I. YÊU CẦU GIÁO DỤC :
1. Giúp học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
2. Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
3. Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt đông:
- Nội dung thư Bác gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên (9/1945).
- Ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với học sinh.
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi ý kiến.
- Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác.
- Thi kể chuyện về Bác Hồ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên Lớp 6 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Chủ điểm tháng 10. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
TRAO ĐỔI NỘI DUNG THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH CẢ NƯỚC NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
BÀI 1: VÂNG LỜI BÁC DẠY – EM GẮNG HỌC CHĂM.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC :
1. Giúp học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945.
2. Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
3. Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt đông:
- Nội dung thư Bác gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên (9/1945).
- Ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với học sinh.
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi ý kiến.
- Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác.
- Thi kể chuyện về Bác Hồ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Chuẩn bị ảnh Bác, khăn bàn, lọ hoa tươi.
- Bức thư của Bác gởi cho học sinh.
- Câu hỏi tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của bức thư.
- Đáp án của những câu hỏi trên.
- HS sưu tầm thêm một số bài thơ ca ngợi về Bác Hồ, hoặc tranh ảnh về Bác Hồ.
Câu 1: Đọc thư Bác có câu: “Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào?
[ Gợi ý: Thật là hạnh phúc khi được sống trong một xã hội hoà bình, yên ấm. Xã hộâi ngày hôm nay là xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh. Một xã hội mình vì mọi người và mọi người vì mình. Xã hội ngày hôm nay luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Có được như hôm nay thì biết bao người đã nằm xuống, máu họ thấm đỏ mảnh đất quê hương. Để giữ vững và phát huy thành quả của hôm nay, chúng ta phải cố gắng, thật cố gắng từ những việc đơn giản nhất, để có thể góp phần dựng xây quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người? Nếu không được (hoặc không chịu) học, thì sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội?
[ Gợi ý: Tác dụng của việc học: con người có tri thức, có hiểu biết, biết vận dụng những khoa học kỉ thuật trong đời sống, biết cách ứng xử có văn hoá, sống trong sáng, lành mạnh, có thái độ cầu tiến
Tác hại của việc không học: không có trình độ tiếp thu những KHKT vào cuộc sống, không am hiểu chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, dễ bị bọn người xấu lợi dụng, dễ vi phạm pháp luật
Câu 3: Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn ở học sinh những gì? Để làm được theo lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào?
[ Gợi ý: Bác dặn HS: hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
Bác mong muốn: cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khắp trên hoàn cầu.
HS cần phải: Cố gắng hết sức mình trong học tập. Vì có học thì mới có cơ hội thực hiện lời dạy của Bác.
Câu 4: Trong thư đã thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em cảm động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
->Gợi ý: - Lời khuyên bảo, dạy dỗ ân cần của Bác.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
2. Tổ chức hoạt động:
- Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị và phải có một bức thư của Bác.
- GVCN và cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi và đáp án.
- Mỗi tổ sẽ bốc thăm câu hỏi. Khi trả lời, cần có thêm tranh ảnh minh hoạ.
- Ban giám khảo: GVCN.
- Người điều khiển chương trình: Chi đội trưởng : NGUYỄN THỊ THUÝ LOAN.
- Thư kí: Thư kí lớp.
- Trang trí lớp: tổ trực lớp.
- Mỗi tổ chuẩn bị một câu chuyện kể về Bác Hồ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động lớp: Hát tập thể bài :AI YÊU NHI ĐỒNG BẰNG BÁC HỒ CHÍ MINH.
2. Người điều khiển chương trình nêu mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác:
Chúng ta, ai cũng thuộc nằm lòng năm điều Bác dạy. Lời Bác dạy chúng ta không bao giờ là cũ, là lỗi thời. Tình cảm của Bác đối với chúng ta – thiếu niêu nhi đồng – những mầm non tương lai của đất nước thật dào dạt và chan chứa tình. Tình cảm ấy Bác cũng gởi gắm vào bức thư gởi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bức thư này.
3. Người điều khiển chương trình nêu cách thức của giờ hoạt động:
* Sau khi nghe đọc lại một lần nữa thư Bác, mỗi tổ sẽ lên bốc thăm câu hỏi của tổ mình. Tổ thảo luận trong ba phút, đại diện tổ lên trình bày quan điểm của tổ mình. Chú ý khi nói cần lưu loát, trôi chảy và thuyết phục người nghe.
Mỗi câu trả lời sẽ có nhận xét, đánh giá cho điểm của BGK. Khi trình bày, thời gian không quá 3 phút cho mỗi câu trả lời. Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm.
* Đối với phần thi kể chuyện về Bác Hồ: Mỗi tổ kể một câu chuyện. Kể diễn cảm, có thể diễn minh hoạ cho nội dung của câu chuyện. Tối đa cho mỗi câu chuyện không quá 5 phút. Thang điểm cho kể chuyện là 20 điểm.
4. Giới thiệu BGK và thư kí, mời BGK và thư kí lên làm việc.
5. Các tổ tiến hành tìm hiểu và thi kể chuyện dưới sự điều khiển của lớp trưởng
6. Thư kí ghi biên bản và thống kê số điểm của mỗi tổ.
( Khi kết thúc việc thi và tìm hiểu, trong khi chờ thư kí tổng kết điểm, người điều khiển có thể linh hoạt cho lớp sinh hoạt văn nghệ hoặc chơi trò chơi, không để thời gian trống).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Lớp tự đánh giá về việc chuẩn bị của các tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung về buổi hoạt động.
- Mời thầy CN phát biểu ý kiến và tuyên dương tổ xuất sắc nhất.
- Lớp hát tập thể trước khi tuyên bố kết thúc họat động. Bài: NHƯ CÓ BÁC HỒ.
File đính kèm:
- Tuan 5.doc