Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lên lớp - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh hiểu được vai trò, vị trí của Thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH-HĐH; hiểu Thanh niên học sinh có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

2. Có thái độ tin tưởng váo sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

3. Xác định được trách nhiệm của Thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực học tập và rèn luyện.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

- Giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho học sinh các kiến thức:

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?

 Con người sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ như thế nào?

 Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?

 Các điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Hướng dẫn học sinh thảo luận về các vấn đề trên.

- Viết bài thu hoạch.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến sự nghiệp CNH-HĐH. Đồng thời cần vận dụng các điều 12, 13, 27, 29, trong công ước LHQ về quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.

- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.

- Giao cho CB lớp phân công các Tổ chuẩn bị câu trả lời.

2. Học sinh:

 

doc35 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lên lớp - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy ền g ì trong vi ệc ti ếp nh ận th ông tin v à đ ánh gi á v ề truy ền th ống v ăn ho á c ủa đ ịa ph ương. IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN NỘI DUNG H. ĐỘNG HOẠT ĐỘNG MC HOẠT ĐỘNG HS 5 phút -Giới thiệu mục đích, yêu cầu buổi thảo luận. - Tổ chức trò chơi tập thể. Lắng nghe Tham gia 20 phút HĐ 1: Các tổ báo cáo kết quả tìm hiểu - Điều khiển bầu ban giám khảo. - Mời đại diện từng tổ lên báo cáo về chuyên mục phụ trách - Đọc kết quả từ ban giám khảo. - Nhóm 1: Báo cáo về Tháp Chàm. - Nhóm 2: báo cáo về các lễ hội truyền thống của người dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận. - Nhóm 3: báo cáo về các làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận. 5 phút Văn nghệ Mời nhóm phụ trách trình diễn các tiết mục văn nghệ. Lắng nghe 10 phút HĐ 2: Thảo luận - MC nêu một số câu hỏi về quyền, nghĩa vụ và thái độ của học sinh đối với các truyền thống văn hoá của địa phương Cả lớp cùng thảo luận và đưa ra những kết luận về các vấn đề nêu trên. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - GVCN yêu cầu các nhóm nộp lại bài thu hoạch. - GVCN đúc kết một số vấn đề về quyền của trẻ em, học sinh đối với việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hoá của địa phương: điều 30 và 31. - GVCN đánh giá chung hoạt động, khen thưởng các cá nhân tích cực, phê bình một số cá nhân chưa tích cực. ----------˜–¯—™---------- Ngày soạn: 30/12/07 HOẠT ĐỘNG 20 NÉT ĐẸP VĂN HÓA TUỔI THANH NIÊN —™¯˜– I/ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Học sinh hiểu được nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên mà trong đó lứa tuổi vị thành niên có nét đẹp văn hoá riêng của mình, hiểu được các em có quyền phát biểu quan điểm của mình và thể hiện nét đẹp văn hoá đó. Rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hoá trong đời sống hằng ngày ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. - Có thái độ tôn trọng lịch sự trong giao tiếp, trong học tập và trong hoạt động tập thể. II/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Thế nào là nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên? - Tuổi thanh niên: từ 16 đến 30. - Nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên thể hiện ở sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của loài người, nắm bắt những tri thức mới của thời đại một cách chọn lọc, chủ động; thể hiện trong lối sống đẹp; thể hiện ở ý thức luôn tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, 2. Làm thế nào để rèn luyện, phát huy và phát triển nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên? - Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao trình độ hiểu biết, rèn luyện lối sống đẹp. - Có kê hoạch rèn luyện cụ thể trong mọi mặt của đời sống. - Tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn xã hội nhằm tích lũ kinh nghiệm cho bản thân, 3. Tích hợp một số nội dung trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em: Quyền được phát triển, quyền được tham gia: - Điều 30: Trẻ em dân tộc thiểu số có quyền được hưởng truyền thống văn hoá của địa phương. - Điều 31: Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí. III/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hướng dẫn cho nhóm phụ trách xây dựng chương trình thi với một số nội dung câu hỏi như sau: - Theo bạn, những dấu hiệu nào thể hiện nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên? - Trong quan hệ tình bạn khác giới, xử sự như thế nào là đẹp, có văn hoá? - Thanh niên học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Và xây dựng các tình huống thể hiện điều 30, 31 trong công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Học sinh: - Nhóm phụ trách chuẩn bị nội dung và hình thức thi theo sự hướng dẫn của GVCN. - Các đội thi chuẩn bị một số kiến thức theo yêu cầu. - Cử chủ tọa, thư kí và ban giám khảo. - Chuẩn bị quà, trang trí lớp. IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - MC giới thiệu chủ đề hoạt động. - MC mời quả trò lên tổ chức trò chơi khởi động. - MC mời ban giám khảo, thư kí cùng các đội thi về vị trí chuẩn bị. PHẦN I: KIẾN THỨC (5 câu hỏi) - MC lần lượt đọc các câu hỏi. - Các đội thi có 1 phút hội ý để đưa ra câu trả lời, câu trả lời được trình bày trên giấy và gửi về ban giám khảo. - Ban giám khảo cho điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 điểm. PHẦN II: ỨNG XỬ HAY - MC nêu tình huống dưới dạng một tiểu phẩm và đặt câu hỏi cho hai đội. - Các đội có 2 phút hội ý để đưa ra phương án giải quyết và 1phút để trình bày dưới dạng tiểu phẩm. - Ban giám khảo cho điểm tối đa là 30: + Nêu được điều nào của công ước Liên hợp quốc bị vi phạm: 10 điểm + Cách giải quyết hay, giúp các bạn trong lớp nhận ra lỗi của mình, không gây mất đoàn kết trong lớp: 20 điểm. - MC đọc kết quả chung cuộc. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Nhấn mạnh lại một số nội dung cơ bản của hoạt động, chú trọng vào trách nhiệm của thanh niên đối với việc thể hiện nét đẹp văn hoá bằng các hành động cụ thể. - GVCN nhận xét chung về tinh thần tham gia của học sinh, rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động sau. - Nêu chủ đề hoạt động tiếp theo “Nghe thông báo về tình hình phát triển KT – XH của địa phương, đất nước”. -------------—™º˜–--------------- CHỦ ĐIỂM THÁNG 2 THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG —™º˜– Ngày soạn: 05/01/08 HOẠT ĐỘNG 21 NGHE THÔNG BÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG, ĐẤT NƯỚC –˜¯™— I/ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Học sinh hiểu: các em có quyền được biết và cần phải biết những bước phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của địa phương, đất nước. Hiểu được vai trò to lớn của Đảng Cộng Sản trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Có thái độ tin tưởng vào sự thắng lợi của các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi người. - Có hành động thiết thực thể hiện sự tin tưởng, phấn khởi, tự hào trong học tập và rèn luyện. II/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đất nước: - Kinh tế: Các thành phần kinh tế, sản lượng công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, đất nước, - Xã hội: Tình hình phát triển dân trí, các điều kiện phúc lợi xã hội, sự phát triển của y tế, giáo dục, 2. Cho học sinh viết thu hoạch ngắn về những điều đã được nghe để ghi nhớ những hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Từ đó xác định nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. III/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tìm hiểu một số tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Học sinh: - Trang trí lớp. - Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị giấy viết thu hoạch. IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Tập trung học sinh ngồi thành hình chữ U. - GVCN báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Học sinh lắng nghe và viết lại một số nội dung quan trọng của báo cáo. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - Cho học sinh viết thu hoạch và phát biểu cảm nghĩ về sự thay đổi ngày một tốt đẹp của quê hương, đất nước. - GVCN đánh giá buổi hoạt động. - GVCN nêu chủ đề hoạt động tiếp theo “Thanh niên với lí tưởng cách mạng” --------------—™¯˜–------------ Ngày soạn: 15/01/08 HOẠT ĐỘNG 22 THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG I/ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Học sinh có quyền được hiểu và cần phải hiểu rõ lí tưởng cách mạng mà Đảng đã chỉ ra: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ đó xác định: lí tưởng cách mạng của Đảng chính là lí tưởng của thanh niên, thanh niên học sinh phải không ngừng phấn đấu để thực hiện lí tưởng đó. - Có thái độ tin tưởng tuyệt đội vào lí tưởng cách mạng mà Đảng đã chỉ ra, tích cực tham gia các hoạt động nhằm thực hiện lí tưởng đó. - Quyết tâm học tập và rèn luyện vì lí tưởng cách mạng, trước hết là tích cực trong học tập và các hoạt động của Đoàn thanh niên II/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG - GVCN nêu một số vấn đề sau: + Nhắc lại cho học sinh một số nét cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhấn mạnh tính tất yếu và ý nghĩa của sự kiện đó. + Nêu rõ mục tiêu xây dựng đất nước của Đảng: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - GVCN gợi ý cho học sinh thảo luận một số vấn đề: + Thế nào là dân giàu? Tại sao dân giàu thì nước mới mạnh? Nhà nước đã làm già để cho dân giàu, nước mạnh? + Thế nào là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh? + Học sinh phải làm gì để góp phần thực hiện lí tưởng của Đảng? - Tích hợp một số điều trong công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: + Điều 13: Trẻ em được thu thập, thông báo thông tin và có quyền biểu đạt ý kiến về lí tưởng cách mạng của Đảng. + Điều 12: quy định nhà nước phải đảm bảo cho trẻ có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình và bày tỏ những quan điểm đó. III/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Cung cấp cho nhóm thực hiện chương trình một số thông tin về lịch sử Đảng CSVN: + Giai đoạn 1930 – 1945. + Giai đoạn 1946 – 1954. + Giai đoạn 1954 – 1975 + Giai đoạn sau 1975 đến nay. - Gợi ý cho nhóm thực hiện chuẩn bị một số câu hỏi về Đảng CSVN. 2. Học sinh: - Xây dựng chương trình hoạt động. - Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, trang trí lớp. IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Phần một: Thi tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Hình thức: Chia lớp thành 4 nhóm. MC đọc các câu hỏi, các nhóm giành quyền trả lời nhanh bằng cách phất cờ. Dự kiến khoảng 10 câu hỏi, mỗi câu được 10 điểm. - Nội dung: + Các câu hỏi về lịch sử Đảng CSVN: sự ra đời, các tên gọi, các Bí thư, + Một số bài hát ca ngợi Đảng. 2. Phần 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng - GVCN nêu một số chủ đề tọa đàm: + Lí tưởng cách mạng của Đảng ta là gì? + Hãy phân tích : “dân giàu nước mạnh”, “ xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. + Là học sinh, các em xác định những nhiệm vụ gì mà bản thân cần thực hiện để góp phần thực hiện lí tưởng cách mạng của Đảng? - GV gợi ý để các em bày tỏ quan điểm của mình, đồng thời điều chỉnh, uốn nắn để các ý kiến không đi lệch với quan điểm của Đảng. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - GVCN đúc kết một số nội dung quan trọng của buổi toạ đàm. GVCN nhấn mạnh các quyền của trẻ em được quy định ở điều 12 và 13 của Công ước Liên hợp quốc. - GVCN đánh giá chung buổi hoạt động, nhắc nhở các em có sự chuẩn bị cho hoạt động kế tiếp. ----------–˜¯™—-----------

File đính kèm:

  • doc2 GA HDNG.doc
Giáo án liên quan