I / Mục tiêu :- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
- Nêu được ích lợi của việc đi bộ đúng quy định.
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
*KNS được GD: -KN an toàn khi đi bộ. –KN phê phán đánh giá hành vi.
II/ Đồ dùng dạy học : -Tranh vẽ bài tập 3, 4 và 3 chiếc đèn hiệu
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học kì 2 Lớp 3 Tuần 24 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hình đã học.
- Phối hợp gấp ,cắt ,dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
Với HS khéo tay:
- Phối hợp gấp ,cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học.
- Có thể gấp ,cắt, dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Các hình mẫu của các bài: 10, 11, 12 để HS xem lại.
III. Nội dung kiểm tra :
- Đề kiểm tra: “Em hãy gấp, cắt, dán 1 trong những sản phẩm đã học từ hình 10 – 12”
- Học sinh tự chọn 1 trong những nội dung đã học để làm bài kiểm tra.
IV. Đánh giá:
- Đánh giá theo 2 mức:
- Hoàn thành
- Hoàn thành tốt.
V. Nhận xét, dặn dò
TUẦN 24 Thứ ba ngày 18 tháng 2 năm 2014
Đạo đức Lớp 3 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2)
I. Mục tiêu: - Biết đươc những việc cần làm khi gặp đám tang. - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác .
*KNS được GD: - KN thể hiện sự cảm thông trước đau buồn của người khác
-KN đánh giá hành vi – KN ứng xử phù hợp với hoàn cảnh
II.Chuẩn bị: GV: Phiếu học tập cho hoạt động 2 -Cánh hoa, trò chơi ghép hoa -Truyện kể về chủ đề bài học . -Thẻ xanh, thẻ đỏ. HS: VBTĐĐ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
+Khi gặp đám tang em cần làm gì?+Nếu gặp bạn bè đang cười đùa, chỉ chỏ vào một đám tang thì em sẽ làm gì?
-GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới:
HĐ1: Bày tỏ ý kiến
+ Mục tiêu : HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình
- Giáo viên đọc từng ý kiến :
a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ ...
c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
® GV :Tán thành với các ý kiến b, c
*GDKNS đánh giá hành vi
HĐ2: Xử lí tình huống
+ Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang
+ Tình huống a : Em nhìn thấy bạn em đeo băng đi đằng sau xe tang (nhóm 1)
+ Tình huống b : Bên nhà hàng xóm có tang (nhóm 2)
+ Tình huống c : Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang (nhóm 3)
+ Tình huống d : Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang .. (nhóm 4)
® Giáo viên kết luận / 86 SGV
3. HĐ3 : Trò chơi “nên, không nên” + Mục tiêu : Củng cố bài
- Chia 3nhóm : Phát giấy, bút, phổ biến luật chơi : Trong thời gian 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột : Nên - Không nên. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó thắng cuộc.
GVNXKL:Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hóa.
*GDKNS:ứng xử phù hợp với hoàn cảnh
4. Củng cố, Dặn dò:
+Nêu những biểu hiện tôn trọng đám tang? +Vì sao phải biểu hiện như vậy?
*GDKNS thể hiện cảm thông trước đau buồn của người khác.
Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò chuẩn bị bài mới: Thực hành kĩ năng giữa kì II
- 2Hs trả lời: +Em xuống xe, dẹp sang bên nhường đường, ngả mũ nón, đứng nghiêm trang chờ cho xe tang đi qua
+Em sẽ khuyên bạn không nên làm thế. -Lớp nhận xét
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành, lưỡng lự... bằng cách giơ các tấm thẻ xanh, đỏ, và không giơ tay.
-HS giơ thẻ, tay
*Đỏ
*Xanh
*Xanh
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày.
+Em gật đầu chào bạn, tỏ ý chia
buồn, có thể đưa bạn đi một đoạn
đường. Không chỉ trỏ, cười đùa.
+Không tỏ thái độ vui vẻ: không mở nhạc, cười đùa, mở to đài, chỉ trỏ...
+Em hỏi thăm và chia buồn cùng bạn
+Em khuyên ngăn các bạn
- Chia làm 3 nhóm thảo luận (có BGK)- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung, BGK đánh giá
-Lắng nghe, ghi nhớ
-2 HS trả lời
-Lớp nhận xét, đánh giá
-Hs lắng nghe, ghi nhớ.
TUẦN 24 Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
Đạo đức LỚP2 : LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (Tiết 2)
I.Mục tiêu: -Chúng ta cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại để thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân. -Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại. -Biết nhận xét đánh giá hành vi đúng, sai khi nhận và gọi địên thoại.
*KNS được GD: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
II.Chuẩn bị:-GV: Bộ đồ chơi điện thoại, băng ghi âm một đoạn hội thoại.
- HS:Vở BT
III.Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
15
10
5’
1 Bài cũ (4’)
-Vì sao cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :
Giới thiệu bài : “ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ” (tt)
*HĐ1: Đóng vai
Mục Tiêu : HS thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống.
-GV nêu tình huống.
-Kl: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư sử lịch sự.
*HĐ2 : Xử lí tình huống.
Mục tiêu : Hs biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống,…
-Gv nêu yêu cầu.
- Nhận xét, nêu yêu cầu hs tự liên hệ.
-Kết luận chung : Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
4.Củng cố : (4 phút)
- Vì sao ta cần biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
Nhận xét-Dặn dò
-Hs trả lời, lớp nhận xét.
-Hs thực hành đóng vai theo cặp.
-Đánh giá cách ứng xử của bạn.
-Mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét bổ sung.
-Hs trả lời
Tuần 24 Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2014
Tự nhiên - Xã hội : HOA
I.MỤC TIÊU :Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.Kể tên các bộ phận của hoa
KNS cần đạt: quan sát, so sánh; tổng hợp, phân tích thông tin
II. CHUẨN BỊ :- Một số bông hoa thật
- Các hình minh họa trong SGK/90, 91
- Các loại hoa học sinh sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
THẦY
TRÒ
1. Ổn định
2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng.
a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
+ Cách tiến hành :Chia nhóm 4
* Bước 1 : Làm việc theo nhóm. Quan sát nói màu sắc bông hoa hình/90, 91 SGK
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
- Hoa nào có hương, không hương ?
- Chỉ cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của những bông hoa quan sát được ?
- Thư ký ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, nhóm khác bổ sung.
® Kết luận :
- Các loài hoa thường khác nhau về hình dáng, màu sắc và mùi hương
- Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
b. Hoạt động 2 : Làm việc với vật thật
+ Mục tiêu : Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được.
+ Cách tiến hành : Chia lớp thành 4 nhóm
- Nhóm trưởng lên nhận giấy A0 và bút
- Nhóm trưởng điều khiển, sắp xếp các bông hoa sưu tầm theo từng nhóm.
- Trưng bày sản phẩm, nhận xét, so sánh nhóm bạn.
- Khen nhóm trưng bày sản phẩm đẹp, đúng
c. Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp
+ Mục tiêu : Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
+ Cách tiến hành :
Giáo viên nêu câu hỏi :
- Hoa có chức năng gì ?
- HS thảo luận trả lời từng câu.
- Hoa thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ?
- Quan sát hình trang 91 : Những bông hoa nào dùng trang trí, những hoa nào dùng để ăn ?
® Kết luận :
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu sự giống nhau và khác nhau của hoa?
- Nêu chức năng và ích lợi của hoa ?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tuần 24: Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2014
Tự nhiên - Xã hội : Bài 48 QUẢ
I.MỤC TIÊU: : Nêu được chức năng của hạt đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
*KNS cần đạt: quan sát, so sánh; tổng hợp, phân tích thông tin
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:Các hình trong SGK trang 92, 93.Sưu tầm quả thật
.III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
THẦY
TRÒ
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu chức năng của hoa ? Ích lợi của hoa ?
3.Bài mới :a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
+ Mục tiêu : Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
+ Cách tiến hành :
* Bước 1 : Quan sát hình SGK :
- HS quan sát hình trang 92, 93
- Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn từng loại quả ?
- Học sinh trả lời theo ý của mình
- Trong các quả đó, bạn ăn quả nào ? Mùi vị của quả đó như thế nào ?
- Chỉ, nói tên từng bộ phận của một quả ?
- Mỗi quả có 3 phần : vỏ, thịt, hạt
- Người ta thường ăn bộ phận nào của quả?
- Người ta thường ăn phần thịt của quả
* Bước 2 : Quan sát các quả mang đến lớp
- Chia nhóm
- Học sinh quan sát, giới thiệu quả mình sưu tầm được.
- Yêu cầu học sinh quan sát bên ngoài: Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
- Quan sát bên ngoài
- Quan sát bên trong : Gọt (bóc) vỏ, nhận xét về vỏ quả ? Bên trong quả có bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó ?
- Quan sát bên trong
- Ghi nhận xét vào giấy.
- Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó ?
* Bước 3 : Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Nhóm khác bổ sung.
® Kết luận : Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần : vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
b. Hoạt động 2 :
+ Mục tiêu : Nêu chức năng hạt và ích lợi của quả
+ Cách tiến hành :
* Bước 1 : Làm việc nhóm :
- Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận ghi vào phiếu.
- Quả thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ?
- Quả nào ăn tươi, quả nào chế biến làm thức ăn ?
- Quan sát hình 92, 93/SGK và thảo luận nhóm theo gợi ý bên.
- Hạt có chức năng gì ?
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
® Kết luận :
- Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm, ép dầu... Ngoài ra muốn bảo quản được lâu, người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.
- Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
4. Củng cố, dặn dò
- Nêu sự giống nhau và khác nhau của quả?
Nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả?
Trò chơi
Nhận xét-Dặn dò
File đính kèm:
- dsjgfiwheufioajfkadlhfiwhfiakfopw (9).doc