1. Kiến thức:
ã HS rút ra được tính chất vật lý và hoá học của oxi:ở điều kiện nhất định oxi rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học vời nhiều phi kim, kim loại, hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II
2.Kỹ năng:
ã Viết được PTHH của oxi với S, P, Fe
ã Nhận biêt được khí oxi, cách sử dụng đèn cồn, cách đốt một số chất trong oxi, giải được 1 số bài tập liên quan đến tính chất của oxi
3. Thái độ
ã Giáo dục hứng thú say mê học tập.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 37: Tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 3/1/2011
Ngày giảng : 5/1/2011
Chương IV
Oxi – không khí
Tiết 37
tính chất của oxi
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS rút ra được tính chất vật lý và hoá học của oxi:ở điều kiện nhất định oxi rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học vời nhiều phi kim, kim loại, hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II
2.Kỹ năng:
Viết được PTHH của oxi với S, P, Fe
Nhận biêt được khí oxi, cách sử dụng đèn cồn, cách đốt một số chất trong oxi, giải được 1 số bài tập liên quan đến tính chất của oxi
3. Thái độ
Giáo dục hứng thú say mê học tập.
II/ Đồ dùng dạy học:
Dụng cụ: Lọ thuỷ tinh, kẹp gỗ, muỗng sắt, thìa thuỷ tinh, diêm
Hoá chất: Khí oxi, phôtpho đỏ, S, dây sắt
III/ Phương pháp :
Trực quan, Thí nghiệm thực hành ,vấn đáp
IV/Tổ chức giờ học :
1/Khởi động :(3’)
*ổn định tổ chức .
*Vào bài .
Mở bài: Ô xy là một nguyên tố phổ biến trong trái đất và có rất nhiều ứng dụng với đời sống con người, vậy ô xy có những tính chất như thế nào?
2/Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1( 8’)
Tìm hiểu tính chất vật lí của OXi
*Mục tiêu:HS rút ra được tính chất vật lý của oxi
*Đồ dùng :lọ đựng khí oxi
HĐ của GV và HS
Nội dung
*GV yêu cầu HS quan sát lọ đựng khí oxi, dùng tay phẩy nhẹ khí khi mở nút lọ nhận xét:
+ Màu sắc, trạng thái của chất?
+ Mùi của chất?
*Yêu cầu HS đọc < SGK phần II trả lời các câu hỏi:
+ oxi tan trong nước hay không?
+ Tính tan của oxi như thế nào khi nhiệt độ tăng?
+ Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí
" Rút ra kết luận về tính chất vật lý của oxi
*GV gọi các cá nhân trả lời " Hs khác nhận xét, bổ sung " Gv chuẩn kiến thức
I/ Tính chất vật lý của oxi
*Tính chất vật lý của oxi:
Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hoá lỏng ở nhiệt độ -1830C
Hoạt động 2(26’)
Tìm hiểu tính chất hoá học của oxi
*Mục tiêu:HS rút ra được tính chất hoá hoc của oxi (Tác dụng của oxi với lưu huỳnh và photpho)
*Đồ dùng :lọ đựng khí oxi Lọ thuỷ tinh, kẹp gỗ, muỗng sắt, thìa thuỷ tinh, diêm
Hoá chất: Khí oxi, phôtpho đỏ
HĐ của GV và HS
Nội dung
*GV yêu cầu Hs quan sát lưu huỳnh để trong không khí, yêu cầu HS làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong khôngkhí (Lấy 1 ít lưu huỳnh bằng hạt đậu xanh), đưa muỗng lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nhận xét hiện tượng: sự giống và khác nhau của lưu huỳnh cháy trong không khí và trong oxi
-Viết PTPƯ
-Đọc tên chất tạo thành
" GV chuẩn kiến thức
Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm đốt photpho trong khôngkhí và oxi, yêu cầu Hs quan sát, nhận xét, hiện tượng
?So sánh sự cháy của P trong không khí và oxi
Gv yêu cầu Hs quan sát, viết PTPƯ " GV nhận xét, chốt ý
II/ Tính chất hoá học của oxi
1.Tác dụng với lưu huỳnh :
*Kết luận:
Lưu huỳnh để trong không khí chưa có hiện tượng gì xảy ra.
Đốt lưu huỳnh trong không khí cháy ít mạnh mẽ hơn trong oxi
PTPƯ: S + O2 " SO2 (khí sunfurơ)
2.Tác dụng của oxi với photpho
+ Photpho cháy mạnh trong oxi, ngọn lửa sáng chói tạo ra khói đặc bám vào thành lọ dạng bột
PTPƯ: 4 P + 5 O2 " 2 P2O5
3/Tổng kết và hướng dẫn học bài .(8’)
*.Tổng kết .
H/S làm các bài tập sau:
Đốt S ngoài khôngkhí, sau đó đưa vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh cháy sáng mạnh hơn là do:
Trong bình có nhiệt độ cao hơn
Lượng oxi trong bình nhiều hơn ngoài không khí
Lượng oxi trong bình ít hơn ngoài không khí
Trong bình chỉ có khí oxi, không có khí nitơ như ngoài khôngkhí
Thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết 2,4 g C là ... (l)
a. 8.96 b. 13,44
c. 11,2 d. 22,4
*.Hướng dẫn học bài :
Về nhà làm bài tập 4, 6 SGK (84)
Học bài ,tìm hiểu cách làm thí nghiệm 3
…………………………………………….
File đính kèm:
- t 37-h8.doc