Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 7 - Chương trình cả năm - Võ Thị Hiền

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh

- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập ,rèn luyện

- Biết lựa chọn những người có năng lực ,nhiệt tình có trách nhiệm và tôn trọng , ủng hộ cán bộ lớp hoạt động

II/ Nội dung và hình thức hoạt động

1/ Nội dung :

- Lớp trưởng tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ sau một năm hoạt động

- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới

2/ Hình thức hoạt động :

- Nghe báo cáo và thảo luận

- Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết

III/ Chuẩn bị hoạt động :

1/ Phương tiện :

- GV hướng dẫnviết báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua theo các mặt :

+ Nề nếp của lớp : giờ 15 phút , các hoạt nđộng giữa giờ , .

+ Về học tập

+ Về lao động

- Phiếu bầu

- Một số tiết mục văn nghệ

2/ Về tổ chức:

- GVCN hội ý với cán bộ lớp đẻ đánh giá kết quả hoạt đọng của đội ngũ cán bộ lớp trong năm học vừa qua, thống nhất chương trình hoạt động

- Phân công người viết và báo cáo kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp :

- Viết b

- Người điều khiển chương trình : Trịnh Thị Trang

- Thư ký : Lờ Thị Ánh Tuyết

- Phân công người chuẩn bị phiếu : Nguyễn Tấn Huy

- Phân công chuẩn bị văn nghệ : Nguyễn Thu Hồng Thủy

- Trang trí lớp : Tỳ , Huy , Anh ,

IV/ Tiến hành hoạt động :

 

doc33 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 7 - Chương trình cả năm - Võ Thị Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên trong sách báo trong cuộc sống xung quanh ở địa phương , trong trường Hội ý cán bộ lớp, với các tổ trưởng để phân công chuẩn bị Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận : VD : + Bạn hãy nêu 1gương sáng đoàn viên mà bạn cần phải noi theo? + Bạn học tập được gì ở người đoàn viên đó? + Kế hoạch rèn luyện của bạn như thế nào ? Cử người dẫn chương trình Mỗi tổ chuẩn bị 1kế hoạch của tổ theo gương sáng đoàn viên Mỗi cá nhân HS chuẩn bị 1 kế hoạch cá nhân rèn luyện học tập theo gương sáng đoàn viên Cử người dẫn chương trình văn nghệ , cử người trang trí IV/ Tiến hành hoạt động Khởi động Hát tập thể bài: Tiến lên đoàn viên ( Nhạc và lời : Phạm Tuyên ) Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động 2)Thảo luận xây dựng kế hoạch Người dẫn chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận Cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch của mình rèn luyện theo gương sáng đoàn viên Các tổ trình bày kế hoạch rèn luyện cuả tổtheo gương sáng đoàn viên Người dẫn chương trình tóm tắt kế hoạch rèn luyện của lớp Văn nghệ: Người dẫn chương trình văn nghệ giới thiệu 1 số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị V/ Kết thúc hoạt động Người điều khiển nhậ xét kết quả hoạt động , tinh thần thái độ của từng thành vien trong lớp GVCN phát biểu ý kiến VI/ Rút kinh nghiệm đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm Câu 1: Thông qua các hoạt của chủ điểm “ Tiến bước lên Đoàn” em thu hoạch được những gì? Câu 2: Em hãy tự xếp loại bản thân, thái độ và kết quả tham gia hoạt động của chủ điểm trong tháng? Tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân Tốt Khá Trung bình Yếu 2)Tổ HS đánh giá xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu 3) GVCN đánh giá xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Chủ điểm tháng 4 : hoà bình và hữu nghị Tuần 31 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 1: di sản , di tích lịch sử với thiếu nhi I / Mục tiêu: Giúp HS Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương của đất nước ,biết xác định trách nhiệm của người HS trong việc bảo vệ các di sản, di tíchl lịch sử đó Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương , của đất nước II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Hiểu biết thế nào là di sản, di tích lịch sử Hiểu vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó Hình thức hoạt động Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử đó Văn nghệ III/ Chuẩn bị hoạt động Phương tiện Các tư liệu, tranh ảnh, bài viết bài thơ, ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương của đất nước Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi Về tổ chức GVCN nêu yêu cầu nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động Hướng dẫn HS cách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được, nếu có thể thì trình bày trên giấy khổ to hoặc thành quyển album trong đó bao gồm tất cả các tư liệu mà đã sưu tầm được GVCN xây dựng 1 số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này ( phối hợp với GV bộ môn) Cùng với HS xây dựng cuộc thi Cử người dẫn chương trình, cử BGK cuộc thi IV/ Tiến hành hoạt động Giới thiệu kết quả sưu tầm của tổ : Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của mình trong 3phút . Khi trình bày nên nói theo thứ tự, tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm , ý nghĩa của di sản đó *Thi tìm hiểu Lớp cử 2 đội, mỗi đội từ 5 đến 10 người và phân công 1 bạn làm đội trưởng Sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình , đội trưởng 1 đội lên bốc thăm câu hỏi . Từng đội chuẩn bị trả lời,đọc to câu hỏi rõ ràng .Nếu đọi nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, BGK có thể mời HS ở dưới trình bày ý kiến của mình . Saunđó BGK công bố kết quả của từng đội và phát thưởng V/ Kết thúc hoạt động Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của HS Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, cách điều khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của HS VI/ Rút kinh nghiệm Tuần 33 Ngày soạn : Ngày dạy: Hoạt động 2: tình đoàn kết hữu nghị I/ Mục tiêu : Giúp HS Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hào bình trên hành tinh từ đó nhận thức được trách nhiệm của môĩ người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị TÔn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau II/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung : Hiểu được Đoàn kết hữu nghị là gì ? Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào ? Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? Hình thức hoạt động Hái hoa dân chủ, thảo luận văn nghệ III/ Chuẩn bị hoạt động Phương tiện Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện ....ca ngợi tình đoàn két hữu nghị .Một số câu hỏi dành cho hái hoa đân chủ Tổ chức GVCN phối hợp với GV bộ văn , GDCD để soạn một số câu hỏi chuẩn bị cho hoạt động Cử BGK, người dẫn chương trình, cử tổ trang trí lớp IV/ Tién hành hoạt động Lớp kê bàn hình chữ U, ở giữa có cây hoa trang trí đẹp mắt với nhưng bông hoa câu hỏi đủ màu sắc Người dẫn chương trình nêu câu hỏi thảo luận và mời GVCN điều khiển hoạt động cùng với BGK NGười dẫn chương trình mời lần lượt đại diện từng tổ lên hái hoa, mỗi bông hoa là một câu hỏi cần thảo luận VD: + Em hiểu thế nào là tình doàn kết hữu nghị ? + Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng đồng, cho dân tộc ? + Càn phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? + Thử phác thảo mmột kế hoạch của tổ trong việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? Cả lớp trao đổi, thảo luận, bổ sung câu hỏi, câu trả lời của từng tổ. Xen kẽ hái hoa dân chủ Sau cùng GV tổng kết đưa ra các thông tin cơ bản cần thiết nhất của hoạt động V/ Kết thúc hoạt động Nhận xét về ý thức chuẩn bị của HS về tinh thần tham gia trong hoạt động này Rút ra những kĩ năng tốt cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo VI/ Rút kinh nghiệm Chủ điểm tháng 5 : bác Hồ kính yêu. Tuần 35 Ngày soạn : Ngày dạy: Năm điều bác dạy thiếu niên nhi đồng I/ Yêu cầu giáo dục. - Giúp học sinh phân tích nội dung của 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng , biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi. - Có thói quen thực hành 5 điều Bac Hồ dạy trong cuộc sống hành ngày , ở gia đình , nhà trường và ở cộng đồng xã hội. - Biết phê phán những thái độ , hành vi trái với lời dạy của Bác, ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy II/ Nội dung và hình thức hoạt động. 1, Nội dung. - Xuất xứ của 5 điều bác dạy. - Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy. - Những ví dụ thực tế về việc thực hiện 5 điều Bác dạy 2, Hình thức hoạt động. - Hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi - Biểu diễn văn nghệ. III/ Chuẩn bị hoạt động. 1, Phương tiện hoạt động. - ảnh bác, lọ hoa, khăn trải bàn - Tờ tranh 5 điều Bác dạy. - Cây hoa gài câu hỏi về 5 điều Bác dạy. 2, Tổ chức. - Yêu cầu học sinh thực hiện 5 điều bác dạy , suy nghĩ về nội dung của từng điều và tìm những ví dụ thực tế của việc thực hiện 5 điều Bác dạy để chứng minh. - Học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của 5 điều Bác dạy ( vào thời gian nào? Vì sao bác lại đưa ra 5 điều Bác dạy.? ) - Ban chỉ huy chi đội cùng cán bộ lớp phân công chuẩn bị cây hoa, cắt cánh hoa để ghi câu hỏi , ảnh Bác , lọ hoa , khăn bàn , đồng thời xây dựng chương trình hoạt động và cử người điều khiển , cử ban giám khảo. - GV cho học sinh chuẩn bị câu hỏi xung quanh 5 điều Bác dạy . IV/ Tiến trình hoạt động. - Bạn .. điều khiển chương trình , nêu lý do hoạt động và giới thiệu ban giám khảo. - Mời 2 bạn lên hái hoa và trả lời câu hỏi . Nếu không trả lời đúng thì ban giám khảo hỏi thêm ý kiến lớp bổ sung. - Xen hoạt động văn nghệ với những bài hát về bác Hồ kính yêu để tạo không khí sôi nổi . V/ Kết thúc hoạt động. - Cả lớp hát tập thể bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng “. - Ban giám khảo công bố kết quả thi đua giữa các tổ, tuyên dương thành tích và phát thưởng . - Nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp. VI/ Rút kinh nghiệm. ................................................................................... Tuần 37 Ngày soạn : Ngày dạy: chúng em kể chuyện về bác I/ Yêu cầu giáo dục. - Giúp học sinh. + Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc. + Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân. + Biết kể chuyện diễn cảm , lôi cuốn người nghe. II/ Nội dung và hình thức hoạt động. 1, Nội dung. - Tình cảm của Bác đối với nhân dân nhất là với thiếu nhi. - Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. - Những đức tính quý báu của Bác mà thiếu nhi học tập được. 2, Hình thức hoạt động. - Thi kể chuyện theo tổ. - Xen kẽ những bài hát về Bác. III/ Chuẩn bị hoạt động. 1, Phương tiện hoạt động. - Các tư liệu về Bác ( câu chuyện, bài thơ, bài hát ) - ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn, tranh ảnh nếu có. 2, Tổ chức. - Yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm một caqau chuyện về Bác theo nội dung đã nêu trên và tập kể chuyện một cách diễn cảm , lưu loạt. - Lựa chọn một số câu chuyện từ các tổ và xắp xếp thành chương trình thi kể chuyện. - Bạn điều khiển chương trình. - Chuẩn bị trang trí lớp : ảnh bác , lọ hoa, khăn bàn. - Thành lập ban giám khảo : - Chuẩn bị phần thưởng. - GV nhắc nhở học sinh ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ đồng phục . IV/ Tiến trình hoạt động. - Từng tổ lên trình bày truyện đã chọn ( cho biết câu chuyện đó nói gì?) - Ban giám khảo cho điểm . - Khi kể xen kẽ một vài bàn hát về Bác Hồ. V/ Kết thúc hoạt động. - Toàn lớp hát bài : Như có Bác trong ngày vui đại thắng. - Ban giám khảo tổng kết, công bố kết quả và phát thưởng. - GV nhận xét về tinh thần chuẩn bị của học sinh, kết quả thu được qua kể chuyện. - Tuyên dương và động viên học sinh. VI/ Rút kinh nghiệm. ......................................... Hết ..............................................

File đính kèm:

  • docGiao An Ngoc Thanh.doc