1. Biết định hướng nghề nghiệp cho bản thân:
- Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, thanh niên học sinh lớp 11 cần phải biết xác định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai thích hợp với khả năng, sở trường của mình, với yêu cầu của xã hội.
- Học sinh có quyền được trình bày ý kiến của mình về sự lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về các loại hình nghề nghiệp trong xã hội.
- Các em có trách nhiệm trao đổi với bạn bè, thầy, cô giáo, cha mẹ, đặc biệt là lớp anh chị đi trước để lựa chọn cho mình một nghề nghiệp đúng đắn.
- Các bậc cha mẹ, thầy, cô giáo có trách nhiệm cung cấp thông tin và giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường của các em; chú ý không nên có định kiến về nghề nghiệp do phân biệt về giới tính.
- Thanh niên học sinh cần phải tích cực , chủ động tìm hiểu các chuyên mục giới thiệu về ngành nghề trong các tiết ngoại khoá, sách giáo khoa, sách tham khảo về công tác hướng nghiệp, sách giới thiệu về nghề nghiệp trong xã hội, chuyên mục giới thiệu về ngành nghề, các tấm gương tiêu biểu về lao động giỏi trong các ngành nghề của xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thi đua học tập, tích cực thực hành hướng nghiệp để nâng cao năng lực định hướng nghề nghiệp của bản thân:
- Được học tập và rèn luyện để có một nghề nghiệp tốt là quyền và nhu cầu chính đáng của mọi thanh niên học sinh. Đó cũng là mục đích của quá trình rèn luyện và rèn luyện của học sinh trong nhà trường. Do vậy, việc tự định hướng nghề nghiệp của bản thân phải luôn luôn gắn với việc xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn, học để làm gi2, học cái gì, học như thế nào,
- Khơi dậy tinh thần học tập trong thanh niên học sinh với phương châm “ở nơi nào cũng phải học tập, làm việc gì cũng phải học” ; “học văn hoá, chính trị, học nghề nghiệp”, không chỉ vì mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh mà còn phải vì lợi ích tốt nhất, vì sự phát triển toàn diện của thanh niên học sinh, nhằm chuẩn bị tốt nhất hành trang vào đời cho các em.
- Thanh niên học sinh phải hiểu rằng muốn làm chủ tương lai của mình, các em cần phải có lòng say mê nghề nghiệp, ham tiến bộ, ham học hỏi; biết chủ động và tự giác học nghề và hướng nghệp ngay từ hôm nay. Không có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thì không thể biến ước mơ thành hiện thực, không thể có việc làm xứng đáng với năng lực của mình, càng khó có thể chủ động lập thân lập nghiệp, dễ bị hụt hẫng khi bước vào đời.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch rèn luyện hướng về một nghề phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân và yêu cầu của xã hội.
Tích cực học tập, rèn luyện theo kế hoạch. Sẵn sàng trao đổi, chia sẻ với bạn bè, thầy cô giáo, anh chị, bố mẹ để biết định hướng đúng đắn cho việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân; trách nhiệm xác định không đúng dẫn đến có thái độ sai lầm, lệch lạc trong học tập và rèn luyện.
II/ Nội dung hoạt động:
Biết định hướng nghề nghiệp cho bản thân:
Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, thanh niên học sinh lớp 11 cần phải biết xác định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai thích hợp với khả năng, sở trường của mình, với yêu cầu của xã hội.
Học sinh có quyền được trình bày ý kiến của mình về sự lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về các loại hình nghề nghiệp trong xã hội.
Các em có trách nhiệm trao đổi với bạn bè, thầy, cô giáo, cha mẹ, đặc biệt là lớp anh chị đi trước để lựa chọn cho mình một nghề nghiệp đúng đắn.
Các bậc cha mẹ, thầy, cô giáo có trách nhiệm cung cấp thông tin và giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường của các em; chú ý không nên có định kiến về nghề nghiệp do phân biệt về giới tính.
Thanh niên học sinh cần phải tích cực , chủ động tìm hiểu các chuyên mục giới thiệu về ngành nghề trong các tiết ngoại khoá, sách giáo khoa, sách tham khảo về công tác hướng nghiệp, sách giới thiệu về nghề nghiệp trong xã hội, chuyên mục giới thiệu về ngành nghề, các tấm gương tiêu biểu về lao động giỏi trong các ngành nghề của xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thi đua học tập, tích cực thực hành hướng nghiệp để nâng cao năng lực định hướng nghề nghiệp của bản thân:
Được học tập và rèn luyện để có một nghề nghiệp tốt là quyền và nhu cầu chính đáng của mọi thanh niên học sinh. Đó cũng là mục đích của quá trình rèn luyện và rèn luyện của học sinh trong nhà trường. Do vậy, việc tự định hướng nghề nghiệp của bản thân phải luôn luôn gắn với việc xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn, học để làm gi2, học cái gì, học như thế nào,
Khơi dậy tinh thần học tập trong thanh niên học sinh với phương châm “ở nơi nào cũng phải học tập, làm việc gì cũng phải học” ; “học văn hoá, chính trị, học nghề nghiệp”, không chỉ vì mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh mà còn phải vì lợi ích tốt nhất, vì sự phát triển toàn diện của thanh niên học sinh, nhằm chuẩn bị tốt nhất hành trang vào đời cho các em.
Thanh niên học sinh phải hiểu rằng muốn làm chủ tương lai của mình, các em cần phải có lòng say mê nghề nghiệp, ham tiến bộ, ham học hỏi; biết chủ động và tự giác học nghề và hướng nghệp ngay từ hôm nay. Không có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thì không thể biến ước mơ thành hiện thực, không thể có việc làm xứng đáng với năng lực của mình, càng khó có thể chủ động lập thân lập nghiệp, dễ bị hụt hẫng khi bước vào đời.
III/ Công tác chuẩn bị:
Giáo viên:
Cùng học sinh xây dựng và chuẩn bị kế hoạch hoạt động.
Giáo viên định hướng các nội dung hoạt động cho các em, nên gắn chủ đề thảo luận với phong trào “thi đua học tập vì ngày mai lập nghiệp” của đoàn thanh niên. Chuẩn bị một số câu hỏi sát với các vấn đề gợi ý.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và đọc các điều 3; 12; 13; 17 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ emđể chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận.
Họp BCH và BCSL để trao đổi, thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động.
Khuyến khích học sinh nêu các sáng kiến về hình thức tổ chức thảo luận ở tổ và ởp lớp.
Có thể mời thêm BCH Đoàn trường hoặc đại diện Hội cha mẹ học sinh cùng tham dự.
Học sinh:
Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận, trình bày phương pháp và cách thức tổ chức thảo luận.
Yêu cầu các tổ trưởng chuẩn bị để tiến hành thảo luận ở tổ, ghi biên bản tổng hợp.
Yêu cầu các bạn sưu tầm những tấm gương tiêu biểu trong trường, ở địa phương hoặc trên sách báo có những thành tích suất sắc trong học tập, rèn luyện và thành đạt trong nghề nghiệp.
Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí phù hợp với hoạt động.
Chuẩn bị bài hát, bài thơ gắn với chủ đề thảo luận.
IV/ Tổ chức hoạt động: Thảo luận ở tổ khoảng 20 phút. Thảo luận ở lớp theo những câu hỏi như:
Bạn đã lựa chọn ngành, nghề tương lai cho mình chưa? Vì sao bạn chọn ngành nghề đó?
Có người khuyên bạn hãy chọn ngành và trường đại học mà sau này ra trường có thu nhập cao là ngành và trường mà mình yêu thích, bạn có suy nghỉ gì về lời khuyên này?
Bạn hiểu gì về phong tráo “Thi đua học tập vì ngày mai lập nghiệp” trong thanh niên học sinh? Phong tráo đó có giúp ích gì cho bạn không?
Theo bạn, chúng ta cần làm gì để chuẩn bị hành trang nghề nghiệp vào đời?
Bạn cần ai hỗ trợ và cần biết những thông tin gì để giúp mình định hướng và lựa chọn nghề nghiệp đúng?
Nếu bạn có năng khiếu văn học và rất thích theo nghề sư phạm nhưng bố mẹ bạn lại định hướng cho bạn học các môn tự nhiên để sau này thi khối A(học kinh tế, để bố mẹ dễ xin được việc làm cho bạn), bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Thảo luận ở lớp: Nêu từng vấn đề và mời các tổ cũng như tất cả học sinh tham gia thảo luận. Khuyến khích các bạn phát biểu và cùng nhau tranh luận. Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
V/ Kết thúc hoạt động:
Hoạt động 2
THI HÙNG BIỆN “THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP”
I/ Mục tiêu hoạt động:
Hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong việc tích cực học văn hoá, chính trị và thực hành kĩ năng nghề nghiệp để lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có khả năng trình bày quan điểm của mình về nghề nghiệp; biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
Có thái độ quyết tâm học tập và rèn luyện để thực hiện những mơ ước, hoài bão về nghề nghiệp.
II/ Nội dung hoạt động: Trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với vấn đề lập nghiệp:
Tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề lập nghiệp, đặc biệt là vai trò của giáo dục trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trách nhiệm cá nhân trong học tập , rèn luyện và lựa chọn nghề nghiệp.
Trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề của nhà trường, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng.
Trách nhiệm đóng góp cho phong trào của thanh niên nhà trường “Thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”.
Có trách nhiệm tự thay đổi nhận thức; tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng cùng thay đổi những nhận thức còn lệch lạc về nghề nghiệp.
Nêu những quyết tâm hành động của người thanh niên học sinh để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho ngày mai lập nghiệp.
III/ Công tác chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩn bị các gợi ý cho học sinh:
Học sinh với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.
Thanh niên với hành trang vào đời.
Thanh niên học sinh tình nghuyện xây dựng “xã hội học tập”.
Thanh niên học sinh với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Nhà trường-Gia đình –Cộng đồng với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh.
Ngoài ra yêu cầu một số tình huống để học sinh chuẩn bị và trình bày cách giải quyết của mình khi người điều khiển yêu cầu
Bạn thấy năng lực học tập của mình có hạn nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ xin đi học nghề, nhưng bố mẹ thì kiên quyết ép bạn thi đại học, theo bạn điều đó có đúng không? Bạn xử lí tình huống này như thế nào?
Có bạn nói rằng, chúng ta mới học lớp 11 đã vội gì bàn đến chuyện lập nghiệp, việc đó để tốt nghiệp THPT xong đã bàn. Bạn có đồng ý với cách suy nghĩ này không? Tại sao?
Có ý kiến cho rằng, chúng ta còn đang sống phụ thuộc vào bố mẹ nên học nghề gì, thi vào trường nào là do bố mẹ lựa chọn. Bạn có đồng ý với cách suy nghĩ này không? Tại sao?
Họp ban cán sự lớp thống nhất nội dung và cách thức tổ chức thi hùng biện. Đề xuất ban giám khảo, người dẫn chương trình. Kiểm tra công việc chuẩn bị, góp ý kiến và sửa chửa những bài hùng biện của học sinh.
Học sinh: Cán bộ lớp phổ biến nội dung chuẩn bị, thời gian và cách thức tổ chức. Tất cả học sinh chuẩn bị ý kiến và hỗ trợ các bạn trược tiếp tham gia hùng biện. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí lớp. Chuẩn bị các câu hỏi phụ, phần thưởng,
IV/ Tổ chức hoạt động: MC mời giáo viên chủ nhiệm khai mạc cuộc thi. Định hướng nội dung cho các thí sinh thi hùng biện. Giới thiệu ban giám khảo và thư kí lên làm việc. Ban giám khảo công bố cách chấm điểm, giới thiệu thí sinh tham gia lần ượt lên trình bày, sau mỗi thí sinh có xen kẻ tiết mục văn nghệ. Cuối cùng ban giám khảo công bố điểm, đánh giá và trao thưởng.
V/ Kết thúc hoạt động:
Hoạt động 3
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP
I/ Mục tiêu hoạt động:
II/ Nội dung hoạt động:
III/ Công tác chuẩn bị:
IV/ Tổ chức hoạt động:
V/ Kết thúc hoạt động:
File đính kèm:
- Chu de thang 3.doc