Mục lục
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 1
Hoạt động 1 1
“Bầu cán bộ lớp” 1
Hoạt động 2 4
“Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS” 4
Hoạt động 3 6
“Thảo luận về tặng kỷ vật lưu niệm cho trường” 6
Hoạt động 4 8
“Thi viết vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường” 8
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI 11
Hoạt động 1 11
“Lễ đăng ký thi đua học tập tốt” 11
Hoạt động 2 14
“Thi tìm hiểu thư Bác Hồ” 14
Hoạt động 3 17
“Em là nhà khoa học” 17
Hoạt động 4 21
“Thi tài năng văn nghệ” 21
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 23
Hoạt động 1 23
Lễ đăng ký “Tuần học tốt, tháng học tốt” 23
Hoạt động 2 25
Thảo luận về chủ đề truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” 25
Hoạt động 3 27
Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11 27
Hoạt động 4 29
Biểu diễn văn nghệ chào mừng 29
“Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 -11” 29
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN 31
Hoạt động 1 31
Thảo luận về chủ đề 31
“Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc” 31
Hoạt động 2 33
“Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước” 33
Hoạt động 3 35
“Hội vui học tập” 35
Hoạt động 4 38
“Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng” 38
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 – 2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN 41
Hoạt động 1 41
“Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển đất nước” 41
Hoạt động 2 43
“Trồng cây lưu niệm ở trường” 43
Hoạt động 3 45
“Giao lưu với Đảng viên tiêu biểu ở địa phương” 45
Hoạt động 4 47
“Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân” 47
CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN 49
Hoạt động 1 49
“Toạ đàm về vai trò của Đoàn và lí tưởng của thanh niên hiện nay” 49
Hoạt động 2 51
“Giao lưu với Đoàn viên ưu tú” 51
Hoạt động 3 53
“Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn 26 – 3” 53
Hoạt động 4 55
“Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 26 – 3” 55
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ 57
Hoạt động 1 57
“Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề Hoà bình và Hữu nghị” 57
Hoạt động 2 60
“Hội vui học tập” 60
Hoạt động 3 62
“Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước 30 – 4” 62
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5: BÁC HỒ KÍNH YÊU 64
Hoạt động 1 64
“Thảo luận về chủ đề Bác Hồ với thanh niên” 64
Hoạt động 2 67
“Sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19 – 5” 67
57 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chương trình cả năm (bản đủ nhất), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vinh – Lê Bình.
Tổ chức hội thi:
Bạn Quỳnh Anh phổ biến cách thi “tiếp sức”:
Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 người. Các đội thi ngồi vào vị trí qui định của ban giám khảo. Trưởng ban giám khảo bốc thăm câu hỏi, đọc to cho cả lớp cùng nghe rồi yêu cầu các đội thi chuẩn bị trong 2 phút. đội nào giơ tay trước, đội đó giành được quyền trả lời trước. Khi đại diện của tổ trả lời, các thành viên còn lại chú ý nghe để kịp thời tiếp sức bạn trả lời nhanh và đầy đủ, đúng với đáp án. Nếu đội nào trả lời chậm và không đúng với đáp án, ban giám khảo có thể quyết định cho dừng lại để đội khác tham gia trả lời. Cứ như vậy cho đến hết thời gian qui định đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Qui định của cuộc thi: Các đội phải trả lời nhanh, lưu loát và đúng đáp án. Trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm. Nếu thiếu hoặc sai thì sẽ bị trừ điểm.
Ban giám khảo chấm và cho điểm ngay sau mỗi câu hỏi.
Công bố kết quả và mời cô chủ nhiệm lên trao giải thưởng.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập giành thứ hạng cao trong kỳ thi cuối năm.
Hoạt động 3
“Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng
hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước 30 – 4”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Học sinh tự hào, phấn khởi tích cực tham gia vào hoạt động kỷ niệm ngày 30 – 4 tại trường.
Học sinh được rèn luyện kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30 – 4.
Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975.
Hình thức hoạt động:
Trình bày tiểu phẩm.
Văn nghệ
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975.
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đóng tiểu phẩm theo chủ đề.
Tặng phẩm.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Phát động phong trào viết cảm nghĩ của học sinh về ngày giải phóng thủ đô trên cơ sở những tài liệu mà các em thu thập được.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Trang, Linh, Thuý).
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Vui ánh lửa hồng” - Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên.
Biểu diễn văn nghệ:
Bạn Quỳnh Anh giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4.
Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này.
Bạn Quỳnh Anh lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
Hoạt động 1
“Thảo luận về chủ đề Bác Hồ với thanh niên”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên trong việc phát triển tài năng và nhân cách.
Học sinh tự hào, trân trọng và ghi nhớ những lời Bcá Hồ dạy đối với thanh niên.
Xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những lời dạy ân cần của Bác Hồ đối với thanh niên.
Trách nhiệm của học sinh lớp 9 trong việc thực hiện những lời dạy của Bác Hồ, chuẩn bị cho việc tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc vào các trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề hay đi vào cuộc sống lao động.
Hình thức hoạt động:
Thảo luận, phát biểu cảm tưởng.
Báo cáo kết quả tìm hiểu.
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Báo cáo kết quả sưu tầm những lời Bác Hồ dạy, truyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên.
Điều 12, 13, 14, 15 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
Bài phát biểu cảm tưởng
Các bài hát, nhạc cụ biểu diễn
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Xây dựng nội dung chương trình hoạt động; phát động cả lớp sưu tầm, tìm hiểu nội dung theo định hướng đã thống nhất.
Nhiệm vụ của học sinh:
Tập hợp các báo cáo kết quả sưu tầm, lựa chọn các bài viết hay có chất lượng tốt để đưa ra trong buổi thảo luận.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Hương.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà.
Thảo luận chung:
Bạn Quỳnh Anh nêu vấn đề cần thảo luận:
Bạn cho biết, Bác Hồ đã có câu nói nào về vai trò xung kích đi đầu của thanh niên?
(đáp án: đó là câu “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”)
Hãy đọc 4 câu thơ của Bác Hồ nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc.
(đáp án: “Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.)
Điều 15 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định rằng: trẻ em có quyền gặp gỡ bạn bè và gia nhập hay thành lập các hiệp hội. Bạn hiểu điều này như thế nào?
(đáp án: điều này có nghĩa là trẻ em có quyền có các tổ chức của riêng mình. Tuy nhiên, trong việc này cần có sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những tình huống (hoặc cá nhân) có ảnh hưởng xấu tới các em.)
Trong thư nói về công tác Trần Quốc Toản, Bác Hồ có gợi ý thiếu nhi cách lập các tổ chức nhỏ tuổi? Bạn cho biết gợi ý đó của Bác Hồ?
(đáp án: Bác viết “từ 5 đêế 10 cháu tổ chức thành 1 đội giúp nhau học hành. Khi rảnh rỗi, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào”. Gợi ý này của Bác giúp chúng ta thấy rõ: trẻ em có quyền có các tổ chức của riêng mình.)
Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về các câu hỏi bạn Quỳnh Anh đưa ra. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình.
Bạn Quỳnh Anh tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp.
Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát theo chủ đề “Hát về Bác Hồ kính yêu”.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non.
Hoạt động 2
“Sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19 – 5”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh biết thêm nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ sung cho vốn hiểu biết của chính mình.
Học sinh rèn luyện kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn, có tính nghệ thuật hơn.
Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng của cấp THCS.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những bài hát, bài thơ ca ngợi công lao của Bác Hồ, ca ngợi tình cảm thân thiết của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thanh niên; lòng biết ơn và tự hào của người dân đối với Bác kính yêu.
Hình thức hoạt động:
Thi hát theo tổ.
Biểu diễn cá nhân
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi Bác.
Tặng phẩm.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Phát động cả lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động “Chúng em hát về Bác Hồ”.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Trang, Linh, Thuý).
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” của nhạc sĩ: Hoàng Long – Hoàng Lân.
Thi hát tập thể theo tổ:
Bạn Quỳnh Anh lần lượt giới thiệu các tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
Các tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được ban giám khảo cho điểm công khai.
Biểu diễn cá nhân:
Từng cá nhân xung phong lên biểu diễn. Nếu không có ai xung phong bạn Quỳnh Anh chỉ định một vài bạn lên trình bày.
Ban giám khảo cho điểm các cá nhân. Tổng số điểm của tổ bao gồm điểm của cá nhân cộng với điểm thi hát của tập thể tổ.
Ban giám khảo công bố điểm và công bố kết quả các đội nhất nhì ba. Mời cô chủ nhiệm trao quà cho các bạn.
Kết thúc phần văn nghệ bạn Trang bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
File đính kèm:
- HDNGLL 9(1).doc