I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết và hiểu tính chất hoá học của nước .
- Biết những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp khắc phục tình trạng đó.
2. Kỹ năng:
- Hiểu và viết được phương trình hoá học , thể hiện các tính chất hoá học nêu trên của nước.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm , tính toán thể tích của chất khí theo phương trình hoá học .
3. Thái độ: Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Dụng cụ và hóa chất theo hình 5.12 SGK để làm thí nghiệm kim loại tác dụng với nước, đồng thời chuẩn bị dụng cụ hóa chất để làm thí nghiệm vôi sống tác dụng với nước.
- Dụng cụ : cốc thuỷ tinh , lọ thuỷ tinh , ống nghiệm , đèn cồn , diêm
- Hoá chất : Nước, P, Na , CaO , giấy quỳ tím , khí oxi .
2. Học sinh:
- Học bài cũ.
- Đọc trước nội dung bài mới.
3. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài
Biết được công dụng của nước trong thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Từ đó biết sử dụng nước tiết kiệm và đúng cách.
4. Các phương pháp kỹ thuật dạy học
Sử dụng phương pháp đàm thoại thực hành thí nghiệm , phương pháp nêu vấn đề .
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 54: Nước (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoài Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30 Ngày soạn: 30/03/2014
Tiết : 55 Ngày dạy : 01 /04/2014
TIẾT 54: NƯỚC (tiết 2)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Biết và hiểu tính chất hoá học của nước .
Biết những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp khắc phục tình trạng đó.
Kỹ năng:
Hiểu và viết được phương trình hoá học , thể hiện các tính chất hoá học nêu trên của nước.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm , tính toán thể tích của chất khí theo phương trình hoá học .
Thái độ: Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Dụng cụ và hóa chất theo hình 5.12 SGK để làm thí nghiệm kim loại tác dụng với nước, đồng thời chuẩn bị dụng cụ hóa chất để làm thí nghiệm vôi sống tác dụng với nước.
Dụng cụ : cốc thuỷ tinh , lọ thuỷ tinh , ống nghiệm , đèn cồn , diêm …
Hoá chất : Nước, P, Na , CaO , giấy quỳ tím , khí oxi .
Học sinh:
Học bài cũ.
Đọc trước nội dung bài mới.
Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài
Biết được công dụng của nước trong thực tiễn cuộc sống và sản xuất. Từ đó biết sử dụng nước tiết kiệm và đúng cách.
Các phương pháp kỹ thuật dạy học
Sử dụng phương pháp đàm thoại thực hành thí nghiệm , phương pháp nêu vấn đề .
CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học
Kiểm tra bài cũ:(5’)
Em hãy cho biết thành phần định tính và định lượng của nước ?
HS trả lời:
Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hidro và oxi. Chúng đã hóa hợp với nhau:
- Theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hidro và một phần khí oxi
- Theo tỉ lệ khối lượng là một phần hidro và tám phần oxi
Bài mới
Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu thành phần và tính chất vật lí của nước.Từ đó chúng ta đã hiểu được một phần về hợp chất là nước, hôm nay chúng ta sẽ được nghiên cứu thêm một tính chất của nước đó là tính chất hóa học.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Tính chất hóa học của nước
Nghiên cứu tác dụng của kim loại Na với nước
GV: Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong sgk . Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm. Cho học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm .
Thí nghiệm: Cho một ít Na vào cốc thuỷ tinh, đậy phễu thuỷ tinh lên trên và thu khí vào ống nghiệm như hình vẽ 5.12. Bịt miệng ống nghiệm vừa thu khí được đưa đến gần ngọn lửa đèn cồn . GV: Em hãy nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng quan sát được ?
HS: Na phản ứng mãnh liệt với nước , thu được khí bay lên , đồng thời toả nhiệt . Khi đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn ta nghe tiếng nổ nhỏ , đồng thời có nước bám trong ống nghiệm , chứng tỏ khí bay lên là khí hiđro .
GV: Cho học sinh nghiên cứu sgk và viết phương trình hoá học . GV: Ở điều kiện bình thường Fe, Al, Cu ….có tác dụng với nước không ?
- Cho học sinh nhận xét , rút ra kết luận như trong sgk , viết phương trình hoá học .
Tính chất hóa học của nước
Nghiên cứu tác dụng của kim loại Na với nước (9’)
Nước phản ứng mãnh liệt với Na , thu được khí H2 bay lên , đồng thời toả nhiệt .
Phương trình hoá học :
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Ở điều kiện bình thường các kim loại (Fe , Cu , Al …) không tác dụng với nước.
Chỉ có một số kim loại ( Na , K , Ba …) phản ứng với nước ( điều kiện thường ) , tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tác dụng của oxit bazơ với nước. ( 6 phút).
GV: Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm nêu mục tiêu của thí nghiệm , các bước tiến hành thí nghiệm . Làm thí nghiệm theo nhóm . Thí nghiệm: Cho một cục vôi sống nhỏ vào bát sứ , rót nước vào , quan sát hiện tượng xảy ra .
GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng.
HS nêu hiện tượng : Có hơi nước bốc lên , vôi sống chuyển thành vôi tôi nhão , toả nhiều nhiệt . Khi cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thì giấy quỳ tím đổi màu thành màu xanh , chứng tỏ chất tạo thành có tính bazơ .
GV: Cho học sinh nhận xét , viết phương trình hoá học .
Nghiên cứu tác dụng của oxit bazơ với nước.
Vôi sống tác dụng với nước chuyển thành vôi tôi nhão Ca(OH)2 và tỏa nhiều nhiệt toả nhiều nhiệt .
Phương trình hoá học :
CaO + H2O Ca(OH)2 + Q
Nhiều oxit kim loại như Na2O, K2O… phản ứng được với nước tạo thành bazơ . Dung dịch bazo làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tác dụng của oxit axit với nước . ( 5 phút).
GV: Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm và nêu mục tiêu của thí nghiệm .
Thí nghiệm : Đốt P ngoài không khí (hoặc bình khí oxi ) sau đó đưa vào lọ chứa một ít nước , đậy kín , lắc đều cho chất khí tạo thành tan trong nước , nhúng giấy quỳ tím vào lọ nước .
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm .
GV: Cho học sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng và viết phương trình hoá học.
HS: Khí tạo thành tan trong nước làm đỏ giấy quỳ tím , vậy chứng tỏ khí đó đã tác dụng với nước để tạo thành dung dịch axit .
GV: Qua phản ứng trên em có nhận xét gì về phản ứng của nước với oxit axit ?
HS: Một số oxit axit phản ứng được với nước để tạo thành dung dịch axit .
Nghiên cứu tác dụng của oxit axit với nước .
Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit tạo ra axit photphoric.
PTHH
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Nước cũng tác dụng được với nhiều oxit khác như SO2, SO3 , N2O5. …
Hợp chất tạo ra do nước hóa hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi quỳ tím thành đỏ.
Hoạt động 4: Nghiên cứu vai trò của nước . ( 7 phút).
GV: Cho học sinh nghiên cứu sgk đưa ra vai trò của nước trong đời sống và sản xuất .
HS: Nghiên cứu sgk nêu vai trò của nước .
GV: Vậy để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nguồn nước theo em chúng ta phải làm gì ?
HS: Nghiên cứu thực tế và nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi : Cần tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi, không thải chất bẩn từ các nhà máy chưa được xử lí vào nguồn nước sạch , mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ nguồn nước trong sạch .
GV: Nhận xét
Nghiên cứu vai trò của nước .
Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta ( phục vụ sinh hoạt , ăn uống …)
Chống ô nhiễm nguồn nước : Cần tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi , không thải chất bẩn từ các nhà máy chưa được xử lí vào nguồn nước sạch , mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ nguồn nước trong sạch .
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
Củng cố:
Yêu cầu học sinh làm bài tập sau .
Viết phương trình hóa học tạo ra axit và bazơ , làm thế nào để biết được dung dịch axit , dung dịch bazơ ?
2. Dặn dò
Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
Bài tập : Làm bài tập 1, 4, 5, 6 / 125.
Đọc trước nội dung bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bai 36 Nuoc t2.doc