Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tiết 64: Tính chất của phép nhân

I. Mục tiêu

 - Học sinh hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân giao hoán, kết hợp, nhân với 1 phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

 - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.

 - Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức.

II. Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính.

 2. Học sinh: Vở ghi, máy tính, đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tiết 64: Tính chất của phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng Tiết 64: tính chất của phép nhân I. Mục tiêu - Học sinh hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân giao hoán, kết hợp, nhân với 1 phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. - Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính. 2. Học sinh: Vở ghi, máy tính, đọc trước bài. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Phép nhân số trong số tự nhiên có mấy tính chất đó là những tính chất nào? +) 4 tính chất: Giao hoán a.b = b.a Kết hợp: (a.b).c = a. (b.c) Nhân với 1: a. 1 = 1.a = a Phân phối a (b + c) = a.b + a.c Hoạt động 2: Tính chất giao hoán - Gv: hãy tính 2 . ( - 3) =? (- 3) . 2 = ? (- 7).(- 4) = ? (- 4). (- 7) = ? Rút ra nhận xét - Công thức: a . b = b . a - Hs tính: 2 . ( - 3) = - 1 (- 3) . 2 = - 1 (- 7).(- 4) = + 28 (- 4). (- 7) = + 28 Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi Hoạt động 3: Tính chất kết hợp - Gv tính: [ 9 .(-5)]. 2 = ? 9. [(-5). 2] = ? Rút ra nhận xét Công thức: (a. b) .c = a. (b.c) Thực hiện phép tính sau: a) 15.(- 2). (-5). (- 6). b) 4 . 7 . ( - 11) . (- 2) - Gv giới thiệu chú ý - Gv yêu cầu Hs làm |?1| và |?2| - Luỹ thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là số như thế nào? ví dụ? - Luỹ thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là số như thế nào? ví dụ? [ 9 .(-5)]. 2 = (- 45) . 2 = - 90 9. [(-5). 2] = 9 . (- 10) = - 90 => [ 9 .(-5)]. 2 = 9. [(-5). 2] Muốn nhân một tích hai thừa số với thừa số thứ ba ta có thể nhân thừa số thứ nhất với tích thừa số thứ hai và thứ ba. Hai Hs lên bảng thực hiện a) 15.(- 2). (-5). (- 6) = [15.(- 2)].[ (-5). (- 6)]. = ( - 30) . 30 = - 900 b) 4 . 7 . ( - 11) . (- 2) = [4 . 7] . [( - 11) . (- 2)] = 616 - Hs đọc nội dung chú ý SGK - Hs trả lời như mục nhận xét SGK -Hs trả lời: \ Luỹ thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là một số nguyên dương. \ Luỹ thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là một số nguyên âm Hoạt động 4: Nhân với 1 Gv: Tính (- 5) . 1 = ? 1. (- 5) = ? 10 . 1 = ? Vậy nhân một số nguyên a với 1 kết quả bằng số nào? Gv ghi; a . 1 = 1 . a = a Gv: nhân một số nguyên a với (-1) kết quả thế nào? a . (- 1) = (- 1). a = - a Hs; (- 5) . 1 = - 5 1. (- 5) = - 5 10 . 1 = 10 Hs: Nhân một số nguyên a với 1 kết quả bằng a Nhân một số nguyên a với (-1) kết quả bằng ( - a) Hoạt động 5: Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng - Gv: Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào? - Công thức tổng quát: a . (b . c) = a.b + a.c - Nếu a. ( b - c) thì sao? - Chú ý: a. ( b- c) = a.b - a.c - Gv yêu cầu Hs làm |?5| Tính bằng hai cách và so sánh kết quả - Hs: Muốn nhân một số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại. a(b - c) = a.b - a.c Tính và so sánh: -8.(5+ 3) = - 8 . 8 = -64 -8.(5+ 3) = (-8.5) + (-8.3) = (- 40 ) + (-24) = - 64 Hoạt động 6: Củng cố - luyện tập - Phép nhân trong Z có những tính chất gì? phát biểu bằng lời? - Tích nhiều số mang dấu dương khi nào? mang dấu âm khi nào? = 0 khi nào? - Tính nhanh: (- 98) . (1 - 246) - 246 . 98 - Khi thực hiện đã áp dụng tính chất gì? - Hs trả lời - Hs làm (- 98) . (1 - 246) - 246 . 98 = - 98 . 1 + 98 . 246 - 246 . 98 = - 98 Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà Về học bài, làm 92, 94, 95, 96 (95)SGK. Hướng dẫn bài 97(95)SGK So sánh với 0 -16 . 1258.(-8).(-4).(-3). để biết tích đó lớn hơn hay nhỏ hơn không chỉ cần đếm thừa số âm nếu chẵn lần thừa số âm thì tích đó lớn hơn 0 nếu lẻ lần số âm thì tích đó nhỏ hơn O Vì tích chẵn lần số âm =>13.(-24)(-15)(-8).4 < 0

File đính kèm:

  • docTiet 64.doc
Giáo án liên quan