I/ Mục tiêu
Sau khi hoạt động, HS có khả năng :
- Hiểu vai trò quan trọng cảu đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trộng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp về cách thức lực chọn cán bộ lớp.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp.
III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Thảo luận
- Biểu đạt sáng tạo.
IV/ Tài liệu và phương tiện
- Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
- Phiếu bầu, ban kiểm phiếu.
- Một số tiết mục văn nghệ.
16 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trường THCS Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kết quả cao.
II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung có liên quan đến hội vui học tập
Kĩ năng giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của hội vui học tập cùng với đôi thi và tìm ra những câu trả lời tốt nhất.
Kĩ năng quản lí thời gian để trong thời gian ngắn nhất các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất.
Kĩ năng tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập.
III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Động não
Trò chơi giáo dục
Bài tập tình huống
Làm việc theo nhóm
Tranh luận
IV/ Tài liệu và phương tiện
Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
Đáp án của các câu hỏi, cau đố, bài toán
Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như :giấy, bút màu, cờ,
V/ Tiến hành hoạt động
1/ Khám phá
Người dẫn chương trình bắt nhịp cho lớp hát tập thể.
Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo, thư kí.
2/ Kết nối
Hoạt động 1: Thi giữa các tổ
Trưởng ban giám khảo nói rõ quy tắc thi và cách thi : mỗi lượt mỗi tổ được chọn một câu hỏi bất kì của một môn để trả lời.( Ví dụ câu hỏi 2 – môn ngữ văn hoặc số 1 – môn toán). Chỉ được trả lời một lần. Không trả lời đúng thì tổ khác được trả lời. Không có tổ nào trả lời đúng thì mời cổ động viên trả lời. Không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu rõ đáp án. Sau số lượt hoặc thời gian quy định, tổ có điểm cao sẽ thắng.
Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện từng tổ chọn câu hỏi và trả lời.
Ban giám khảo cho điểm từng lượt thi của các tổ và ghi công khai lên bảng.
Xen kẽ vào sau mỗi lượt thi của các tổ là phần thi cho cổ dộng viên.
Hết thời gian ( số lượt) quy định tổ nào có tổng điểm cao sẽ thắng.
3/ Thực hành / luyện tập
Hoạt động 2: Giải ô chữ
Đó là những ô chữ do người dẫn chương trình đưa ra. Yêu cầu các bạn HS trong lớp suy nghĩ trong thời gian 1 phút để trả lời
+ Ô chữ có 7 chữ cái. Đây là tên nước ta từ buổi đầu dựng nước.
+ Ô chữ có 10 chữ cái. Đây là thành lũy kiên cố thể hiện sự tiến bộ về mặt kĩ thuật quân sự của nhân dân Âu Lạc
+ Ô chữ có 9 chữ cái. Đây là tên một con sông đã diễn ra trận chiến thắng lớn của quân dân ta chống quân xâm lược Tống
4/ Vận dụng
GVCN yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo.
Người dẫn chương trình nhận xét chung về tinh thần thái độ tham gia của các bạn HS cũng như của từng tổ.
VI/ Tư liệu
1/ Một số câu hỏi tham khảo cho hội vui học tập
Chỉ có muỗi cái là đốt người . Đúng hay sai? Tại sao ?
Muỗi đốt không gây lây nhiễm HIV/ AIDS. Đúng hay sai? Tại sao?
Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đông?
Trong thiên nhiên có một loàichim bay giật lùi. Đúng hay sai ? Tại sao ?
2/ Một số câu hỏi chọn đáp án đúng
Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm nào ?
1/ Năm 1008
2/ Năm 1010
3/ Năm 1011
Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai ?
1/ Lê Hoàn
2/ Nguyễn Trãi
3/ Lê Lợi
Nước Đại Việt thắng quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba vào những năm nào ?
1/ Năm 1286 – 1287
2/ Năm 1287 – 1288
3/ Năm 1288 – 1289
Tuần 18 Tiết 9
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Chủ điểm tháng 1 và 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Tên hoạt động: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
“TRƯỜNG XANH, SẠCH ĐẸP”
I/ Mục tiêu
Sau khi hoạt động, HS có khả năng :
Hiểu ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khỏe mỗi người đối với chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân các em.
Gắn bó và càng thêm yêu trường lớp.
Tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện “ Trường xanh, sạch, đẹp”
II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự xác định giá trị bản thân trong việc tự mình xây dựng kế hoạch góp phần làm cho trường lớp xanh, sạch, đẹp.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những ý tưởng của bản thân trong việc làm sạch đẹp trường lớp để trao đổi nhóm, tổ.
Kĩ năng quản lí thời gian tiết kiệm nhất để tham gia vào các hoạt động làm sạch đẹp trươgnf lớp.
III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Thảo luận
Trình bày 1 phút.
Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ
IV/ Tài liệu và phương tiện
Bản dự thảo kế hoạch của lớp được viết trên giấy khổ to.
Một số câu hỏi thảo luận
Giấy khổ to, bút dạ.
V/ Tiến hành hoạt động
1/ Khám phá
Người dẫn chương trình bắt nhịp cho lớp hát tập thể bìa “ Mái trường mến yêu”.
Người dẫn chương trình hỏi cả lớp có ai biết vì sao phải giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Và để làm được việc này thì mỗi HS mỗi tập thể lớp phải làm gì để đạt được mong muốn đó của nhà trường và của mọi người. Chính vì vậy, việc cùng nhau xây dựng bản kế hoạch thực hiện “ Trường xanh, sạch, đẹp” là rất cần thiế. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến cho bản kế hoạch này. Do đó hôm nay lớp chúng ta cùng nhau nghe đại diện cán bộ lớp trình bày để trao đổi thống nhất.
2/ Kết nối
Hoạt động 1: Trình bày kế hoạch
Bản kế hoạch “ Trường xanh, sạch, đẹp” được treo trên bảng để cả lớp cùng nhau theo dõi. Đại diện ban cán sự lớp trình bày nội dung chi tiết bản kế hoạch.
Sau đó GVCN tóm tắt nội dung chính của bản kế hoạch để định hướng cho HS thảo luận.
Hoạt động 2: Thảo luận chung
Người dẫn chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận
+ Để chuẩn bị đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch này bạn đã có suy nghĩ gì hoặc đã có những ý tưởng gì cho việc hoàn thiện bản kế hoạch “ Trường xanh, sạch, đẹp” của lớp ? Hãy nêu một vài ý tưởng để các bạn trong lớp cùng chia sẻ.
+ Theo ban, những nôi dung trình bày trong bản kế hoạch đã đầy đủ chưa? Hay cần bổ sung những hoạt động nào nữa? hãy đưa một vài nội dung cụ thể.
+ Chủ đề hoạt động hôm nay có liên quan đến việc HS chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn trường lớp sạch đẹp như thế nào?
+ Đối với mỗi HS, bản thân hãy suy nghĩ phải làm gì để góp phần cùng lớp xây dựng được một bản kế hoạch đầy đủ và cụ thể.
- Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung thêm. Thư kí ghi chép tất cả những phát biểu của các bạn trong lớp để chuẩn bị tổng hợp thành một bản góp ý chung cho bản kế hoạch đã được xây dựng.
3/ Thực hành / luyện tập
Hoạt động 3: Trình diễn văn nghệ
- Một chương trình văn nghệ với những tiết mục đặc sắc sẽ được trình diễn trước lớp nói về chủ để bảo vệ môi trường. Dó là các tiết mục đơn ca, tốp ca, song caNgoài ra có thể biểu diễn trò chơi sắm vai .
4/ Vận dụng
GVCN đè nghị cán bộ lớp hoàn thành bản kế hoạch để treo trước lớp,đồng thời yêu cầu mọi thành viên trong lớp nhắc nhở nhau thực hiện những cam kết đã ghi trong kế hoạch này.
Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động
VI/ Tư liệu
Một số câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước.
- Quảng Nam có núi Ngũ Hành
Có sông chợ Củi, có thành Đồng Dương.
- Xứ Cần Thơ nam thanh, nữ tú.
Xứ Rạch Giá vượn hú, chim kêu.
- Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
Tuần 17 Tên hoạt động: GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I/ Mục tiêu
Sau khi hoạt động, HS có khả năng :
Giáo dục cho HS lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin khi tham gia giao lưu văn nghệ
Kĩ năng giao tiếp / ứng xử trong giao lưu
Kĩ năng quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong giao lưu.
III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Đóng vai
Trò chơi giáo dục
Biểu đạt sáng tạo
IV/ Tài liệu và phương tiện
Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của HS
Một số câu hỏi câu đố và đáp án
Bản quy định thang điểm dùng cho BGK.
Cử BGK, thành lập hai đội thi.
Trang trí lớp
V/ Tiến hành hoạt động
1/ Khám phá
Người dẫn chương trình bắt nhịp cho lớp hát tập thể bài mùa xuân và tuổi thơ.
Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu , nêu nội dung hình thức giao lưu, giới thiệu hai đội thi đấu và thành phần BGK. Mời hai đội lên vị trí thi.
2/ Kết nối
Hoạt động 1: Giao lưu
Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu ( ví dụ : yêu cầu các đội lần lượt kể tên các bìa hát và tác giả theo chủ đề “ca ngợi Đảng” , “ mùa xuân”, “ quê hương”các đội lần lượt hát một câu hoặc một
Sau đó GVCN tóm tắt nội dung chính của bản kế hoạch để định hướng cho HS thảo luận.
Hoạt động 2: Thảo luận chung
Người dẫn chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận
+ Để chuẩn bị đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch này bạn đã có suy nghĩ gì hoặc đã có những ý tưởng gì cho việc hoàn thiện bản kế hoạch “ Trường xanh, sạch, đẹp” của lớp ? Hãy nêu một vài ý tưởng để các bạn trong lớp cùng chia sẻ.
+ Theo ban, những nôi dung trình bày trong bản kế hoạch đã đầy đủ chưa? Hay cần bổ sung những hoạt động nào nữa? hãy đưa một vài nội dung cụ thể.
+ Chủ đề hoạt động hôm nay có liên quan đến việc HS chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn trường lớp sạch đẹp như thế nào?
+ Đối với mỗi HS, bản thân hãy suy nghĩ phải làm gì để góp phần cùng lớp xây dựng được một bản kế hoạch đầy đủ và cụ thể.
- Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung thêm. Thư kí ghi chép tất cả những phát biểu của các bạn trong lớp để chuẩn bị tổng hợp thành một bản góp ý chung cho bản kế hoạch đã được xây dựng.
3/ Thực hành / luyện tập
Hoạt động 3: Trình diễn văn nghệ
- Một chương trình văn nghệ với những tiết mục đặc sắc sẽ được trình diễn trước lớp nói về chủ để bảo vệ môi trường. Dó là các tiết mục đơn ca, tốp ca, song caNgoài ra có thể biểu diễn trò chơi sắm vai .
4/ Vận dụng
GVCN đè nghị cán bộ lớp hoàn thành bản kế hoạch để treo trước lớp,đồng thời yêu cầu mọi thành viên trong lớp nhắc nhở nhau thực hiện những cam kết đã ghi trong kế hoạch này.
Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động
VI/ Tư liệu
File đính kèm:
- HDNGLL 7 MOI.doc