Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 10 - Hoạt động 2: Hội vui học tập

I/ Mục tiêu

 Sau khi hoạt động, HS có khả năng :

- Ôn tập củng cố, mở rộng kiến thức các môn học.

- Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập.

- Rèn tư duy nhanh nhay và kĩ năng phát hiện, trả lời câu hỏi.

II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung có liên quan đến hội vui học tập

- Kĩ năng giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của hội vui học tập cùng với đôi thi và tìm ra những câu trả lời tốt nhất.

- Kĩ năng quản lí thời gian để trong thời gian ngắn nhất các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất.

III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Động não

- Giải quyết vấn đề

- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ

- Thảo luận

- Hỏi và trả lời.

 

docx4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 10 - Hoạt động 2: Hội vui học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 4 Ngày soạn: 18/ 10 / 2012 Ngày thực hiện:27/ 10 / 2012 Chủ điểm tháng 10- Hoạt động 2 HỘI VUI HỌC TẬP I/ Mục tiêu Sau khi hoạt động, HS có khả năng : Ôn tập củng cố, mở rộng kiến thức các môn học. Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập. Rèn tư duy nhanh nhay và kĩ năng phát hiện, trả lời câu hỏi. II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung có liên quan đến hội vui học tập Kĩ năng giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của hội vui học tập cùng với đôi thi và tìm ra những câu trả lời tốt nhất. Kĩ năng quản lí thời gian để trong thời gian ngắn nhất các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất. III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng Động não Giải quyết vấn đề Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ Thảo luận Hỏi và trả lời. IV/ Tài liệu và phương tiện Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng. Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như : cây hoa để gài bông hoa câu hỏi, giấy A4, bút màu V/ Tiến hành hoạt động 1/ Khám phá GV đặt vấn đề với HS : Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm hiểu kiến thức các môn học của mình đồng thời cũng giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hình thức hoạt động của thể. Đây là thời điểm ôn tập thi học kì I. Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kì theo nhóm hoặc cá nhân, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoan, thắc mắc nảy sinh trong quá trình học tập. GV đề nghị HS bằng kiến thức của mình hãy chuẩn bị tham gia trả lời các câu hỏi hoặc cùng nhau giải quyết thắc mắc. 2/ Kết nối Hoạt động 1: Trò chơi “ hái hoa” Người dẫn chương trình phổ biến cách thi như sau: trên cây hoa là những bông hoa câu hỏi có liên quan tới nội dung ôn tập của môn học ( Toán, văn, sinh học, tiếng anh, vật lí ) và có xen kẽ một số câu hỏi vui về văn nghệ. Đại diện từng tổ sẽ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và được phép suy nghĩ trong vòng 1 phút. Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình thật ngắn gọn trong vòng 1 phút. Nếu hái được bông hoa có câu hỏi đòi hỏi phải thảo luận trong tổ hoặc nhóm thì nhóm hoặc tổ tiến hành trao đổi tong khoảng thời gian nhanh nhất. Sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Hoạt động 2: Hỏi – đáp - Người dẫn chương trình mời hai người tham gia hoạt động hỏi – đáp. Một người sẽ hái hoa,còn người kia trả lời câu hỏi của người hái hoa. Người được hái hoa sẽ đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết. Người trả lời trình bày suy nghĩ của mình. Các thành viên khác có thể chia sẻ ý kiến nếu chưa thấy thỏa mãn. 3/ Thực hành / luyện tập Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống - Đó là những tình huống nảy sinh trong quá trình ôn tập hoặc đang trong phòng thi. Người dẫn chương trình đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ: + Trong khi ôn tập môn sinh học bạn A không chịu học mà lại nói rằng: “ Tớ sẽ làm phao trả lời các câu hỏi. Bạn nào thích đến tớ sẽ cung cấp cho” Trong tình huống này bạn sẽ giải quyết như thế nào? + Giả sử trong giờ thi môn văn, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó khó quá. Liệu bạn có chép không? - Với mỗi tình huống đưa ra người dẫn chương trình yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp đều có thể đưa những cách giải quyết khác nhau. Sau đó mời GVCN phát biểu ý kiến . 4/ Vận dụng GVCN yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo. Người dẫn chương trình nhận xét chung về tinh thần thái độ tham gia của các bạn HS cũng như của từng tổ. VI/ Tư liệu 1/ Một số câu hỏi tham khảo cho hội vui học tập - Muốn học giỏi thì cần những yếu tố nào ? - Nếu được 3 điều ước thì bạn sẽ chọn 3 điều ước gì ? Hãy sắp xếp thứ tự bạn sẽ làm thế nào để đạt được những ước mơ đó ? - Bạn quan niệm thế nào là người bạn tốt ? Đức tính nào là quan trọng nhất trong tình bạn. - Nếu được bầu làm cán bộ lớp bạn sẽ lãnh đạo lớp khắc phục điểm yếu nào và phát huy mặt mạnh nào cảu lớp ? Bằng cách nào ? - Bạn hãy nêu một vài phương pháp học tốt để mọi người cùng tham khảo. 2/ Một số câu đố vui 1/ Quốc kì nào giống nước ta Chỉ khác tí chút ấy là ngôi sao Ai người học rộng tài cao Đố ai, ai biết nước nào đáp nhanh ( Quốc kì Ma Rốc) 2/ Hoang mạc nổi tiếng châu Phi Đố ai, ai biết là gì kể ra ? (Hoang mạc xa ha ra ) 3/ Vua nào mặt sắt đen sì? Vua nào trong thửa hàn vi ở chùa?                          (Là những ai? - Vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) và  vua Lý Thái Tổ) . 4/ Đố ai cũng khách thoa quần Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù Cửu Chân nức tiếng ngàn thu Vì dân quyết phá ngục tù lầm than                                    (Là ai? - Bà Triệu) 5/ Muốn cho nước mạnh dân giàu Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân Mũ cao áo rộng không cần Lui về ẩn chốn lâm sơn một mình?                                    (Là ai? - Chu Văn An) 6/ Vua nào thưở bé chăn trâu Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?                                    (Là ai? – Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) 7/ Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào? Trả lời: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940). Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, hy sinh ngày 28/8/1941). Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông: "Hỡi những ai máu đỏ da vàng Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc Nền cờ thắm máu đào vì nước Sao vàng tươi, da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi sỹ nông công thương binh Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh". Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

File đính kèm:

  • docxChu diem thang 10 hoat dong 2.docx