Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 61: Độ tan của một chất trong nước

I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS Phát biểu được khái niệm về chất tan và chất không tan, biết được tính tan của một axit, bazơ, muối trong nước

-Phát biểu được các khái niệm độ tan của 1 chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

- Liên hệ với đời sống hàng ngày về độ tan của một số chất khí trong nước

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng làm 1 số bài tập có liên quan đến độ tan

II/ ĐỒ DÙNG

GV: Hình vẽ phóng to SGK, bảng tính tan

- Chuẩn bị thí nghiệm về tính tan của chất (HS làm theo nhóm)

+ Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn

+ Hoá chất: Nước, NaCl, CaCO3

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 61: Độ tan của một chất trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/04/2011 Ngày giảng:21/04/2011 Tiết 61 độ tan của một chất trong nước I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS Phát biểu được khái niệm về chất tan và chất không tan, biết được tính tan của một axit, bazơ, muối trong nước -Phát biểu được các khái niệm độ tan của 1 chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan - Liên hệ với đời sống hàng ngày về độ tan của một số chất khí trong nước 2.Kĩ năng: - Rèn luyện khả năng làm 1 số bài tập có liên quan đến độ tan II/ Đồ dùng GV: Hình vẽ phóng to SGK, bảng tính tan - Chuẩn bị thí nghiệm về tính tan của chất (HS làm theo nhóm) + Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn + Hoá chất: Nước, NaCl, CaCO3 III/ Phương pháp : Trực quan ,vấn đỏp ,hợp tỏc nhúm IV.Tổ chức giờ học . 1/Khởi động .(7’) *ổn định tổ chức. * Kiểm tra đầu giờ . ?/ Dung dịch là gì? Dung môi là gì? Chất tan là gì? ?/ Dung dịch bão hoà là gì? Dung dịch chưa bão hoà là gì? *Vào bài ; như sgk 2/Các hoạt động dạy học (32’) Hoạt động 1 (16’) Chất tan và chất không tan *Mục tiêu :- HS Phát biểu được khái niệm về chất tan và chất không tan *Đồ dùng :- Chuẩn bị thí nghiệm về tính tan của chất (HS làm theo nhóm) + Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, tấm kính, đèn cồn + Hoá chất: Nước, NaCl, CaCO3 Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm - TN1: Cho bột CaCO3 vào nước, lắc mạnh, lọc lấy nước lọc, nhỏ vài giọt lên tấm kính, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi hết - TN2: Thay muối CaCO3 bằng muối NaCl và làm tương tự như thí nghiệm 1. GV: Gọi vài HS nhận xét ?/ Qua các thí nghiệm trên, em có rút ra nhận xét gì? GV: Ta nhận thấy có chất tan và chất không tan trong nước, có chất tan ít và chất tan nhiều GV: Treo bảng tính tan và yêu cầu HS quan sát ?/ Tính tan của các axit , bazơ? ?/ Những muối của kim loại, gốc axit nào đều tan hết trong nước? ?/ Những muối nào phần lớn đều không tan? I/Chất tan và chất không tan - Thí nghiệm 1: Sau khi nước bay hơi hết trên tấm kính không để lại vết cặn - Thí nghiệm 2: Sau khi nước bay hơi hết trên tấm kính có nhiều vết cặn * Muối CaCO3 không tan được trong nước, còn muối NaCl tan được trong nước 1/ Hầu hết các axit đều tan trong nước trừ H2SiO3 2/ Phần lớn các bazơ không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2 và Ca(OH)2 ít tan 3/ Muối: a/ Các muối của K, Na đều tan - Muối của gốc - NO3 đều tan b/ Hầu hết muối - Cl, = SO4 đều tan c/ Phần lớn muối cacbonat, muối photphat đều không tan ( Trừ muối của K, Na) Hoạt động 2 (16’) Độ tan của một chất trong nước *Mục tiêu :-Phát biểu được các khái niệm độ tan của 1 chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan - Liên hệ với đời sống hàng ngày về độ tan của một số chất khí trong nước *Đồ dùng :Bảng tính tan Hoạt động của giáo viên và HS Nội dung GV: Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng khái niệm “Độ tan” ?/ Độ tan là gì? GV: Cho HS xem phần ví dụ ?/ Độ tan phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV: Cho HS quan sát H6.5 và yêu cầu HS rút ra nhận xét ?/ Theo các em khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất khí có tăng không? GV: Cho HS quan sát H6.6 ?/ Nhìn vào hình vẽ em có nhận xét gì? GV: Liên hệ đến việc bảo quản bia hơi, nước giải khát, nước ngọt, ... GV: Kết luận II/độ tan của một chất trong nước * Độ tan (Kí hiệu là S) của 1 chất trong nước là số gam chất tan đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định * Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ - Đa số chất rắnb khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng - Ngược lại đối với chất khí khi nhiêt độ tăng thì độ tan của các chất khí lại giảm. - Đô tan của 1 chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. - Độ tan của 1 chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ (Hoặc tăng áp suất) 3/Tổng kết và hướng dẫn học bài (6’) *Tổng kết GV treo lại H6.5 và bảng phụ có nội dung bài tập: Cho biết độ tan của NaNO3 ở 10oC . Từ đó tính khối lượng NaNO3 tan trong 50 (g) nước để tạo thành được dung dịch bão hoà ở 10oC . Giải - Độ tan của NaNO3 ở 10oC là 80 (g). Vậy 50 (g) nước (ở 10OC) hoà tan được 40 (g) NaNO3 *Hướng dẫn học bài GV hướng dẫn BTVN: 1,2,3,4,5 (142 Yêu cầu HS nghiên cứu các cách biểu diễn nồng độ dung dịch ……………………………………………..

File đính kèm:

  • doct61-h8.doc
Giáo án liên quan