện như thế nào? GV: hướng dẫn nội dung học sinh thỏa luận theo nhóm GV: Lắng nghe ý kiến phát biểu, nhận xét GV: Kết luận: - Mỗi học sinh cần phải xác định một dự định nghề nghiệp để phấn đấu, nhờ có dự định này mà nó trở thành động cơ để thúc đẩy học sinh học tập tốt các môn học liên quan đến nghề định chọn. Do đó mỗi học sinh tự bản thân mình cần nói lên nguyện vọng nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình xây dựng kế hoạch nghề nghiệp thì học sinh nên tham khảo ý kiền của thầy cô giáo, cha mẹ, những người đi trước để chúng ta có thể vạch ra được con đường để đạt được ước mơ đó Để đạt được điều này học sinh cần: - Tham gia một số hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các buổi hoạt động hướng nghiệp, các buổi học nghề, các buổi lao động sản xuất - Có kế hoạch cụ thể để phấn đấu trong học tập, trong tu dưỡng đạo đức, trong rèn luyện sức khỏe. - Chú y sưu tầm những tài liệu liên quan đến nghề định chọn. GV: Lắng nghe các kế hoạch nghề nghiệp và nhận xét GV: Theo dõi các bài phát biểu và nhận xét kết quả đạt được sau buổi thảo luận Tổng kết đánh giá: -Em hãy cho biết mục tiêu của bài học là gì? - Thầy giáo(cô giáo) tổng kết lại buổi thảo luận và lưu ý các em hãy đặt ra mục tiêu nghề nghiệp của mình thì cần phải ra sức phấn đấu trong học tập và trong rèn luyện thì mới đạt được nguyện vọng và chúc các em thành công ! * Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung cơ sở của việc chọn nghề NDCT: Chúng ta ôn lại cở sở của chọn nghề tối ưu là gì? HS: Thảo luận ôn lại nội dung đã học. * Hoạt động 2: lập kế hoạch nghề tương lai NDCT: Chúng ta thảo luận theo nội dung: - Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì? HS trao đổi đưa ra ý kiến trong nhóm - Đại diện nhóm phát biểu NDCT: thực hiệ kế hoạch nghề nghiệp là gì? HS: Thảo luận theo nhóm NDCT: Xin mời các tổ phát biểu ý kiến HS lắng nghe NDCT: Phát bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai HS: Hoàn thiện bản kế hoạch nghề nghiệp NDCT: Đề nghị đại diện một số bạn ở các nhóm đọc bản kế hoạch Hoạt động 2: Sinh hoạt chung NDCT: Xin mời đại diện các nhóm lên biểu diễn các trò chơi(nếu có) hoặc tham gia văn nghệ hát các bài hát liên quan đến nghề) Hoạt động 3: Kết thúc thảo luận NDCT: Mời các đại diện nói lên cảm nghĩ của mình và những thu hoạch qua buổi thảo luận Hoạt động 3: Kết thúc thảo luận NDCT: Mời đại diện các nhóm lên phát biểu cảm tưởng của mình và những thu hoạch được qua buổi thảo luận HS các nhóm trình bày ý kiến Cả lớp lắng nghe thầy cô tổng kết IV. Kết thúc hoạt động a) Giáo viên tổng kết, đánh giá Học sinh tự viết thu hoạch Tĩnh gia, ngày tháng năm 2013 Phê duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an huong nghiep 10 chuan khong can chinh.doc
Giáo án liên quan