Giáo án Học kì 2 Lớp 3 Tuần 21 Năm 2013-2014

I.MỤC TIÊU : Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo ( thân gỗ, thân thảo).

KNS cần đạt: tìm kiếm và xử lí thông tin; tìm kiếm, phân tích, tổng thông tin

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình trong SGK/ 78-79 - Phiếu bài tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học kì 2 Lớp 3 Tuần 21 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2014 BÀI Ôn bài: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ I. Mục tiêu: - Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước. - Kính trọng và biết ơn, quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Đồ dùng dạy học:- Vở bài tập đạo đức.- Một số bài hát về chủ đề bài học. Tranh ảnh minh hoạ III. Các hoạt động dạy và học: HĐGV HĐHS A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số họạt động thể hiện tình đoàn kết của TN Việt nam với TN Quốc tế? - Gv nhận xét đánh giá. C. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng. - Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh (hoặc ảnh) của Trần Phú, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong. * GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó. Hoạt động 2: Múa hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề biết ơn liệt sĩ. - GV nhận xét tuyên dương . * KL chung: Thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình. 3. Củng cố dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau ôn tập. - Hát - Các nhóm nhận tranh ảnh và cho biết : + Người trong tranh hoặc ảnh là ai? + Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng liệt sĩ đó? + Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về anh hùng liệt sĩ đó? - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS hát múa, đọc thơ, kể chuyện... - Lớp nhận xét. TUẦN 21 Đạo đức lớp 2 Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2014 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (Tiết 1) I Mục tiêu: Biết một số yêu cầu,đề nghị lịch sự Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày HSK-G: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu,đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày. KNS: Kỹ năng nói lời yêu cầu,đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác Kỹ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác II.Đồ dùng dạy học: Vở Bài tập III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định : (1 phút ) Hát 2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút) –Em làm gì khi nhặt được của rơi? -Vì sao khi nhặt được của rơi em đem trả lại ? - Kể việc làm của em khi nhặt được của rơi 3. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : “ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị” b/ Các hoạt động dạy học : TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 8 ph 10 ph 7 ph * Hoạt động 1: Hs tự liên hệ Mục Tiêu : HS biết một số mẫu câu yêu cầu, đề nghịv à ý nghĩa của chúng. -GV: Hãy kể lại những trường hợp bản thân nói lời yc -Nhận xét khen ngợi. *Hoạt động 2 : Đóng vai. Mục tiêu : Hs thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị,… -Gv nêu tình huống. -Kl : Khi cần đến s ự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hànhx động, cử chỉ phù hợp.. *Hoạt động 3 : Trò chơi “Văn minh”. Mục tiêu : Hs thực hành nói lời lịch sự với các bạn trong lớp,… -Gv phổ biến luật chơi. -Gv nhận xét, đánh giá. KLC : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự tôn trọng và tôn trọng người khác. -Hs tự liên hệ, trình bày. . -Hs thảo luận, đóng vai theo từng cặp. -Hs trình bày. -Nhận xét về bạn. -Hs thực hiện trò chơi -Hs nhắc lại. 4.Củng cố : (4 phút) - Vì sao ta cần biết nói lời yêu cầu, đề nghị ? -GV nhận xét. Ngày dạy :14/1/2014 TUẦN : 21 Lớp 2:Thủ công: GẤP, CẮT DÁN PHONG BÌ (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết cách gấp , cắt , dán phong bì. - Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối phẳng, thẳng. Phong bì có thể chưa cân đối. - Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân đối. II. Chuẩn bị: Phong bì mẫu. Mẫu thiệp chúc mừng. Quy trình gấp, cắt, dán phong bì.Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu. III.Các hoạt động dạy-học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1. Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học tập 33’ 2. Bài mới: HĐ1 : Quan sát, nhận xét. +Phong bì có hình gì ? +Mặt trước mặt sau của phong bì như thế nào ? Quan sát. Hình chữ nhật. Mặt trước ghi “người gửi”, “người nhận”; Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thư, thiệp chúc mừng. Sau khi cho thư vào phong bì, người ta dán nốt cạnh còn lại. HĐ 2 : Hướng dẫn mẫu Bước 1 : Gấp phong bì. Lấy tờ giấy gấp thành hai phần theo chiều rộng như H1 sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép trên khoảng 2 ô, được H2. Gấp hai bên H2, mỗi bên vào khoảng 1 ô rưởi để lấy đường dấu gấp. Mở hai đường mới gấp ra, gấp chéo bốn góc như H3 để lấy đường dấu gấp. Theo dõi . Bước 2 : Cắt phong bì. Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo ở H4 được H5. Bước 3 : Dán thành phong bì. Gấp lại theo các bước gấp ở hình 5, dán hai mép bên và gấp mép trên theo đường dấu gấp (H6) ta được chiếc phong bì. HĐ 3 :Tổ chức thực hành theo nhóm Theo dõi giúp đỡ học sinh hoàn thành sản phẩm. Thực hành. HS thực hành theo nhóm. Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương. Đánh giá sản phẩm của học sinh. 3’ 3. Nhận xét – Dặn dò. TUẦN 21 Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2014 LỚP 1:Thủ công : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH I.Mục tiêu : - Củng cố kiến thức kĩ năng gấp giấy đã học. - Gấp được ít nhất 1 hình trong các hình đã học. - Sản phẩm cân đối, đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. *Với HS khéo tay cắt , dán ít nhất 2 hình đã học , có thể làm được hình mới . Sản phẩm cân đối. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng. Trình bày sản phẩm đẹp, sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: - Hình mẫu về gấp các hình đã học - Giấy thủ công các màu, hồ dán, bút chì, thước kẻ, thước kẻ, kéo, giấy trắng làm nền. III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : (5’) - KT dụng cụ học tập. - Nhận xét bài thủ công tuần trước B. Bài mới : HĐ1 : (5’) – HD-HS-QS các bài mẫu đã học HĐ2 : (10’) – HS nêu lại cách gấp các hình đã học. HĐ3 : (10’) - Thực hành : - GV quan sát nhắc nhở những HS còn lúng túng. C. Nhận xét, dặn dò: (5’) -Nhận xét tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ học. Chuẩn bị bài sau - HS nêu tên các hình mẫu - HS tự nêu - Mỗi HS tự chọn gấp được ít nhất 1 hình. HS khéo tay gấp dán được ít nhất 2 hình đã học. Có thể gấp được hình mới. Sản phẩm cân đối. Đường gấp thẳng. Hình dán phẳng. Trình bày sản phấm đẹp, sáng tạo. TUẦN 21 Đạo đức lớp 1 Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2014 Bài: EM VÀ CÁC BẠN (TIẾT1) I. Mục tiêu : - Bước đầu biết được : Trẻ em cần được học tập vui chơi và được kết giao bạn bè - Biết cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi - Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi - Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh. *KNS: KN thể hiện sự tựu tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè- KN giao tiếp ứng xử - KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè – KN phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè . II. Đồ dùng dạy học : -Tranh vẽ bài tập 2, 3 phóng to . - Mỗi HS có 3 bông hoa giấy , VBT III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Bài cũ : (5’) - Khi gặp thầy giáo, cô giáo em phải làm gì ? Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo em phải làm gì ? B/ Bài mới : HĐ1 : (5’) Trò chơi “ Tặng hoa ” Bài tập 1: Chơi trò chơi tặng hoa - GV chuyển hoa đến những em được các bạn tặng GV chọn em có số hoa nhiều nhất được tuyên dương HĐ2 : (5’) Đàm thoại: - Em có muốn được tặng hoa nhiều như các bạn không ? - Em cảm thấy thế nào khi được tặng hoa - Em nào tặng hoa cho bạn ? - Vì sao em tặng hoa cho bạn ? *Kết luận : Các bạn được tặng hoa nhiều vì biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi . HĐ3 : (8’) - Đàm thoại bài tập 2: - Các bạn trong mỗi tranh dưới đây đang làm gì? - Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Hỏi thêm: Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn hay chỉ có 1 mình vui hơn ? -Để có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em đối xử với bạn như thế nào ? *Kết luận : Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn, - Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi : HĐ4 (7’)- Bài tập 3 - Cho HS quan sát tranh Nhận xét việc nên làm và không nên làm - Em sẽ nói gì với bạn ở tranh 2 và tranh 4 ? (HS khá, giỏi) * Kết luận : Tranh 1, 3, 5, 6 là những việc nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn. Tranh 2, 4 là những việc không nên làm *Củng cố, dặn dò : (5’)- - Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải cư xử với bạn khi học, khi chơi như thế nào ? - Chuẩn bị bài “Em và các bạn” (Tiết 2) .....chào hỏi lễ phép - lắng nghe và làm theo lời cô giáo dạy bảo - HS thực hiện trò chơi - Mỗi HS chọn 3 bạn HS trong lớp mà mình thích nhất được cùng học cùng chơi, viết tên bạn vào bông hoa để tặng bạn. - Em muốn được tặng hoa nhiều như các bạn. -Em cảm thấy vui khi được tặng hoa. - Các bạn được tặng hoa nhiều, nhận phần thưởng. - Vì bạn biết cư xử đúng với các bạn khi học khi chơi . Tranh 1: 2 bạn cùng nhau đi học. Tranh 2: các bạn đang cùng chơi kéo co. Tranh 3: các bạn đang cùng học nhóm. Tranh 4: các bạn đang cùng chơi nhảy dây. - Các bạn đang cùng học, cùng chơi với nhau. Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn. -…em đối xử tốt với bạn là cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi. - HS thảo luận nhóm. - Nên làm : Tranh 1 : hai bạn cùng xem sách với nhau. Tranh 3 : bạn đỡ bạn bị vấp ngã dậy. Tranh 5 : Các bạn cùng nhau hát múa. Tranh 6 : Các bạn cùng nhau xem bạn mình biểu diễn bài hát. - Không nên làm : Tranh 2 : - Kéo tóc bạn. Tranh 4 : gây gỗ hoặc đánh bạn. - Em cần khuyên bạn không nên kéo tóc, gây gỗ hoặc đánh bạn. cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi. …em đối xử tốt với bạn là cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.

File đính kèm:

  • docdsjgfiwheufioajfkadlhfiwhfiakfopw (5).doc
Giáo án liên quan