Giáo án Hóa học 9 - Tiết 53-54 - Nguyễn Ngọc Kiều

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức: HS biết làm:

 Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxi cacbua.

 Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch brom.

 Thí nghiệm benzen hòa tan brom, benzen không tan trong nước.

1.2. Kỹ năng:

 Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2

 Thực hiện phản ứng cho C2H2 tác dụng với dung dịch Br2 và đốt cháy axetilen.

 Thực hiện thí nghiệm hòa tan benzen vào nước và benzen tiếp xúc với dung dịch Br2.

 Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.

 Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen, phản ứng của axetilen với dung dịch brom, phản ứng cháy cua axetilen

1.3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức tiết kiệm, tính cẩn thận, lòng trung thực.

 Rèn luyện tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm.

2. TRỌNG TÂM

 - Tính chất của hiđrocacbon

 

doc9 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 53-54 - Nguyễn Ngọc Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on: metan, etilen, axetilen, benzen. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 44: Nắm được CTPT của ancol etylic. Viết CTCT của ancol etylic, nhận xét về điểm khác nhau trong cấu tạo của ancol etylic với các hiđrocacbon đã học. Tìm hiểu tính chất của ancol etylic, so sánh với các hiđrocacbon đã học. Cách điều chế ancol etylic trong thực tế từ tinh bột hoặc đường. 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 6. PHỤ LỤC: Không CHƯƠNG 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON - POLIME MỤC TIÊU CHƯƠNG: Kiến thức: * Học sinh biết: Hợp chất có nhóm chức quan trọng (rượu etylic, axit axetic, chất béo) Công thức phân tử, công thức cấu tạo (CTCT), tính chất vật lí. Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan trọng trong đời sống con người (gluxit, protein). Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiển (chất dẻo, tơ, cao su) * Học sinh hiểu: Tính chất hóa học của các chất rượu etylic, axit axetic, chất béo) Cách lập PTHH. Cách điều chế. Kỹ năng: Lập được PTHH minh họa cho tính chất hóa học của các chất Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. Cách giải một số dạng bài tập về hóa học hữu cơ: Nhận biết, xác định công thức phân tử, dự đoán tính chất, tính theo PTHH, độ rượu, trắc nghiệm. Thực hành thí nghiệm hóa học hữu cơ. Thái độ: Rèn cho học sinh Tính cẩn thận khi tính toán trong học tập và thực hành hóa học. Tiết kiệm hóa chất trong thực hành. Ý thức hợp tác khi thảo luận nhóm. Giáo dục phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường. Tiết 54 - Bài 44: RƯỢU ETYLIC (C2H6O = 46) Tuần dạy: 28 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Học sinh biết: Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo. Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. Khái niệm độ rượu. Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp. Học sinh hiểu: Tính chất hóa học: Phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy. Phương pháp điều chế rượu etylic (ancol etylic) từ tinh bột, đường hoặc từ etilen. 1.2. Kỹ năng: Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. Lập các PTHH dạng công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn. Phân biệt rượu etylic (ancol etylic) với benzen. Tính khối lượng rượu etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình. 1.3. Thái độ: Rèn luyện đức tính cần thiết của người lao động trong lĩnh vực hóa học. Giáo dục phòng chống ma túy, chất gây nghiện. 2. TRỌNG TÂM: - Công thức cấu tạo của rượu etylic (ancol etylic) và đặc điểm cấu tạo. - Khái niệm về độ rượu. - TCHH và cách điều chế. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, đèn cồn, cốc thuỷ tinh. Mô hình phân tử rượu etylic. Rượu etylic, H2O, kim loại Na, Iot. Sơ đồ tư duy bài rượu etylic (ancol etylic). 3.2. Học sinh: Tìm hiểu tính chất của rượu etylic, so sánh với các hiđrocacbon đã học. Cách điều chế rượu etylic trong thực tế từ tinh bột hoặc đường. Hệ thống các kiến thức bằng sơ đồ tư duy. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: (Không) 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1:Vào bài - Hợp chất hữu cơ phân thành mấy loại chính?. Để tìm hiểu về dẫn xuất hiđrocacbon, hôm nay ta sang chương 5: Dẫn xuất của hiđrocacon – polime. Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo,… người ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có tính chất, cấu tạo, ứng dụng gì? Cách điều chế như thế nào? Tìm hiểu ở bài 44. - Cho biết CTPT, PTK của rượu etylic? Giáo viên thông báo tên quốc tế của rượu etylic. HĐ2:Tìm hiểu về tính chất vật lí của rượu etylic. HS: Quan sát lọ đựng rượu etylic. Nhận xét về trạng thái, màu của rượu etylic. GV: Thực hiện thí nghiệm: Hòa tan rượu etylic vào nước Hòa tan iot vào rượu etylic. ? Vậy qua thí nghiệm hãy nêu tính chất vật lí của rượu etylic. GV: Nhận xét – chốt ý. GV: Ngoài rượu etylic, trên thị trường còn có một số rượu khác như: rượu bào đá, rượu van, rượu nho ... - Vậy trên nhãn chai có ghi gì? HS: ghi 120, 50, 400,… GV: Chính là độ rượu. Vậy độ rượu là gì? HS: Phát biểu độ rượu chính là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu etylic với nước. - Vậy rượu 450, 400 có nghĩa là gì ? HS: Rượu 450 có nghĩa là: Trong 100ml rượu 450 có 45ml rượu nguyên chất, còn lại là nước. GV: Hướng dẫn cách pha chế rượu etylic GV: Làm thế nào để xác định độ rượu ? HS: Trình bày công thức tính độ rượu. GV: Ghi công thức tính độ rượu và chú thích. * Làm bài tập 4b/SGK/139. HS: 1 học sinh lên làm Đáp số câu b: 225ml HĐ2:Tìm hiểu về cấu tạo phân tử. GV: Cho HS các nhóm lắp ráp mô hình phân tử rượu etylic. - Mời đại diện 2 nhóm trình bày sản phẩm lắp ráp, nhóm khác nhận xét. GV: Đem mô hình mẫu cho HS quan sát, nhận xét mô hình đúng. GV: Gọi học sinh viết CTCT và thu gọn. HS: Rút ra đặc điểm cấu tạo của rượu etylic. So sánh với các hiđocacbon (giống CH3–CH2) TB: Nhóm – OH là nhóm làm cho rượu etylic có tính chất đặc trưng. Như vậy từ CTPT là C2H6O chưa thể khẳng định được đó là rượu etylic. GV: Giới thiệu mô hình phân tử ete. Vậy rượu có tính chất đặc trưng nào ta tìm hiểu phần III. HĐ3: Tìm hiểu tính chất hóa học của ancol etylic. HĐ3.1: Rượu etylic có cháy không? GV: Thực hiện thí nghiệm đốt cháy rượu etylic. HS: Quan sát, nêu hiện tượng, nhận xét. Lập PTHH. GV: Lưu ý HS dạng công thức phân tử để viết. GV:Yêu cầu HS liên hệ thực tế ứng dụng phản ứng cháy của rượu etylic. GV: Trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH tương tự như nước. Vậy rượu etylic có phản ứng với Na như nước không? HĐ3.2: Rượu etylic có phản ứng với natri không? GV: Thực hiện thí nghiệm: GV: Cho mẫu Na nhỏ vào ống nghiệm đựng rượu etylic. HS: Quan sát, nêu hiện tượng, nhận xét. GV: Khí hiđro được sinh ra từ đâu? Nguyên tử Natri thay thế nguyên tử hiđro nào trong phân tử rượu etylic?. HS: Trình bày GV: Nhận xét: Nguyên tử H trong nhóm - OH rất linh động mới có khả năng được thay thế bởi nguyên tử Na. HS: Lập PTHH GV: Gợi ý thực hiện PTHH dạng CTCT thu gọn để thấy được nguyên tử Na thay thế chổ cho nguyên tử H trong nhóm – OH. GV: Tương tự rượu etylic những chất có nhóm – OH đều tham gia phản ứng thế với Na, K, Ca, Ba… HS: Lập PTHH: C2H5OH + Ba ? + ? Đây là pư đặc trưng của rượu etylic. GVTB: CH3–O–CH3 không có phản ứng này. Vì sao?. * Vậy khi cho Natri vào nước, vào rượu etylic, vào rượu 960 có mấy phản ứng xảy ra? HS: Trình bày (1;1;2) GV: Ngoài ra rượu etylic còn phản ứng được với axit axetic (học bài 45). HĐ4: Tìm hiểu ứng dụng của rượu etylic HS: Quan sát hình vẽ sgk/138 cho biết ứng dụng của rượu etylic. HS: Cho biết tác hại của rượu etylic nếu dùng nhiều. GV: Tích hợp giáo dục: Không nên uống quá nhiều rượu etylic vì là chất gây nghiện uống sẽ nghiện, gây ứng chế thần kinh, gây rối trật tự xã hội, phá hoại hạnh phúc gia đình, sinh ra nhiều bệnh: nhất là diêm gan. - Vậy chúng ta có nên uống nhiều rượu không? * Tuy nhiên nếu ta dùng với lượng nhỏ rượu sẽ kích thích quá trình tiêu hóa hoặc nếu dùng rượu ngâm với thuốc, khi uống sẽ có khả năng thẩm thấu rất cao nên có thể thấm sâu vào tế bào.... HĐ5: Tìm hiểu cách điều chế rượu etylic. GV: Trong thực tế người ta điều chế rượu etylic như thế nào? HS: Trình bày. GV: Chốt lại phương pháp lên men tinh bột hoặc đường. Giới thiệu cách điều chế từ etilen. HS: Lập PTHH: C2H4 + H2O ? * CTPT: C2H6O * PTK: 46 I. Tính chất vật lí.: Rượu etylic (ancol etylic) là chất lỏng không màu, sôi ở 78,3, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: Iot, benzen... @ Độ rượu: Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước. @ Công thức tính độ rượu: Đr = Đr: Độ rượu Vr: Thể tích rượu nguyên chất (ml) Vhh: Thể tích rượu với nước (ml) VD: BT4b/SGK/139 Giải II. Cấu tạo phân tử: Thu gọn: CH3–CH2–OH Hay C2H5OH Nhận xét: Trong phân tử rượu etylic có 1 nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm – OH. Chính nhóm – OH này làm cho rượu có tính chất đặc trưng. III. Tính chất hoá học: 1. Rượu etylic có cháy không? - Thí nghiệm: SGK/137 - Hiện tượng: Rượu etylic cháy với ngọn lửa xanh, tỏa nhiều nhiệt. - Nhận xét: Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng. PTHH: C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O 2. Rượu etylic có phản ứng với Natri không? * Thí nghiệm: SGK/137 * Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẫu Na tan dần. *Nhận xét: Tương tự nước, rượu etylic tác dụng được với Natri, giải phóng khí hiđro. PTHH: 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2 Natri etylat 2C2H5OH + Ba (C2H5O)2Ba + H2 Bari etylat 3. Phản ứng với axit axetic: (học bài 45) IV. Ứng dụng: - Xem SGK V. Điều chế: * Rượu etylic thường được điều chế theo hai cách: Tinh bột hoặc đường Rượu etylic Hoặc: C2H4 + H2O C2H5OH 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: * GV: Hệ thống lại các kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Làm bài tập 2/139. Giải thích. Đáp án BT2/139/SGK:Chất phản ứng được là rượu etylic do có nhóm – OH Bài tập 1: Phân biệt benzen và rượu etylic . Gọi 2 HS trình bày Đáp án: Dùng nước hoặc Na Bài tập 2: a. Tính thể tích rượu etylic có trong 250ml rượu etylic 960. b. Tính khối lượng rượu etylic thu được khi cho 22,4lit khí etilen phản ứng với nước có axit làm xúc tác, biết hiệu suất phản ứng là 30%. Gọi HS đọc đề, tóm tắt, nêu hướng giải. GV: Gọi HS làm câu a. GV: Ghi sơ lược hướng dẫn câu b ( HS về nhà làm nếu không kịp thời gian). C2H4 + H2O C2H5OH 1mol 1mol Đáp số: 13,8gam 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: Làm bài tập1, 3, 4c, 5/SGK/139. Học bài, nắm điểm khác nhau về cấu tạo của rượu etylic với các hiđrocacbon. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 45 Ôn lại tính chất hóa học của axit ở chương I. So sánh cấu tạo của rượu etylic và axit axetic Tại sao phân tử axit axetic có tính axit. 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(3).doc