I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố lại, khắc sâu những kiến thức đã học.
- Nhận định đúng các vấn đề đã học và vận dụng chúng vào thực tế .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện những kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh. Biết giải quyết những vấn đề của bản thân một cách hợp lý.
- Biết hợp tác với bạn bè trong hoạt động, biết suy luận, sáng tạo trong học tập.
3.Thái độ:
- Có ý chí nghị lực, tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức.
- Tôn trọng việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, SGV giáo dục công dân 7
- Sách thực hành GDCD7 và vở Bài tập GDCD7
2. Học sinh:
- Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. Phương pháp:
- Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, trò chơi, đàm thoại, xử lí tình huống
IV.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới. GV nêu lí do của tiết học
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Tiết 15 - Bài 11: Ô tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Ngày soạn: ./ / 2012
TIẾT 15 Ngày dạy: ./ / 2012
BÀI 11 :
Ô TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố lại, khắc sâu những kiến thức đã học.
- Nhận định đúng các vấn đề đã học và vận dụng chúng vào thực tế .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện những kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh. Biết giải quyết những vấn đề của bản thân một cách hợp lý.
- Biết hợp tác với bạn bè trong hoạt động, biết suy luận, sáng tạo trong học tập.
3.Thái độ:
- Có ý chí nghị lực, tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức.
- Tôn trọng việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, SGV giáo dục công dân 7
- Sách thực hành GDCD7 và vở Bài tập GDCD7
2. Học sinh:
- Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. Phương pháp:
- Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, trò chơi, đàm thoại, xử lí tình huống
IV.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới. GV nêu lí do của tiết học
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các chuẩn mực đạo đức đã học
+ Giáo viên cho học sinh nhắc lại các khái niệm đạo đức đã học trong chương trình GDCD 7 học kì I .
GV: Hướng dẫn HS nhớ lại, khắc sâu bằng phương pháp tổ chức trò chơi đoán từ nhờ khái niệm và thông tin (Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị nội dung và cử 3 đại diện ra tham gia cuộc chơi)
VD: Người biết thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ người khác là người có phẩm chất .
* GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:
TT
Tên bài
Khái niệm
Ý nghĩa
Cách rèn luyện
* Tìm những biểu hiện của các phẩm chất đạo đức
GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm dưới hình thức trò chơi
VD: Xếp các biểu hiện sau vào 2 cột với biểu hiện yêu thương con người và không biết yêu thương con người (Ganh ghét, đố kị/ đem lại niềm vui cho người khác/ Giúp đỡ người gặp khó khăn)
Yêu thương con người
Không yêu thương con người
GV: Nhận xét kết quả và tuyên dương đội thắng cuộc
* Ý nghĩa, tác dụng của mỗi phẩm chất đạo đức
GV: Yêu cầu HS nêu vài câu tục ngữ, ca dao về các phẩm chất đã được học trong chương trình GDCD7
GV: Chọn vài câu và yêu cầu Hs giải thích ý nghĩa của nó
VD: - Ăn chắc mặc bền
- Một sự nhịn chín sự lành..
¢ Nêu tác dụng của những việc làm đúng đắn
* Rèn luyện của HS
GV: Cho Hs xử lí tình huống :
VD: Bài đạo đức và kỉ luật, HS sẽ giải quyết tình huống:
? Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vi phạm nội quy của nhà trường ?
? Em có nhận xét gì về những bạn HS hay cắp vặt của người khác ?....
GV: Hoàn chỉnh
¢ Giáo dục HS hành vi đúng đắn
* Liên hệ, nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.
GV: Cho HS nêu nhận xét bản thân trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống hằng ngày
¢ Nhắc nhở hS rèn luyện, sửa chữa hành vi sai trái bản thân
Hoạt động 2 : Luyện tập
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và xung phong lên bảng sửa một số bài tập khó trong chương trình .
Học sinh thảo luận
Học sinh xung phong lên bảng làm bài
Giáo viên nhận xét chố ý cho học của tổ mình.sinh ghi ngắn gọn các ý chính.
* Xử lí tình huống .
Hàng năm, cứ đến ngày 20/11 trường lại mời họp mặt các thầy giáo cô giáo đã nghỉ hưu. Năm nay, sân trường đông vui với nhiều thế hệ thầy cô giáo và học sinh. Cuộc vui đã đến lúc chia tay. Một thầy giáo già chống gậy đi cùng một cô giáo già. Bóng họ liêu xiêu trong cái rét đầu mùa. Một cô giáo trẻ đã đến bên họ “dắt tay từng người xuống tận bậc thang cuối cùng, sau đó dìu vào trong xe ô tô và cúi chào cung kính”.
? Em có suy nghĩ gì về hành động của cô giáo trẻ trên đây
+ Lần lượt các nhóm tự trình bày và xử lí các tình huống
+ Giáo viên nhận xét, cho điểm.
* Học sinh tìm một số câu ca dao tục ngữ theo chủ đề bài học
* Cho học sinh sắm vai theo chủ đề, học sinh nhận xét và tự liên hệ đến bản thân.
I. Nội dung bài học :
* .Các chuẩn mực đạo đức đã học :
- Sống giản dị
- Tự trọng
- Trung thực
- Đạo đức và kỉ luật
- Yêu thương con người
- Đoàn kết tương trợ
- Khoan dung
- Xây dựng gia đình văn hóa
- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ
- Tự tin
II. Luyện tập :
Xử lí tình huống SGK
4. Củng cố:
Giáo viên lưu ý học sinh một số kiến thức trọng tâm trong chương trình .
Lưu ý học sinh cách làm bài và trình bày bài .
5. Dặn dò
+ Ôn lại nội dung ôn tập.
+ Làm bài tập phần nội dung ôn tập ở các bài: 1,3,7, 8, 9, 11.
- Chuẩn bị ôn tập các bài 4, 6, 2, 5.
+ Xem lại nội dung bài học, bài tập trong SGK, sách tình huống GDCD 7.
V. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................
HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
Chủ đề
Chuẩn mực đạo đức
Khái niệm
Ý nghĩa
Biện pháp rèn luyện
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Sống giản dị
Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân gia đình, xã hội
- Là phẩm chất đạo đức
- Mọi người yêu mến cảm thông giúp đỡ
- Sống giản dị, chân thành, không xa hoa, lãng phí
2
Trung thực
- Tôn trọng sự thật chân lý, lẽ phải.
- Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm
- Là phẩm chất đạo đức
- Nâng cao phẩm giá
- Làm lành mạnh các mối quan hệ
- Mọi người tin yêu, kính trọng
- Trung thực trong học tập, trong quan hệ với mọi người, trong mọi hành động.
- Một số trường hợp không nói đúng sự thật nhưng mang lại kết quả tích cực
3
Tự trọng
- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách
- Điều chỉnh hành vi
- Phẩm chất đạo đức
- Có nghị lực vượt qua khó khăn, nâng cao phẩm giá, mọi người quý trọng
- Cư xử đàng hoàng đúng mực, giữ lời hứa, làm tròn nhiệm vụ, không để người khác nhắc nhở, chê trách
4
Yêu thương con người
- Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp
- Truyền thống của dân tộc
- Mọi người yêu quý kính trọng, có cuộc sống hạnh phúc, thanh thản
- Giúp đỡ, cảm thông chia sẻ, tôn trọng, vị tha, hi sinh
5
Tôn sư trọng đạo
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn.
- Coi trọng và làm theo điều thầy dạy
Truyền thống của dân tộc
- Nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, mang lại kiến thức và bồi dưỡng nhân cách
- Thực hiện tốt bổn phận, quan tâm động viên thầy cô, làm những điều tốt đẹp, làm theo lời thầy
6
Đoàn kết tương trợ
- Cảm thông, chia sẻ, làm những việc làm cụ thể
- Truyền thống của dân tộc
- Ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người
- Có sức mạnh, nghị lực
- Sống thân ái, hoà nhã, gần gũi, giúp đỡ
7
Khoan dung
- Rộng lòng tha thứ
- Tôn trọng, thông cảm
- Tha thứ khi họ hối hận
- Đức tính quý báu
- Mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt
- Cuộc sống và mối quan hệ lành mạnh, thân ái
- Sống cởi mở, chân thành, tôn trọng, rộng lượng, biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở chuẩn mực xã hội
8
Xây dựng gia đình văn hoá
- Gia đình hạnh phúc, hoà thuận, tiến bộ, KHHGĐ, đoàn kết với hàng xóm, làm tròn nghĩa vụ công dân
- Tổ ấm
- Gia đình hạnh phúc, bình yên ® xã hội ổn định
- Xây dựng gia đình văn hoá góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ
- Làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình.
- Không đua đòi ăn chơi
- Không làm gì tổn hại đến danh dự gia đình
9
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Tiếp nối
- Phát triển
- Rạng rỡ
- Giúp ta có kinh nghiệm, sức mạnh
- Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc
- Tìm hiểu
- Trân trọng
- Tự hào
- Sống trong sạch, lương thiện, không làm gì tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ.
10
Tự tin
Tin tưởng vào khả năng cỷa bản thân, chủ động, tự quyết định và hành động một cách chắc chắn.
Có thêm sức mạnh, nghị lực, sức sáng tạo
Chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các họat động; khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
File đính kèm:
- COND DAN 7 TUAN 15.doc