Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường

1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh

- Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.

- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

2. Nội dung và hình thức hoạt động :

a. Nội dung :

- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường

- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó .

b. hình thức hoạt động :

Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế.

3/. Chuẩn bị hoạt động :

a. Về phương tiện hoạt động :

- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học.

- Một số câu hỏi vè nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của nhà trường, của lớp trong năm học qua :

Câu 1 : Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường ?

Câu 2 : Việc tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân bạn ?

Câu 3 : Theo bạn, điều gì sẽ xãy ra nếu không có nội quy ?

Câu 4 : Theo bạn, việc thực hiện nội quy nhà trường của lớp ta trong năm vừa qua như thế nào ?

Câu 5 : Trong năm học này, bạn phải thực hiện những nhiệm vụ gì ?

Câu 6 : Theo bạn, mỗi cá nhân và cả lớp phải làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ năm học ?

 

doc29 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập cụ thể. + Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập cảu những môn học này. Học sinh : + Cán bộ lớp họp bàn kế hoạch thực hiện, phâncông công việc cho từng tổ, giao nhiệm vụ cho cán sự môn học chuẩn bị đáp án trả lời, xây dựng chương trình hội vui học tập.. + Từng tổ chuẩn bị phân công cho từng thành viên cảu mình và cử 2 người tham gia vào đội thi. + Cử ban giám khảo, người điều khiển chương trình. + Cử người mới giáo viên bộ môn. + Phân cộng trang trí lớp. 4. Tiến hành hoạt động : Bàn ghế được kê theo hình chữ U. Phía trước là bàn của ban giám khảo. Bên cạnh là bàn của các đội dự thi. Người điều khiển chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời ban giám khảo lên làm việc. Hoạt động thi trả lời nhanh Người điều khiển mời các đội ngồi vào vị trí của mình. Ban giám khảo nêu yêu cầu, nội dung thi và cách thức thi như sau : Yêu cầu : mỗi câu hỏi chỉ được trả lời trong 2 phút, khi trình bày phải nói to, rõ ràng. Nội dung thi : Là những nội dung ôn tập đã được định hướng chuẩn bị. Cách thức thi: Người điều khiển đọc một số câu hỏi để các đội chuẩn bị cùng suy nghĩ trong 1 phút. Khi có hiệu lệnh, đội nào giơ tay trước thì đội đó được ưu tiên trả lời. Nếu trả lời không mạch lạc, rõ ràng và kéo dài thời gian quy địnhthì người người điều khiển quyết định mời đội khác trả lời thay. Điểm đó sẽ ghi cho đội trả lời đúng. Nếu các đội thi đều không trả lời được thì người điều khiển mời “ khán giả “ của lớp trả lời. Trong quá trình thi, người điều khiển nên linh hoạt điều chỉnh để cuộc thi diễn ravui vẻ và hấp dẫn. Ban giám khảo theo dõi, ghi điểm đánh giá. Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố điểm cho từng đội. Tuyên dương hoặc phát thưởng ( nếu có ) 5. Kết thúc hoạt động : - Nhận xét tinh thần tham gia của lớp và thông báo kết quả đạt được sau “ hội vui học tập “ - Nhắc nhở, động viên ôn tập tốt hơn để có được kỳ thi cuối năm đạt kết quả cao. Ký duyệt của Tổ Trưởng HÁT MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30-4 1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : Ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Có lòng tự hào dân tộc, thá độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Luyện tập các kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể. 2. Nội dung và hình thức hoạt động : a. Nội dung : - Những tấm gương hy sinh quên mình vì độc lập dân tộc của nước nhà. - Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta. - Ý nghĩa quan trọng của ngày 30- 4 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. b. Hình thức hoạt động : Biểu diễn hát, múa,kể chuyện, đọc ( ngâm thơ ) 3. Chuẩn bị hoạt động : a. Phương tiện hoạt động : - Một số bài hát, điệu múa, câu chuyện, bài thơ có liên quan đến nội dung của hoạt động. - Các trang phục biểu diễn ( nếu có ) b. Về tổ chức : Học sinh : Mỗi tổ học sinh chuẩn bị từ 2 -4 tiết mục văn nghệ và có kế hoạch luyện tập. Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn . Cử người điều khiển chương trình. Phân công trang trí lớp. 4. Tiến hành hoạt động : Chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày chiến thắng 30-4 có thể diễn ra như sau : Người điều khiển chương trình nêu ký do, giới thiệu đại biểu tham dự. Trình diễn các tiết mục văn nghệ. Cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nếu đẹp thì càng tốt.Sau mỗi tiết mục văn nghệ là sự cổ vũ của khán giả phía dưới. Kết thúc chuơng trình nên hát tập thể bài : Như có Bác trong ngày vui đại thắng 5. Kết thúc hoạt động : - Nhận xết về ý thức chuẩn bị của học sinh, về tinh thần tham gia trong hoạt động này. - Rút ra những kinh nghiệm tốt cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo. Ký duyệt của Tổ Trưởng Ký duyệt của BGH 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NHI 1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội. 2. Nội dung và hình thức hoạt động : a. Nội dung : - 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. - Những ví dụ thự tế về gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. b. Hình thức hoạt động : - Thi giữa các tổ học sinh . - Biểu diễn văn nghệ 3. Chuẩn bị hoạt động : a. Về phương tiện hoạt đông : - Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. - Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dỵ. b. Về tổ chức : - Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộlớp tổ chức hoạt động này. -Học sinh : + Đội ngũ cán bộ lớp họp bàn xây dựng kế hoạch thực hiện; phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy ; xây dưng chương trình cuộc thi, cử ban giám khảo, xây dựng tiêu chuẩn thi, cách chấm. + Từng tổ họp bàn nội dung 5 điều Bác dạy để chuẩn bị ý kiến cho cuộc thi, cử người trình bày cuộc thi. + Một số tiết mục văn nghệ. + Chuẩn bị trang trí lớp ( ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn) 4 Tiến hành hoạt động : Chương trình cuộc thi tìm hiểu 5 điều Bác dạy có thể diễn ra như sau : Nêu lý do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo. Từng tổ lên tri h2 bày ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích của tổ đạt đuợc trong năm học. Ban giám khảo chấm theo thang điểm 5 bậc với những tiêu chuẩn như sau : + Nhanh nhen, mạnh dạn 1 điểm + Trình bày to và rõ ràng, lưu loát 2 điểm + Đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình phấn đấu làm theo 5 điều Bác dạy : 2 điểm Ký duyệt của Tổ Trưởng Xen kẻ cuộc thi là một vài tiết mục văn nghệ hát vế Bác Hồ kính yêu. Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ 5. Kết thúc hoạt động : - Đánh giá chung về ý thức,chất lượng tham gia sưu tầm và thi của các tổ. -Động viên học sinh phấn đấu rèn ;uyện theo những lời dạy của Bác. HÁT VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU 1. Yêu cầu giáo dục : Giúp học sinh : -Hiểu được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng. -Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại. - Tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể 2. Nội dung và hình thức hoạt động : a. Nội dung : - Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ. - Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với thiếu nhi. b. Hình thức hoạt động : - Biểu diễn văn nghệ. - Thi hát liên khúc 3. Chuẩn bị hoạt động : a. về phương tiện hoạt động : - Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác. - Một vài hình ảnh về cuộc đời của Bac. - Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động b. Về tổ chức : - Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động để toàn lớp nắm được và chuẩn bị. - Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị từ 3- 5 tiết mục văn nghệ, có kế hoạch tập luyện - Cán sự văn nghệ tậphợpmột số tiết mục đăng ký của các tổ để cùng cán bộ lớp xây dựng chương trình biểu diễn và thi. - Cử ban giám khảo cuộc thi. 4. Tiến hành hoạt động : * Người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động và mời ban giám khảo lên vị trí ncủa mình. - Hoạt động thứ nhất : Biểu diễn văn nghệ. Hoạt động này diễn ra trong khoảng 15’. Theo chương đã xây dựng, lần lượt tiừng tiết mục sẽ được mời lên trình diễn trước lớp. Hoạt đông thứ hai : Thi hát liên khúc. Yêu câu của hát liên khúc là : Tổ đầu tiên hát một câu hoặc một đoạn của một bài hát nào đó về Bác Hồ, tổ tiếp theo phải hát nối được ngay, nếu chậm sẽ bị phạt ( hình phạt do lớp quy định ) và tổ hát sẽ hát nối tiếp. Người điều khiển đề nghị một tổ nào đó xung phong hát đầu tiên. Trước khi hát phải giới thiệu tên và tác giả bài hát. Có thể hát mộpt đoạn của bài hát đó thì dừng lại, người điều khiển mời tổ khác hát nối ngay, nếu tổ này không hát nối được thì mời tổ khác. Cuộc thi hát liên khúc diễn ra đúng theo yêu cầu như đã phổ biến. Thời gian thi khoảng 20-25 phút. 5. Kết thúc hoạt động : - Nguời điều khiển nhận xét chung về ý thức tham gia của lớp. - Rút kinh nghiệm, động viên toàn lớp chuẩn bị cho một kỳ nghĩ hè vui vẽ, khỏe mạnh. Tư liệu tham khảo : Một số lời Bác Hồ dạy thiếu nhi : Thư gởi các cháu thiếu nhi Cùng các cháu nhi đồng và thiếu niên yêu quý , Bác đi Pháp mấy tháng. Nhớ các cháu luôn luôn. Chắc các cháu cũng luôn nhớ Bác. Khi Bác về đến Tổ quốc, từ Hải Phòng đến Hà Nội, các cháu mang nhau đi đón Bác, có lẽ hơn mười vạn cháu. Tay cầm cờ đỏ sao vàng, đứng chật hai bên đường, hai bên bờ ruộng. Reo cười ca hát, vui vẻ như một đàn chim Bác thấy cháu nào cũng mặt mũi vui tươi, áo quần sạch sẽ. Hỏi, thì cháu nào cũng biết chữ quốc ngữ. Bác mừng lắm. Nay Bác viết mấy chữ, để cảm ơn các cháu và khuyên các cháu : Phải siêng năng học, Phải giữ sạch sẽ. Phải giữ kỷ luật Phải làm theo đời sống mới. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em. Thân ái Bác Hồ ( Trích : Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, 2000, tr.421 ) Thư gởi nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám Hỡi các cháu yêu quý ! Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, các cháu cũng phải có phần chứ nhỉ. Vậy Bác gởi cho các cháu lời chào thân ái. Trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám, và trong cuộc kháng chiến bây giờ đã cho nhiều cháu tham gia. . Bác rất vui lòng biết rằng : nhiều cháu đã hăng hái giúp việc trong các bộ đội và dân quân. Còn cháu nào cũng biết siêng học, siêng học, biết ăn ở sạch sẽ, biết giữ kỷ luật,lễ phép, thế là tốt lắm. Bác khuyên các cháu gắng sức thêm. Việc gì co ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm. Làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Tuổi các cháu còn nhỏ, thì các cháu làm những công việc nhỏ. Nhiều việc nhỏ cộng lại thành công việc to.Bác mong các cháu làm việc và học hành, cho xứng đáng là nhi đồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thống nhất độc lập. Bác hôn tất cả các cháu. Bác Hồ. Một số bài hát phục vụ chủ điểm : Đội ta lớn lên cùng đất nước. ( Nhạc và lời : Phong Nhã ) Khăn quàng thắm mãi vai em ( Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu ) Kim Đồng ( Nhạc và lời : Phong Nhã ) Tiếng chim trong vườn Bác ( Nhạc và lời : Hàn Ngọc Bích) Hoa thơm dân Bác ( Nhạc và lời : Hải Hà ) Từ rừng xanh cháu về thăm Bác ( Nhạc và lời : Hoàng Long- Hoàng Lân ) Mùa hoa phượng nở : ( Nhạc và lời : Hoàng Vân ) Ký duyệt của Tổ Trưởng Ký duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docGiao an GDNK Lop 7.doc