1. Vị trí của ngành giao thông vận tải.
1.1. Vài nét về hệ thống giao thông vận tải Việt Nam: Giao thông đường thủy có vị trí quan trọng và phát triển quá sớm do đặc điểm của đại hình nước ta: Nước ta ở phía đông và đông Nam bán đảo Đông Dương, có địa hình phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông và Đông Nam là vùng biển nằm trong biển Đông với đường bờ biển dài 3260km và thềm lục địa rộng. Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc.
Bên cạnh hệ thống giao thông thủy còn có hệ thống giao thông vận tải nối liền các tỉnh: Đường quốc lộ 1; các hệ thống giao thông nhỏ phát triển sớm phục vụ cho các loại phương tiện: Xe tay; xe ngựa kéo; các loại xe cơ giới(1913 có 350 xe; 1926 có 9504 xe); 1880 Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường sắt đầu tiên là Sài Gòn_Mỹ Tho. Ngày 15/1/1956 Cục hàng không dân dụng Việt Nam chính thức được thành lập, ngày nay Hàng không Việt Nam không ngừng phát triển đổi mới phương tiện, mua và thuê nhiều loại máy bay như: Boeing B767-200; B767-300; Boeing 777-200, ,Airbus A320-214; ATR-72, .
1.2. Vai trò, vị trí của ngành giao thông vận tải trong xã hội: Hệ thống giao thông là yếu tố không thể thiếu trong kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu, kích thích sự phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các ngànhdịch vụ. Do vậy hệ thống giao thông tốt sẽ quyết định sự phát triển của nền kinh tế-xã hội. Tạo điều kiện tốt cho việc phát triển và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn dân. Phát triển giao thông góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Các nhóm nghề cơ bản của ngành giao thông vận tải:
2.1. Nhóm nghề xây dựng công trình giao thông vận tải:
+ Xây dựng công trình giao thông đường bộ: cầu, đường bộ, đường sắt.
+ Xây dựng những công trình cảng: cảng biển, cacng3 sông, cảng hàng không.
+ Xây dựng công trình đường ngầm: Đường ống, đường ngầm, cấp thoát nước.
2.2. Nhóm nghề vận tải: Vận tải đường bộ; vận tải đường sắt; vận tải đường sông, biển; vận tải đường hàng không; vận tải đường ống(vận chuyển xăng, dầu, khí tự nhiên(khí đốt) )
2.3. Nhóm nghề công nghiệp giao thông vận tải: Công nghiệp sản xuất vật liệu và cấu kiện xây lắp các công trình giao thông vận tải. Công nghiệp đóng gói mới và sửa chữa các thiết bị làm đường, làm cầu. Công nghiệp đóng gói mới và sửa chữa các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển. Công nghệ sửa chữa và bảo dưởngmáy bay dân dụng.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp - Chủ đề 1: Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành giao thông vận tải và địa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Xây dựng những công trình cảng: cảng biển, cacng3 sông, cảng hàng không.
+ Xây dựng công trình đường ngầm: Đường ống, đường ngầm, cấp thoát nước.
Nhóm nghề vận tải: Vận tải đường bộ; vận tải đường sắt; vận tải đường sông, biển; vận tải đường hàng không; vận tải đường ống(vận chuyển xăng, dầu, khí tự nhiên(khí đốt))
Nhóm nghề công nghiệp giao thông vận tải: Công nghiệp sản xuất vật liệu và cấu kiện xây lắp các công trình giao thông vận tải. Công nghiệp đóng gói mới và sửa chữa các thiết bị làm đường, làm cầu. Công nghiệp đóng gói mới và sửa chữa các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển. Công nghệ sửa chữa và bảo dưởngmáy bay dân dụng.
Đối tượng lao động của các nghề thuộc GTVT: Các công trìn giao thông đường bộ, đường sắt; Các công trình cảng sông và cảng biển; Các sân bay dân sự và quân sự; Các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy(sông, biển) và đường hàng không; Các thiết bị, vật liệu và cấu kiện xây lắp các công trình giao thông.
Công cụ lao động của ngàng GTVT: Tùy từng nghề, từng chuyên môn trong ngành Giao thông vận tảisẽ cần những công cụ lao động khác nhau.
Nội dung lao động của ngành GTVT: Tùy từng nhóm nghề trong ngành giao thông mà ta có nội dung lao động phù hợp ví dụ: Nganh xây dựng công trình giao thông gồm: Giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn thi công; giai đoạn hoàn thiện và đưa công trình vào khai thác, sử dụng và bảo dưỡng.
Điều kiện lao động và chống chỉ định y học của ngành GTVT: Điều kiện lao động thường phụ thuộc vào loại hình lao động, phụ thuộc vào môi trường của loại hình lao động đó. Người lao động trong lĩnh vực này không được mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh, thấp khớp, viêm gan, thận mãn tính, lao phổi, dị ứng với thời tiết,.
Vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực GTVT:
Hệ trung cấp: Theo Quy chế tuyển sinh, ba tháng trước ngày tuyển sinh hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố những điều cần biết về tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp như sau: Những thay đổi về quy chế. Chỉ tiêu tuyển sinh. Ngày thi, môn thi, đối tượng thi, vùng tuyển sinh của từng trường. Mức lệ phí, các thủ tục nộp hồ sơ, nhận giấy báo dự thi cho từng trường Trung cấp chuyên nghiệp. Ví dụ một số trường trung cấp chuyên nghiệp: Trường Trung cấp Giao thông vận tải Trung Ương I(xã Thụy An, huyện Ba Vi, Tĩnh Hà Tây); Trường Trung Cấp Hàng Giang Trung Ương I(Nam Đồng, Nam Sách, Hải Dương); Hệ trung cấp trong trường Cao Đẳng Hàng Hải I(Số 2B, Đường Đà Nẵng, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Tp hải Phòng)
hệ cao đẳng, đại học: Theo quy chế tuyển sinh, tháng 3 hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học và cao đẳng”, công bố những điều cần biết về tuyển sinh như sau: Quy chế tuyển sinh. Chỉ tiêu tuyển sinh. Ngày thi, địa điểm thi, lệ phí thi. Kết quả thi và xét tuyển, thông báo kết quả, nộp hồ sơ trúng tuyển. Ví dụ một số trường cao đẳng, đại học: Trường đại học giao thông vận tải(Láng Thượng-Đống Đa-Hà Nội); Trường Đại Học Giao thông Vận tải TP.Hồ Chí Minh;.
B/ NGÀNH ĐỊA CHẤT:
1. Vị trí của ngành giao thông vận tải
1.1 Vài nét về hệ ngành địa chất Việt Nam: Nhân dân ta đã biết khai thác và sử dụng nguyên liệu khoáng sản từ hàng nghì năm trước. Trống đồng Đông Sơn, mũi tên đồng Cổ loa, thạp đồng Đồ Thịnh đã chứng minh điều đóĐến cuối thế kỷ XIX, chính phủ Pháp mới thành lập cơ quan điều tra khoáng sản tại Việt Nam và đến giữa những năm 50 của thế kỷ XIX, ngành địa chất Việt Nam mới bắt đầu phát triển và nhanh chóng trưởng thành.Đến nay ngành địa chất đã hoạt động đều khắp đất nước,điều tra tìm hiểu lòng đất, thăm dò và khai thác khoáng sản và là thành viên chính thức của Hiệp hội Địa chất Đông Nam Á.
1.2. Vai trò, vị trí của ngành giao thông vận tải trong xã hội: Ngành địa chất Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác , bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra ngành địa chất còn tiến hành điều tra cơ bản về địa chất môi trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình, đô thị,
2. Các nhóm nghề cơ bản của ngành giao thông vận tải: Địa chất tìm kiếm-thăn dò khoáng sản. Địa chất vật lí. Địa chất dầu khí. Địa chất kĩ thuật. Địa chất đô thị. Địa chất môi trường. Địa chất du lịch. Khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng.
3. Đối tượng lao động của các nghề thuộc GTVT: Cấu trúc địa chất Việt Nam. Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam. Các trường địa vật lí khu vực. Các trường địa từ, địa chấn kiến tạo.
4. Công cụ lao động của ngàng GTVT: Các loại công cụ thô sơ, phổ thông dùng cho công tác tìm kiếm, thăm dò. Các loại thiết bị điều tra cơ bản về địa chất như thiết bị phân tích hóa, lí,vv..Ngày nay còn có thêm những thiết bị hiện đại như thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), quang phổ plasma(ICP), huỳnh quang rơghen, kính hiển vi phân cực các loại, thăm dò bằng vệ tinh,
5. Nội dung lao động của ngành GTVT: Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất nhằm: Lập bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thủy văn, điều tra địa chất đô thị, địa vật lí khu vực. Khảo sát, thăm dò và khai thác khoáng sản: khoáng sản năng lượng, quặng sắt và hợp kim sắt, quặng kim loại cơ bản, quặng kim loại nhẹ, quặng kim loại quý, quặng phóng xạ, chất hiếm, đá quý, khoáng chất công nghiệp.
6. Điều kiện lao động và chống chỉ định y học của ngành GTVT: Điều kiện lao động ít phù hợp với phụ nữ, thường xuyên phải đi xa, sống và làm việc ở những nơi có nhiều khó khăn, gian khổ, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạn. Đòi hỏi người lao động không được mắc các bệnh về tim mạch, cơ bắp, xương, khớp, viêm thận, gan mãn tính, dị ứng với thời tiết,
7. Vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực GTVT: Hệ trung cấp chuyên nghiệp, hệ cao đẳng đại học. Theo quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 3 hằng năm.
III/ Trọng tâm của chủ đề: Tìm hiểu thông tin một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất. Biết cách tìm thông tin theo cấu trúc bản mô tả nghề. Liên hệ với bản thân để có hướng chọn nghề phù hợp.
IV/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Nghiên cứu tai liệu, sách tham khảo để có kiến thức cần thiết thuộc về ngành GTVT và địa chất. Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu,
2/ Học sinh: Chuẩn bị thông tin theo yêu cầu của giáo viên. Chuẩn bị các hoạt động cần thiết cho buổi sinh hoạt.
V/ Tổ chức hoạt động theo chủ đề:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề: Đây là hoạt động nhằm giúp các em có thêm thông tin về ngành GTVT và địa chất, giúp các em xác định được ý nghĩa và sự lựa chọn ngành nghề sau này.
2/ Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, tầm quam trọng của ngành GTVT và Địa chất trong xã hội:
Khi xã hội chưa có tàu hỏa, ôtô, máy bay, tàu thủy thì người dân đã gặp những khó khăn như thế nào trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa?
Vấn đề đi lại giữa các vùng miền như thế nào?
Vấn đề lưu thông hàng hóa thực hiện như thế nào?
Sẽ xảy ra những khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội?
Giáo viên cung cấp thông tin về vị trí, nhiệm vụ của ngành địa chất. Học sinh làm theo nhóm về vị trí, nhiệm vụ của ngành GTVT và Địa chất trong xã hội. Các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên kết luận.
3/ Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin một số nghề thuộc ngành GTVT:
Học sinh làm việc theo nhómvề nội dung tìm hiểu thông tin của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải(nghề do giáo viên chọn).
Từng nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.
Giáo viên giới thiệu các nguồn thông tin cho học sinh muốn tìm hiểu sâu thêm về ngành Giao thông vận tải: tạp chí, báo ngành, các sách về thông tin tuyển sinh,
4/ Hoạt động 4: Tìm hiểu thông tin một số nghề thuộc ngành Địa chất: Tương tự hoạt động 3.
5/ Hoạt động 5: Liên hệ bản thân:
Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh về những nhóm nghề cơ bản của ngành Giao thông vận tải và địa chất.
Giáo viên đưa ra những nhóm nghề sau của hai ngành, yêu cầu học sinh thảo luận: Trong nhóm nghề đó, nghề nào thông dụng hơn? Nghề nào có yêu cầu về nhân lực hơn?
A. Xây dựng cầu, đường. B. Đóng tàu. C. Đóng và sửa chữa đầu má, toa xe.
D. lái xe khách. E. lái xe vận tải chở hàng. F. Sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng. G. Khai thác than mỏ hầm lò. H. Khai thác dầu khí. I. Khai thác công trình. J. Trắc địa.
- Cho lớp thảo luận về điều kiện làm việc của một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải, ngành địa chất, tìm ra những khó khăn và những yếu tố hấp dẫn của những nghề đó.
- Liên hệ với bản thân về sự phù hợp với nghề nào thuộc ngành Giao thông vận tải hay ngàh địa chất? Vì sao lại chọn nghề này?
- Học sinh tìm hiểu, kể tên một số trường đào tạo công nhân , kỹ thuật viên hoặc kỹ sư thuộc hai ngành trên ở địa phương và trung ương.
6/ Hoạt động 6: Tổng kết buổi học:
File đính kèm:
- GDHN chu de 1.doc