MÔN : TIẾNG VIỆT
BÀI 100 : uân uyên
xuân chuyền
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS biết đđọc & viết đúng : uân uyên, mùa xuân, bóng chuyền .
- Biết đđọc đúng đoạn thơ ứng dụng :
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đđề Em thích đđọc chuyện ( kể 1 số truyện em đã xem, tên một vài nhân vật trong truyện, kể lại một hoặc hai đđoạn của truyện em nhớ & thích ).
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học vần 1 bài 100 : uân uyên xuân chuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên : LỤC NHƯ HOA
Lớp : CGT 1061
GIÁO ÁN LỚP 1
MÔN : TIẾNG VIỆT
BÀI 100 : uân uyên
xuân chuyền
Mục đích, yêu cầu :
HS biết đđọc & viết đúng : uân uyên, mùa xuân, bóng chuyền .
Biết đđọc đúng đoạn thơ ứng dụng :
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đđề Em thích đđọc chuyện ( kể 1 số truyện em đã xem, tên một vài nhân vật trong truyện, kể lại một hoặc hai đđoạn của truyện em nhớ & thích ).
Đồ dùng dạy - học :
Bộ dạy âm vần lớp 1, bộ ảnh dạy lớp 1 :
Tranh, ảnh về mùa xuân cây cối nảy lộc & nở hoa, cảnh sân trường đang có trận đấu bóng chuyền.
Tranh, ảnh về chim khuyên, con thuyền, chuyển thóc từ thuyền lên bờ, mũi tên xuyên qua tấm gỗ mỏng, mấy HS đang ở vạch xuất phát để chuẩn bị chạy,…
Vật thật : tấm huân chương, tờ lịch có ghi từng tuần, vài cuốn truyện thiếu nhi, quân bài tam cúc hoặc tú lơ khơ.
Các phiếu ghi các từ ngữ sau : mùa xuân, huân chương, tuần lễ, con thuyền, vận chuyển, kể chuyện, cuốn truyện.
Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ .
5’
- Cho 3 HS đọc và viết được các từ ngữ : vần uơ, uya, các từ quở trách, trời khuya.
- Cho 1 HS đọc câu ứng dụng :
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trên sân.
- GV nhận xét.
- 3 HS lên bảng đọc và viết các từ ngữ đã cho.
- 1 HS đọc to câu ứng dụng.
Dạy bài mới .
a. Giới thiệu bài
2’
b. Dạy vần
Khoảng
23’
Tiết 1
- Qua kiểm tra bài cũ, cô thấy các em đã đọc và viết được vần uơ, uya và đọc tốt câu ứng dụng. Trong bài học này cô sẽ giới thiệu với các em hai vần mới nữa. Đó là vần uân và vần uyên. Cô nghĩ sâu khi học thêm hai vần uân và uyên các em sẽ biết thêm nhiều tiếng, từ có chứa hai vần này.
- GV dùng các chữ cái rời ghép vần uơ trên bảng , sau đó bỏ chữ cuối ơ đi và thay vào đó là hai chữ cuối ân để có vần uân; dùng chữa cái rời ghép vần uya, sau đó bỏ chữ ya đi & thay vào đó chữ yên để có vần uyên.
- GV đọc trơn hai vần mới uân và yên.
* Dạy vần uân :
a. Nhận diện vần
- GV treo tranh thứ nhất giới thiệu vần thứ nhất trong từ mùa xuân.
- GV ghi từ mùa xuân lên bảng.
- Hỏi :
+ Trong tiếng xuân có âm nào đã học.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhìn tranh và nói theo mùa xuân.
- HS nhận xét tiếng xuân có âm x đã học để từ đó nhận vần mới uân.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV viết riêng vần uân bằng phấn màu & cho HS đọc trơn.
b. Phân tích và ghép vần uân để nhớ cấu tạo vần :
- Hỏi : Vần uân gồm mấy vần ? Am nào đứng trước âm nào đứng sau ?
- GV hướng dẫn cho HS ghép vần theo trình tự các âm trong vần : u – â – n – uân.
c. Ghép tiếng có vần uân, đọc tiếng, từ có vần uân :
- GV đi quan sát các bàn để giúp HS ghép đúng chữ và ghép đúng tiếng.
- GV lần lượt chỉ vào vần, tiếng, từ cho HS đánh và đọc trơn :
u – â – n – uân
x – uân – xuân
mùa xuân
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
* Dạy vần uyên :
( Làm theo cách như đã làm khi học vần uân. Trước khi giới thiệu cấu tạo vần uyên, yêu cầu HS so sánh vần uân với vần uyên ).
d. Viết bảng con :
- Cho HS thực hành viết.
- GV chọn 2 – 3 bảng viết để HS nhận xét.
- HS đọc.
- Vần uân gồm 3 âm, âm u, âm â và âm n, âm u đứng trươc tới âm â, âm n đứng sau.
- HS đánh vần theo lệnh của GV : u – â - u- uân.
- HS tự ghép tiếng xuân bằng cách ghép thêm chữ ghi âm x vào vần uân có sẵn ở trước mặt, sau đó tự ghép : x – uân – xuân.
- HS đánh vần & đọc trơn từ ngữ khóa theo lệnh của GV.
- HS cầm bút viết trên không trung, vừa viết vừa nhẩm ghép vần.
- Viết vào bảng con vần uân, uyên; tiếng xuân, từ mùa xuân, bóng chuyền.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
e. Dạy từ ngữ ứng dụng :
- GV dùng tờ lịch tuần, tấm huân chương để giải thích nghĩa của từ.
- GV nêu nhiệm vụ để các nhóm và các cá nhân HS thực hiện và đi quan sát để giúp HS làm đúng.
- GV dùng tranh ảnh hoặc vật thật để giới thiệu nghĩa của từ huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.
Lưu ý : Đối với từ quân bài, GV hướng dẫn HS đọc đúng từ này và giải thích vần trong tiếng quân là uân. Đây là trường hợp đặc biệt: Tiếng quân có qu đứng đầu, vần uân đứng sau ( đánh vần: quờ – uân- quân ), song khi viết thì lược bỏ một chữ u.
- HS nhận xét bài viết của bạn : đủ các chữ ghi vần, ghi tiếng; viết đúng mẫu chữ; biết nối các vần trong chữ và trong tiếng.
- HS tự đọc các từ huân chương, tuần lễ theo mẫu.
- HS tự tìm tiếng trong các từ này có chứa vần uân.
- HS đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc.
- HS chú ý lắng nghe.
Luyện tập
Khoảng
10’
Tiết 2
a. Luyện đọc :
* Củng cố kết quả học ở tiết 1
- Cho HS đọc.
- GV quan sát và kiểm tra việc đọc ở các nhóm và giúp HS sửa lỗi.
- HS đọc trơn lại vần, từ khóa, từ ứng dụng ở SGK ( HS đọc và nhận xét kết quả đọc của nhau trong nhóm, các em co thể chỉ các vần và các từ trong SGK không theo thứ tự để yêu cầu bạn đọc cho đúng, tránh tình trạng đọc vẹt ).
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khoảng
15’
Khoảng
5’ - 6’
* Đọc câu và đoạn ứng dụng
- GV đọc mẫu:
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
- GV quan sát và kiểm tra việc đọc ở các nhóm và giúp HS sửa lỗi.
- GV nhận xét bài đọc của HS theo các tiêu chuẩn: phát âm đúng, đọc trơn, có nghỉ hơi ở cuối từng dòng.
b. Luyện viết trong vở bài tập viết :
- GV nhắc HS tư thế ngồi, cầm viết.
- Cho HS viết.
b. Luyện viết trong vở bài tập viết :
- Cho HS đọc tên bài luyện nói.
- GV: Các em đã đọc nhiều quyển sách, nhiều quyển truyện hay. Hôm nay ta tập trung luyện nói về chủ đề Em thích đọc truyện.
- GV nêu yêu cầu khi luyện nói :
Các em phải nói đúng nội dung bài yêu cầu.
Các em phải nói to, rõ, đủ câu.
- Tổ chức cho HS nói :
Hỏi : Em đã đọc những cuốn truyện nào ?
- GV quan sát các nhóm làm việc và giúp đõ HS khi các em có khó khăn.
- HS chỉ vào chữ theo lời đọc của GV.
- HS đọc từng dòng thơ ( đọc đồng thanh, đọc cá nhân ).
- HS đọc liền 2 dòng thơ, đọc cả đoạn thơ có nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng ( đọc đồng thanh, đọc cá nhân ).
- HS thì đọc tiếp nối giữa các nhóm, mõi nhóm đọc 2 dòng thơ.
- HS tìm tiếng có chứa vần uân ( hoặc vần uyên ) trong đoạn thơ.
- HS viết vào vở tập viết: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- 1 HS đọc : Em thích đọc truyện.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS kể tên một vài cuốn truyện đã xem.
- HS làm việc nhóm nhỏ 3 – 4 em nói về 1 truyện mà em
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nhận xét & chốt lại : Hôm nay chúng ta tập nói về Em thích đọc truyện ( Nếu HS nói đã tốt có thể mở rộng cho HS nói thêm về các loại sách khác ).
thích ( có thể giới thiệu tên truyện, các nhân vật trong truyện, kể về 1 đoạn truyện mà em thích nhất hoặc nếu nhớ cả câu chuyện thì có thể kể toàn bộ câu chuyện ).
- Cá nhân nói trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò
Khoảng
4’
- Tổ chức trò chơi : “ Chọn đúng từ “, tìm từ có chứa vần uân và uyên.
- Cho HS đọc các tiếng, từ có vần vừa học.
- Dặn HS ôn bài ở nhà, tìm tiếng, từ có vaand uân, uyên, đọc lại cả bài trong SGK, viết từ mùa xuân, bóng chuyền vào vở; Xem trước bài mới.
- HS tham gia trò chơi.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Bai 100 Uan Xuan Uyen Chuyen.doc