Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

Giúp học sinh::

- Hiểu về truyền truyền thống vẽ vang của dân tộc ta, của cha ông, tổ tiên ta.

- Biết ơn và tự hào về truyền thống vẽ vang đó.

- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống cha anh bằng hành động: kỷ luật tốt, học tập tốt.

B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

Hoạt động 1: MỪNG NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

I/-Yêu cầu giáo dục::

Giúp học sinh:

- Hiểu được sự hy sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc để đem lại hoà bình cho đất nước của những anh hùng liệt sĩ.

- Tự hào và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội ta.

- Tự giác học tập và rèn luyện tốt, tự giác và tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

II/-Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

- Những người con anh hùng của quê hương đất nước.

- Những bài thơ, bài hát, câu chuyện ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội, các anh hùng lực lượng vũ trang, các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh.

2Hình thức hoạt động:

- Báo cáo kết quả tìm hiểu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao đóng góp cho địa phương. 2.Về tổ chức: - GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Cả lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động. IV/- Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Nội dung thực hiện Thời lượng Hoạt động 1.1: TUYÊN BỐ LÝ DO 6’ Cả lớp Người dẫn chương trình -Hát tập thể bài: “ Màu áo chú bộ đội” . -Tuyên bố lý do. - Giới thiệu khách mời, ban giám khảo. Hoạt động1.2:THI TÌM HIỂU CÁC ANH HÙNG CỦA ĐẤT NƯỚC 25’ Người dẫn chương trình Đại diện các tổ Ban giám khảo - Mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình về: +Anh hùng liệt sĩ: - Trần Phú (1904-1931), Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nm. Quê quán xã Đức Sơn, Huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh. - Ngô Gia Tự tên khai sinh là Ngô Sỹ Quyết .Quê quán: Làng Tam Sơn, Huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Ngô Gia Tự sớm giác ngộ cách mạng, là hội viên thanh niên cách mạng đồng chí hội năm 1925. Tháng 1 năm 1935, Ngô Gia Tự đã hy sinh trong lần vượt côn đảo. Tại địa ngục trần gian côn đảo, Ngô gia Tự thường khuyên nhủ anh em: Phải biến nhà tù thành trường học. Bất kỳ ở đâu cũng có thể hoạt động cho chủ nghĩa cộng sản. - Lê Hồng Phong(1902- 1942) Quê quán: Làng Thông Lạng, Huyện Hưng nguyên, Tỉnh Nghệ An. - Nguyễn Văn Cừ ( 1912- 1941). Quê quán: Làng Phù Khê, Huyền Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Văn Cừ là một cán bộ lí luận xuất sắc và là người lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt nam. Với cương vị tổng bí thư, Nguyễn Văn Cừ chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 6 năm 1939. ø - Phan Đăng Lưu ( 1902- 1941). Quê quán Xã Hoa Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An. Năm 1926 Phan Đăng Lưu tham gia hội phục Việt ( sau đổi là Tân Việt cách mạng Đảng), năm 1928 được bầu vào tổng bộ Tân Việt, năm 1929 bị bắt và bị tù 7 năm khổ sai ở nhà tù Buôn Ma Thuột, năm 1936 được trả tự do, Phan đăng Lưu tiếp tục hoạt động cách mạng. Ngày 24 tháng 5 năm 1941, Phan Đăng Lưu cùng một số đồng chí khác bị thức dân Pháp bắn ở Bà Điểm. - Hoàng Văn Thụ ( 1906- 1944), người dân tộc Tày . Quê quán: xã Nhân Bí, Huyện Văn Yên, Tỉnh Lạng Sơn. Hoàng Văn Thụ là một người anh hùng của Đảng, của dân tộc ta, luôn nêu cao khí tiết, lòng tin và tinh thần lạc quan cách mạng. - Võ Văn Tẩn( 1894- 1941). Quê quán: Làng Đức Hoà, Chợ lớn( Nam Bộ). Võ Văn Tẩn là một chiến sĩ cộng sản ưu tú, là người lãnh đạo có công lớn trong phong trào cách mạng ở Nam Kỳ. - Nguyễn Thị Minh Khai, học trò của đồng chí Trần Phú, vợ của đồng chí Lê Hồng Phong. Quê quán: Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An. - Lý Tự Trọng: Quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh. Là người chiến sĩ thanh niên cộng sản gang thép. Cuối năm 1931, thực dân Pháp đưa anh lên máy chém, lúc đó anh mới 17 tuổi. - Kim Đồng ( Tên khai sinh là Nông Văn Dền): Người dân tộc Tày, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hoà, huyện Hoà Quảng, tỉnh Cao Bằng, là người thiếu niên dũng cảm. - Lê Văn Tám: Con một gia đình nghèo ở Sài Gòn. Lê Văn Tám đã làm ngọn đuốc sống lao vào phá kho xăng, đạn của thực dân Pháp ở giữa Sài Gòn. - Võ Thị Sáu( Tên khai sinh là Nguyễn Thị Sáu): Quê ở vùng đất đỏ, Bà Rịa ( Nam Bộ). Tham gia cách mạng khi mới 12 tuổi(năm 1947). Năm 1953, chị bị thực dân Pháp kết án tử hình. Người con gái quang vinh vùng đất đỏ hiên ngang quát thẳng vào mặt quân thù: Tao chỉ biết đứng ! Không biết quỳ! Và dõng dạc hô to Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất muôn năm! - Vừ A Dính: Người dân tộc Hmông ở Lai Châu. Vừ A Dính tham gia đội vũ trang khi mới 13 tuổi và làm nhiệm vụ liên lạc, là tấm gương anh hùng bất khuất của dân tộc vùng cao nước ta. - Trần Văn Ơn: Quê ở Sài Gòn- Chợ Lớn, là tấm gương yêu nước chống Pháp của học sinh, sinh viên nước ta. - Nguyễn Viết Xuân với câu nói bất hủ nhằm thẳng quân thù, bắn!. quê ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. +Bà mẹ Việt Nam anh hùng . + Thương binh cựu chiến binh ở địa phương - Cho điểm công khai lên bảng. Hoạt động 1.3: VĂN NGHỆ 10’ Các tổ Ban giám khảo - Lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị: + Hát . + Kể chuyện. - Cho điểm công khai lên bảng. Ban giám khảo Hoạt động 1.4: CÔNG BÁO KẾT QUẢ- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 4’ GVCN Lớp trưởng - Công báo kết quả. -Trao phần thưởng, nhận xét. - Tuyên báo kết thúc, cảm ơn đại biểu. Hoạt động 2 HỘI VUI HỌC TẬP I/- Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố các kiến thức của môn học. . - Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập - Rèn tư duy nhanh nhẹn và kỹ năng phát hiện, trả lời câu hỏi. II/- Nội dung và hình thức hoạt động: 1.Nội dung: - Kiến thức của các bộ môn đã học ở lớp trước và kiến thức học trong tháng 9, tháng 10 ở lớp 7. - Các kiến thức chung về tự nhiên , xã hội phù hợp trình độ và lứa tuổi. 2.Hình thức hoạt động: - Thi trả lời các câu hỏi, giải bài toán, giải thích hiện tượng tự nhiện xã hội. + Thi tìm ẩn số : Tìm ẩn của từ, tìm tên tác giả của một bài hát, bài thơ, một định lý, một định luật, giải ô chữ,... + Thi giữa đại diện tổ. III/- .Chuẩn bị hoạt động: 1.Về phương tiện hoạt động: - Cán sự bộ môn gặp các thầy, cô giáo để chuẩn bị câu hỏi, cán bộ phụ trách học tập tập hợp các câu hỏi trên, chuẩn bị đáp án. - Chuẩn bị chuông để các đội dùng làm phương tiện trả lời. - Một số tiết mục văn nghệ. 2. Về tổ chức: - Mỗi tổ cử 3 học sinh dự thi, những học sinh còn lại làm cổ động viên của mỗi tổ. - Mời thầy , cô giáo làm ban giám khảo. IV/- Tiến hành hoạt động: Người thực hiện NỘI DUNG THỰC HIỆN Thời lượng Hoạt động2.1: TUYÊN BỐ LÝ DO 5’ Cả lớp Lớp trưởng -- Hát tập thể: “ Bác Hồ người cho em tất cả”. - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu khách mời, ban giám khảo, chương trình hoạt động. Hoạt động 2.2: HỘI VUI HỌC TẬP 36’ Người dẫn chương trình Các tổ Ban giám khảo - Nêu quy tắc thi và cách thi: có 5 phần thi các tổ đều viết đáp án vào bảng và khi nghe tín hiệu hết giờ thì tất cả các tổ đưa ra đáp án( 1 phút suy nghĩ trả lời) 1./ Giải ô chữ: - Các tổ nhìn lên bảng và giải đáp từng ô chữ. Trả lời đúng câu hàng ngang 10 điểm, trả lời được từ chìa khoá 40 điểm. a). Ô chữ có 7 chữ cái. Đây là tên nước ta từ buổi đầu dựng nước. - Đáp án : Văn Lang b). Ô chữ có 10 chữ cái : Đây là thành luỹ kiên cố thể hiện sự tiến bộvề mặt kỹ thuật quân sự của nhân dân âu lạc. - Đáp án : Thành Cổ Loa. c). Ô chữ có 8 chữ cái. Đây là cuộc khởi nghĩa đã kết thúc 1000 năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. - Đáp án : Ngô Quyền d). Ô chữ 10 chữ cái. Đây là tên một vị tướng có công dẹp loạn 12 sứ quân để thống nhất đất nước. - Đáp án : Đinh Bộ Lĩnh e). Ô chữ có 9 chữ cái. Đây là tên một con sông đã diễn ra trận chiến thắng lớn của quân dân ta chống quân xâm lượt Tống - Đáp án : Như Nguyệt. f). Ô chữ có 14 chữ cái. Đay là đỉnh cao của phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Đáp án : Xô Viết Nghệ Tỉnh g). Ô chữ có 12 chữ cái. Đây là phương châm của ngành Giáo Dục. Nó trở thành mục tiêu phấn đáu của thầy và trò trong các trường. – Đáp án : Dạy tốt học tốt h).Ô chữ có 9 chữ cái. Đây là tên Bác Hồ kính yêu thời kỳ Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - Đáp án : Hồ Chí Minh 2./ Chọn đáp án đúng : - Các tổ nghe câu hỏi hoặc nhìn lên bảng và chọn đáp án đúng cho các câu hỏi. 1).Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng long năm nào ? 1). Năm 1009 2).Năm 1010 3). Năm1011 - Đáp án :2 b). Nước Đại Việt đã 3 lần thắng quân xâm lược Mông- Nguyên vào những năm nào ? Lần thứ nhất :: 1).Năm 1256 2). Năm 1257 3). Năm 1258 - Đáp án : 3 Lần thứ hai: 1) Năm1285 2) Năm 1286 3). Năm 1287 - Đáp án : 1 Lần thứ ba : 1).Năm 1286-1287 2). Năm 1287-1288 3). Năm 1288-1289 - Đáp án : 2 c). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ và kết thúc vào năm nào ? 1). Năm 1417-1428 2). Năm 1418-1427 3). Năm 1419-1429 - Đáp án : 2 d). Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai ? 1). Lê Hoàn 2). Nguyễn Trãi 3). Lê Lợi - Đáp án : 3 3./ Bài toán vui: - Các tổ nghe người dẫn chương trình đọc, sau đó đưa ra đáp án. Có 4 khách vãn cảnh chùa. Người thứ nhất cung tiến vào hòm công đức một số tiền. Người thứ hai cung tiến vào hòm công đức số tiền nhiều gấp 2 lần người thứ nhất, người thứ ba gấp 3 lần người thứ hai, người thứ 4 gấp 4 lần người thứ ba. Cả 4 người cung tiến được 132000 đồng. Hỏi người thứ nhất cung tiến bao nhiêu tiền vào hòm công đức ? - Giải đáp: Người thứ nhất cung tiến 4000 đồng 4./ Trả lời câu hỏi về khoa học tự nhiên và y học. - Các tổ nghe câu hỏi và đưa ra đáp án a).Chỉ có muỗi cái là đốt người. Đúng hay sai ? Tại sao ? - Đáp án: Đúng. Chỉ có muỗi hút máu, còn muỗi đực chỉ hút nước hay nhựa cây từ các thân cây hoặc hoa quả. b).Muỗi đốt không gây lây nhiễm HIV/AIDS. Đúng hay sai? Tại sao? - Đáp án : Đúng . Vì vi rút HIV không sống được ở cơ thể muỗi. c) Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đông? - Đáp án: Vì mùa đông ngày ngắn và mặt trời chiếu chếch, còn mùa hè ngày dài và mặt trời chiếu thẳng góc hơn xuống trái đất. d). Trong thiên nhiên có một loại chim bay giật lùi. Đúng hay sai? Tại sao? - Đáp án:Đúng. Chim ruồi bay giật lùi khi nó muốn thoát khỏi cánh hoa mà nó chui vào hút mật. 5./Một số mốc lịch sử trong tháng 12 - Các tổ nghe câu hỏi và đưa ra đáp án. a). Ngày 1-12- 1988 là ngày gì ? - Đáp án :Ngày Quốc tế phòng chống AIDS b). Ngày 2 -12- 1999 là ngày gì ? - Đáp án : Quốc hội khoá X, kì họp thứ 4 thông qua luật giáo dục. c). Ngày 10 -12- 1948 là ngày gì ? - Đáp án : Ngày quyền con người. d). Ngày 18 -12- 1980 là ngày gì ? - Đáp án : Ngày quốc hội thông qua hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. e). Ngày 19-12- 1946là ngày gì ? - Đáp án : Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. f). Ngày 20 -12- 1960 là ngày gì ? - Đáp án : Ngày thành lập mặt trận dân tộc giải Miền Nam Việt Nam. g). Ngày 22-12- 1944 là ngày gì ? -Đáp án : Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam- Ngày quốc phòng toàn dân. - Nhận xét và đưa ra đáp án từng phần thi. Hoạt động 2.3 : KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 4’ Người điều khiển - Nhận xét.. - Cám ơn đại biểu. Tuyên bố kết thúc.

File đính kèm:

  • docHDNGLL thang 12(3).doc