- HS biết những tấm gương đạo đức tiêu biểu của địa phương.
- Tôn trọng và yêu quý những người có tấm gương đạo đức tốt.
- Học tập noi gương những người có tấm gương đạo đức tốt.
*KNS được GD: KN đặt mục tiêu học tập và rèn luyện theo các tấm gương đạo đức đã học.
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học kì 2 Lớp 3 Tuần 33 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập .
Chia nhóm thực hành hướng dẫn các bước :
Làm dây xúc xích trang trí, làm vòng đeo tay theo nhóm.
Bước 1 : Cắt giấy.
Bước 2 : Cắt dán dây xúc xích, vòng đeo tay .
.
Bước 3 : Dán dây xúc xích, vòng đeo tay .
Thực hành tập cắt giấy, gấp, và dán.
Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
Trưng bày sản phẩm.
Hoạt động 2 : Thi khéo tay làm đồ chơi.
Yêu cầu Học sinh tự làm đồ chơi theo ý thích.
Chia 2 đội thi tự làm đồ chơi thep ý thích.
Nhận xét, đánh giá đội nào có nhiều đồ chơi trưng bày đẹp là đội thắng cuộc .
3’
3. Nhận xét – Dăn dò.
TUẦN 33 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2014
TIẾT 65
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I/ Mục tiêu : Sau bài học HS:
- Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- Biết đặc biệt chính của các đới khí hậu. Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
- Biết được ý nghĩa của các đới khí hậu trên Trái Đất.
*GDBVMT: Biết được ý nghĩa của các đới khí hậu trên Trái Đất từ đó có ý thức bảo vệ môi trường
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: các hình trang 124, 125 trong SGK, quả địa cầu, tranh, ảnh do GV sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
- HS trả lời câu hỏi của GV.
3) Bài mới: 27’
a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Các đới khí hậu
b) Các hoạt động:
T/g
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
7’
Hoạt động 1: Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc và Nam bán cầu.
Mục tiêu: Kể tên được các đới khí hậu trên Trái Đất.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 1 SGK trang 114, 125 trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
Kết luận: Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực có các đới khí sau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
Hoạt động 2: Đặc điểm chính của các đới khí hậu.
Mục tiêu: Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.
Tiến hành:
- Hướng dẫn cách chỉ vị trí các đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu,
- HS xác định đường xích đạo trên quả địa cầu
- GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. Để xác định 4 đường đó, Giáo viên tìm 4 đường không liền nét ( - - -) song song với xích đạo.
- Hướng dẫn chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
+ Tìm trên quả địa cầu, 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên.
Kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt Đới: thường nóng quanh năm; ôn đới: ôn hòa, có đủ 4 mùa: hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng bằng.
Hoạt động 3: Ai tìm nhanh nhất.
Mục tiêu: Giúp HS nắm vững vị trí các đới khí hậu.
Tiến hành:
- Phát cho mỗi nhóm hình vẽ tương tự như hình1, SGK trang 124 nhưng không có màu và 6 dải màu như các màu trên hình 1 trang 124 SGK.
- Khi GV hô “bắt đầu” HS trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ.
- HS quan sát.
- HS chỉ và nói tên.
- Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu.
- Các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực là nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- HS trình bày kết quả.
- HS chú ý theo dõi.
- HS chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
- HS trong nhóm lần lượt lên chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.
+ Nhiệt đới: Việt Nam, Malaixia, Nam Phi.........
+ Ôn đới: Pháp, Thụy Sĩ, Úc.
+ Hàn Đới: Cananda, Thụy Điển, Phần Lan.
- HS chia nhóm và trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS trong nhóm trao đổi với và dán các dải màu vào hình vẽ.
- HS trưng bày sản phẩm.
4) Củng cố: 2’
Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.
IV. Dặn dò
- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Bề mặt Trái Đất.
- Nhận xét:
TUẦN 33 Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2014
TIẾT 66
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I/ Mục tiêu : Sau bài học HS biết:
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu và 4 đaị dương. Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “Các châu lục và các đại dương”.
- Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất.
- Tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học.
* GD Biển,hải đảo: - Biết bảo vệ bề mặt Trái Đất và đại dương
*GDBVMT: Biết trái đất quan trọng cho sự sống cần bảo vệ môi trường
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: các hình 126, 127 SGK, tranh ảnh về lục địa, đại dương trên máy vi tính.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
- Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
- Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.
3) Bài mới: 27’
a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Bề mặt Trái Đất
b) Các hoạt động:
T/g
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
7’
Hoạt động 1: Tìm hiểu bề mặt của Trái Đất
Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương.
Tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang 126 trả lời các câu hỏi sau:
+ Quả địa cầu có những màu gì?
+ Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?
+ Các màu đó mang những ý nghĩa gì?
+ Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất?
Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn hơn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục (Á, Phi, Mĩ, Âu, Úc- Đại Dương, Nam Cực). Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương (Thái Bình Dương, Đại tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương)
Hoạt động 2: Các châu lục và các đại dương
Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Biết được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
Tiến hành:
- HS quan sát lược đồ các châu lục và các đại dương, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3.
+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào?
Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, Châu Đại Dương, châu Nam cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
Hoạt động 3: Trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương.
Mục tiêu: Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương.
Tiến hành:
- GV chia 2 đội chơi nối tiếp ghi tên châu lục hoặc đại dương.
- Khi GV hô “bắt đầu”, HS 2 đội nối tiếp ghi tên các châu và các biển vào lược đồ.
- HS quan sát và trả lời.
- Xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng nhạt, màu ghi,...
- Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển.
- Màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.
- Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, Châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam cực.
- Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
- Việt Nam nằm ở châu Á.
- HS chia nhóm và cư người chơi theo yêu cầu của GV.
- HS Nhận xét đội thắng thua
4) Củng cố- Dặn dò:5’
Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.
- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Bề mặt lục địa.
- Nhận xét:
TUẦN 33 Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2014
Đạo Đức Lớp 3 : NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ VỀ
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu :
- HS biết những tấm gương đạo đức tiêu biểu ở ltrong xã, huyện địa phương nơi các em đang sống. Tìm được những tấm gương đạo đức tốt gần gũi với các em
- Tôn trọng và yêu quý những người có tấm gương đạo đức tốt.
- Học tập noi gương những người có tấm gương người tốt, việc tốt.
*KNS được GD: KN đặt mục tiêu học tập và rèn luyện theo các tấm gương đạo đức đã học.
II. Chuẩn bị :
- GV chuẩn bị một số mẫu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt.
- HS chuẩn bị một số mẫu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ: (5’) -Môi trường xanh, sạch , đẹp có lợi gì?
-Để có môi trường xanh, sạch, đẹp mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Gv nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới :
HĐ1 : (7’) – Y/c Hs kể về những tấm gương đạo đức ở địa phương mà em biêt.
- Thảo luận nhóm kể theo gợi ý :
- Qua câu chuyện em học tập được điều gì ?
Kết Luận : Quan tâm , giúp đỡ những trường hợp khó khăn, hoạn nạn. là những việc tốt nên làm.
HĐ2 : (7’) – GV Kể về gương tốt ở địa phương
- Kể Hs nghe 2 tầm gương đạo đức : Nữ anh hùng Trịnh Thị Liền, Giáo sư đỏ Trần Tống.
Kết Luận : Cần học tập noi gương, những người có tấm gương đạo đức tốt.
HĐ3 : (7’)
- Kể những việc làm tốt ở nhà.
- Ở trường em đã làm những việc gì để giúp đỡ bạn hoặc bạn làm những việc gì để giúp đỡ em.
- Mỗi khi làm một việc tốt em cảm thấy thế nào?
Kết Luận : - Cần phải quan tâm giúp đỡ mọi người trong những lúc họ gặp khó khăn.
*GDKNS đặt mục tiêu học tập và noi gương tốt.
Cúng cố, dặn dò : (5’) – Em cần thể hiện điều gì đối với những người có tấm gương đạo đức tốt?
- Chuẩn bị bài : “Xây dựng tốt mối quan hệ làng xóm cộng đồng”
-2 Hs trả lời, Lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 6 và trình bày.
- HS kể những câu chuyện theo gợi ý hoặc câu chuyện khác mà em trông thấy hay nghe người khác kể lại.
- HS tự nêu.
Lắng nghe ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu về 2 tấm gương đạo đức này.
+ Tìm hiểu về quê quán?
+ Những việc làm tốt của những tấm gương đạo đức?
+Các em suy nghĩ gì qua 2 câu chuyện kể?
-HS nêu lần lượt
-Em cảm thấy vui vì em đã đem lại niềm vui cho mọi người.
- Trân trọng và quý mến đức tính tốt
- Tôn trọng và yêu quý những người có tấm gương đạo đức tốt. Em cần phải học tập và noi theo.
-Hs lắng nghe, ghi nhớ.
File đính kèm:
- dsjgfiwheufioajfkadlhfiwhfiakfopw (10).doc