Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh.
- Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị của dân tộc mình và các dân tộc khác.
- Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi học kì và thi vào trường PTTH.
- Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi học kì.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 4 - Hoà bình và hữu nghị - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16. 10. 4. 2014 CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
GIÚP HS:
- Nâng cao nhận thức về vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhiệm vụ và quyền của học sinh trong việc góp phần phát triển tình hữu nghị đó.
- Biết phân tích và đánh giá các vấn đề hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Có thái độ phê phán trước những sự kiện, hiện tượng phi hoà bình, thiếu tình thân thiện trong quan hệ giữa các dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề "Hoà bình và hữu nghị" và tổ chức hội vui học tập.
2. Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4
Hoạt động 1:
TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ “ HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” VÀ TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh...
- Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị của dân tộc mình và các dân tộc khác.
- Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi học kì và thi vào trường PTTH.
- Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi học kì.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Một số nội dung cơ bản trong Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và giữ gìn hoà bình trong bối cảnh hiện nay. Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần giữ gìn hoà bình.
- Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc.
- Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực.
- Kiến thức của một số môn học mà kết quả đạt được chưa cao; hoặc kiến thức của những môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động ôn tập.
2. Hình thức hoạt động:
- Diễn đàn: trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm.
- Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc.
- Hoạt động theo tổ, nhóm.
- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hoà bình và hữu nghị, Công ước Liên hợp quốc vè Quyền trẻ em.
- Một số điều trong 4 nhóm Quyền trẻ em.
- Pa-nô, khẩu hiệu, tranh vẽ, tranh ảnh minh hoạ cho chủ đề hoạt động.
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống...phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
- Giấy vẽ, bút màu, tiểu phẩm, trò chơi, một số tiết mục văn nghệ...
2. Về tổ chức:
- Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình.
- Định hướng cả lớp vào việc chuẩn bị nội dung hoạt động Hội vui học tập.
- Tập hợp số học sinh khá giỏi để xây dựng hệ thống câu hỏi , bài tập, tình huống...
- Xin ý kiến thêm ở GV bộ môn đẻ hoàn thiện các câu hỏi, bài tập, tình huống...
- Hình thành nhóm dự thi, cử BGK, người điều khiển chương trình, thư kí, trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng.
- Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung
TL
Người DCT
Học sinh đại diện tổ
Người DCT
GVCN
Hoạt động 1 : Mở đầu
- Nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu.
Hoạt động 2 : Trình bày ý kiến
- Trình bày phần ý kiến của tổ mình về:
+ Vấn đề "Hoà bình và hữu nghị"
+ Giới thiệu Công ước về Quyền trẻ em
+ Vấn đề bảo vệ môi trường
- Tóm tắt những nét cơ bản của các ý kiến trên.
Hoạt động 3: Thi trả lời đúng và giải nhanh tinh huống
- Mời các nhóm vào vị trí và phát lệnh thi.
- Đọc câu hỏi, nhóm nào giơ tay trước thì trả lời trước, nếu trả lời không được thì nhóm khác sẽ trả lời. Phần điểm phụ thuộc vào việc trả lời được bao nhiêu phần câu hỏi.
- Công bố điểm vòng 1
- Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín hiệu trước thì sẽ trình bày cách giải quyết của mình. Nếu nhóm không giải quyết được, hoặc có cách giải quyết chưa chính xác thì nhóm khác có quyền trả lời. Điểm số ghi cho nhóm có cách giải quyết hay nhất.
- Công bố điểm vòng 2
- Văn nghệ
Hoạt động 4 : Kết thúc
- Công bố kết quả thi của các nhóm. Phát thưởng.
- Động viên học sinh học tập, nhắc nhở cho việc chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
- Nhận xét ý thức tham gia hoạt động của lớp.
- Nhắc nhở và nêu yêu cầu của hoạt động sau.
5’
20'
15'
5'
5. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
- Đánh giá, nhận xét.
Duyệt tuần 16:
Tuần 17
Ngày dạy: 24. 4. 2014
Hoạt động 2:
SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30- 4
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Tự hào về ngày lịch sử của dân tộc, từ đó xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt.
- Rèn luyện kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ca ngỡi những tấm gương hy sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội...
2. Hình thức hoạt động:
- Biểu diễn văn nghệ.
- Trình bày tiểu phẩm.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...
- Nhạc cụ, khẩu hiệu, trang phục các nhân...
2. Về tổ chức:
- Mỗi tổ chuẩn bị 3-4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau như :hát , đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm...Báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục của tổ mình để tập hợp xây dựng chương trình.
- Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng kí của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn.
- Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí lớp, mời đại biểu.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung
TL
Người DCT
Người điều khiển
Hoạt động 1 : Mở đầu
- Hát bài hát tập thể “ Bốn phương trời” hoặc một bài hát tuỳ thích.
- Nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu.
Hoạt động 2 : Biểu diễn văn nghệ
- Lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
- Các tiết mục biểu diễn.
- Xen kẽ những câu đố vui để thay đổi không khí.
Hoạt động 3 : Kết thúc
- Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bạn, đại biểu, thầy cô.
- Cả lớp hát một bài tập thể.
5’
35'
5'
5. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
- Đánh giá, nhận xét.
DUYỆT CỦA BGH:
Duyệt tuần 17:
File đính kèm:
- NGLL.doc