Giáo án hoạt động ngoài giờ - Chủ đề tháng 9: Truyền thống nhà trường

 

I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh

- Hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học mới

- Có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường

- Tích cực rèn luyện, thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

II. Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

- Nội quy của trường và của lớp

- Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà học sinh cần biết để thực hiện

2. Hình thức hoạt động:

- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới

- Trao đổi thảo luận trên lớp (chủ yếu về nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện )

- Văn nghệ

3. Chuẩn bị hoạt động:

 

doc30 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ - Chủ đề tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òa. - Lập danh sách BGK, làm biểu điểm và bảng điểm (ban cán bộ lớp) - Phân công điều khiển chương trình, trang trí. - GVCN phân việc cụ thể: Điều khiển chung: lớp phó văn thể. Giới thiệu tiết mục văn nghệ: tổ, nhóm cử đại diện. Trang trí: Tổ 3 vã 4. Chuẩn bị hoa và quà: một bông hoa hoặc quà/ học sinh. III/ Tiến hành hoạt động: - Lớp hát tập thể. - Tuyên bố lý do và giới thiệu hoạt động (lớp phó văn thể) - Giới thiệu BGK và nêu yêu cầu (đại diện BGK) - Lần lượt các tổ, nhóm lên trình diễn tiết mục văn nghệ đã đăng ký và được xếp theo thứ tự. - BGK chấm điểm công khai. - Tổng kết và phát thưởng (GVCN) IV/ Kết thúc hoạt động: - GVCN nhận xét đánh giá về tinh thần tham gia, ý thức kỷ luật của học sinh. - Liên hoan và bế mạc. Chủ điểm tháng 1 &2: Mừng Đảng mừng xuân Tuần 18 (a) (03/01/06) Hoạt dộng 1: Sinh hoạt kỷ niệm ngày sinh viên Việt Nam 09/01. I/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh. Hiểu ý nghĩa và hoạt động của SVVN trong các thời kỳ trước ngày giải phóng. Biết tự hào và có định hướng hoạt động của mình theo bước các bậc đàn anh. Biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: Các câu hỏi và nội dung tìm hiểu ý nghĩa ngày 09/01,ngày SVVN. Vòng quay, phần thưởng, bảng cài. Một số tiết mục văn nghệ. 2/ Hình thức hoạt động: Nghe giới thiệu về ý nghĩa và tham gia đoán ô chữ. 3/ Chuẩn bị hoạt động: a/ Phương tiện: -Một số câu hỏi về SVVN. -Vòng quay, bảng gài và phần thưởng. b/ Tổ chức: -Thống nhất nội dung chương trình, cách tổ chức hoạt động (GVCB và BCB lớp). -Phân công chuẩn bị: +Dẫn chương trình: Anh Luân. + Chuẩn bị ô chữ: Thảo Quyên và Hoàng Linh. + Mượn bàn quay: Phượng. + Trang trí: tổ 4. + Chuẩn bị phần thưởng: BCB lớp. III/ Tiến hành hoạt động: Hát tập thể. Gí¬i thiệu chương trình, thành viên tham dự đoán ô chữ. Nêu ý nghĩa ngày 09/01. Gí¬i thiệu thành phần tham gia lật ô chữ. Thành viên đoàn ô chữ lắng nghe nội dung,số chữ cái trong ô chữ, suy nghĩ và quay để nhận số điểm, quyền đoán ô chữ. Kết thúc mỗi vòng quay, thư ký tổng kết điểm. Khán giả cũng đượ tham gia đoán ô chữ dành riêng. Đoán đúng sẽ nhận được quà. Sinh hoạt văn nghệ. IV/ Kết thúc hoạt động: -GV chủ nhiệm nhận xét về thái độ và tinh thần tham gia của cả lớp. -Liên hoan. -GV chủ nhiệm dặn dò học sinh một số việc trong tuần sau và cho buổi lễ sơ kết. Tuần 19: Hoạt động 2: Chúng em ca hát mừng Đảng –Xuân. I/Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh. -Phát huy khả năng văn nghệ của lớp. -Củng cố cho hs niềm tin yêu Đảng, niền tự hào về quê hương –đất nước, về mùa xuân của dân tộc. -Từ đó động viên các em phấn khởi, lạc quan, học tập tốt và rèn luyện tốt. II/Nội ding và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: -Những bài hát, bài thơ, điệu múa,...ca ngợi Đ ảng, quê hương, đất nước, vẻ đẹp mùa xuân. 2/ Hình thức hoạt động: -Thi văn nghệ giữa các tổ. 3/ Chuẩn bị hoạt động: a/ Phương tiện: -Các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị (2 tiết mục trên tổ). -Một vài câu đố vui. -Bảng điểm và phần thưởng. B/ Tổ chức: -GVCN trao đổi yêu càu, kế hoạch hoạt động cho cả lớp. Hướng dẫn cho các em sưu tầm các bài thơ, bài hát về Đảng và mùa xuân. -Phân công chuẩn bị: +Dẫn chương trình. +Chuẩn bị các câu và điều khiển. +Chuẩn bị phần thưởng và trang trí. III/Tiến hành hoạt động: -Tuyên bố lý do buổi sinh hoạt, giới thiệu thành phần BGK. -Nêu thể lệ cuộc thi và cho đại diện các tổ lên bốc thăm lượt trình diễn tiết mục văn nghệ. -Các tổ trình diễn tiết mục văn nghệ của tổ mình theo số lượt đã được bốc thăm. BGK tiến hành chấm điểm. Điểm được công khai sau các tiết mục. Các tổ tham gia trò chơi đố vui và liên hoan. IV/Kết thúc hoạt động: -BGK tổng kết và công bố điểm. GVCN phát thưởng. -GVCN nhận xét về ý thức tham gia hoạt động của học sinh, dặn dò công việc cho tuần tới. Tuần 20: Hoạt động 3: Học sinh sưu tầm, tìm hiểu: Các tư liệu về truyền thống Cách Mạng và gương sáng Đảng viên ở địa phương. I/Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh. -Tìm hiểu về truyền thống CM ở địa phương. -Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thảnh tích của những Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp CM ở địa phương. -Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các ĐV ưu tú. II/Nội dung và hình thức hoạt động: 1/Nội dung: -Truyền thống CM xây dựng và bảo vệ quê hương địa phương. -Gương một số ĐV ưu tú. 2/Hình thức hoạt động: -Nghe nói chuyện và thảo luận. -Học sinh sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả của mình. 3/Chuẩn bị hoạt động: a/Phương tiện: -Các tư liệu về truyền thống CM ở địa phương. -Các tư liệu về một số ĐV ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp CM ở địa phương. -Một số câu hỏi thảo luận. b/Tổ chức: -GVCN thông báo với hs nội dung và hình thức hoạt động. -Yêu cầu mọi hs đều tham gia sưu tầm, tìm hiểu và thảo luận sau khi nói chuyện. -Dự kiến mời một báo cáo viên là ĐV lão thành hoặc một cán bộ lãnh đạo ở địa phương. -Cử lớp trưởng điều khiển. -Lớp phó văn thể chuẩn bị chương trình văn nghệ. -Phân công trang trí. III/Tiến hành hoạt động: -Lớp phó văn thể cho lớp hát một bài tập thể. (Đảng đã cho ta mùa xuân). -Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. -Người điều khiển chương trình lần lượt mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình và truyền thống CM ở địa phương. -Sau khi đã được nghe báo cáoviên nói chuyện, người điều khiển cho các bạn trong lớp nêu ý kiến thảo luận. -Lớp phó văn thể cho lớp chơi trò chơi văn nghệ, hát liên khúc. IV/Kết thúc hoạt động: -GVCN phát biểu ý kiến nhận xét, tổng kết buổi nói chuyện, cảm ơn báo cáo viên. -Người điều khiển tuyên bố kết thúc và cảm ơn báo cáo viên đã nói chuyện với lớp. Tuần 21 Hoạt động 4: Kế hoạch phấn đấu, rèn luyện trong HK II. I/Yêu cầu giáo dục: giúp hs: -Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt được kết quả tốt cuối năm học. -Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu. -Tích cực thực hiện các kỹ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp. II/Nội dung và hình thức hoạt động: 1/Nội dung: -Các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập và rèn luyện đạo đức trong HK II. -Các biện pháp và kế hoạch cụ thể. 2/Hình thức hoạt động: -Thảo luận thống nhất các biện pháp và kế hoạch. Ký bản cam kết thi đua. 3/Chuẩn bị hoạt động: a/Phương tiện: -Các bản kế hoạch và biện phápphấn đấu của tổ, của lớp. -Các câu hỏi thảo luận, bản cam kết của lớp. B/ Tổ chức: -GVCN cố vấn cho BCB lớp xây dựng kế hoạch, xác định các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong HKII. -Trên cơ sở bản dự thảo của lớp,các tổ trưởng xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp của tổ. -Cử lớp trưởng điều khiển. GVCN cùng BCB lớp xây dựng các câu hỏi thảo luận. -Phân công htư ký lớp hgi biên bản thảo luận, chủan bị chương trình văn nghệ. -GVCN soạn bản cam kết thi đua. III/Tiến hành hoạt động: -Hát tập thể. Sau đó GVCN nêu lý do và yêu cầu của hoạt động. -Lớp trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong HK II một cách cụ thể. +Kết quả học tập: giỏi: 6 hs khá: 18 hs yếu –kém: +Tất cả đều phấn đấu không có điểm kiểm tra dưới 5. +Kết quả hạnh kiểm: tốt –khá: 80% yếu: +Tất cả đều chắp hành tốt nội quy của lớp và trường. +Đảm bảo sĩ số 100%, không có hs đi học trễ, nghỉ học phải có lý do +Tuyệt đối không có hs quay cóp khi kiểm tra, thi cử. -Lớp thảo luận từng chỉ tiêu để đi đến kết quả. -Lớp trưởng nêu các biện pháp rèn luyện của lớp và kế hoạch thực hiện: phân công hs khá –giỏi kèm cập hs yếu –kém. Tiến hành lập tổ nhóm, đôi bạn học tốt. -Các tổ đăng ký chỉ itêu phấn đấu của tổ mình và biện pháp thực hiện -Sau khi đã đi đến nhất trí, lớp trưởng đọc bản cam kết. -Lớp phó văn thể điều khiển một số tiết mục văn nghệ. IV/Kết thúc hoạt động: -Lớp trưởng tổng kết lại các chỉ tiêu và biện pháp phấn đấu của lớp trong HK II. -GVCN nhận xét và dặn dò. Tuần 22 Hoạt động 5: Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm. I/Học sinh tự đánh giá: -HS tự viết bản đánh giá hoạt động của mình bằng cách viêt câu trả lời vào một tờ giấy. 1/ Qua các hoạt động của chủ điểm “Mừng Đảng –Mừng Xuân”, em đã hiểu thêm được gì về Đảng? Và công ơn của Đảng đối với quê hương? Em biết gì về các truyền thống văn hóa tốt đẹp ngày xuân, ngày tết? 2/Về nhận thức, thái độ và kết quả tham gia các hoạt động, em tự sếp loại bản thân ở mức d0ộ nào? (tốt –khá –TB -yếu) II/Tổ đánh giá, xếp loại: Sau khi cá nhân hs đã tự đánh giá về bản thân, các tổ tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của tổ (tốt –khá –TB -yếu) III/GVCNđánh giá, xếp loại: GVCN tổng hợp kết quả đánh giá của các tổ, rút ra kết quả chung cho cả lớp.

File đính kèm:

  • docngll6.doc
Giáo án liên quan