I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo HCHC và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng:
Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở , mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
4. Trọng tâm:
Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ.
Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập có liên quan tới nội dung bài học.
b. Học sinh : Xem trước nội dung bài mới.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp (1’): 9A5.
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS1,2: Làm bài tập 5 SGK/108.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài(1’) : Tiết trước các em đã được tìm hiểu thế nào là HCHC.Vậy,trong HCHC thì hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử như thế nào? Công thức cấu tạo của chúng cho ta biết điều gì?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 44, Bài 34: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23 Ngày soạn: 16 /01/2014
Tiết : 44 Ngày dạy : 24 /01/ 2014
Bài 34 : CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo HCHC và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng:
- Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở , mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
4. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ.
- Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Chuẩn bị một số bài tập có liên quan tới nội dung bài học.
b. Học sinh : Xem trước nội dung bài mới.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp (1’): 9A5........................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS1,2: Làm bài tập 5 SGK/108.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài(1’) : Tiết trước các em đã được tìm hiểu thế nào là HCHC.Vậy,trong HCHC thì hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử như thế nào? Công thức cấu tạo của chúng cho ta biết điều gì?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (20’)
-GV: Yêu cầu HS tính hoá trị của C,H,O trong các hợp chất CO2, H2O.
-GV: Thông báo: Các nguyên tố trên trong HCHC cũng có hoá trị tương tự như vậy.
-GV: Dùng que nhựa để biểu diễn đơn vị hoá trị và hướng dẫn các nhóm lắp ghép mô hình CH4, CH4O.
-GV:Yêu cầu HS nhận xét đúng sai và chỉ ra điểm sai là gì?
-GV: Yêu cầu HS nhận xét có bao nhiêu cách lắp ghép khác nhau?Từ đó suy ra trật tự sắp xếp ?
-GV: Cho HS biểu diễn liên kết các nguyên tử trong phân tử CH3Cl, CH3Br.
-GV: Sửa mô hình và kết luận.
-GV : Yêu cầu HS tính hoá trị của C trong C2H6, C3H8.
-GV: Nêu tình huống àC(IV)àhướng dẫn HS biểu diễn liên kết trong phân tử C2H6
-GV: Yêu cầu HS nhận xét mô hình đúng sai và chỉ ra hoá trị của các nguyên tử ànhận xét về liên kết của C ?
-GV: Yêu cầu HS biểu diễn các liên kết trong phân tử C4H10 .
-GV nhận xét và hỏi mạch C chia làm mấy loại?
-GV nhận xét và kết luận.
-HS trả lời: C (IV), H (I), O (II).
- HS: Ghi nhớ.
-HS: Thảo luận nhóm và lắp ghép mô hình theo hướng dẫn của GV.
-HS: nhận xét
-HS: Trả lời (chỉ có 1 cách lắp ghép, nguyên tử được sắp xếp theo 1 trật tự ).
-HS: Biểu diễn bằng mô hình.
- HS: Ghi nhớ.
-HS: Tính toán,trả lời.
-HS: Thảo luận nhóm lắp ghép phân tử C2H6
-HS: Nhận xét và chỉ ra hoá trị của các nguyên tử
(C - C) à mạch C .
-HS có thể chỉ ra ptử 1 hoặc 2 hay 3(sgk)
-HS trả lời.
I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ HCHC
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử.
- Trong các HCHC, C(IV), H(I), O(II).
Hiđro: - H Oxi: - O -
- Các nguyên tử trong phân tử HCHC liên kết theo đúng hóa trị của chúng, mỗi liên kết được biểu diễn bằng 1 gạch nối.
2. Mạch cacbon :
Có 3 loại mạch cacbon:
+ Mạch nhánh:
+ Mạch vòng:
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Mỗi HCHC có 1 trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Rượu etylic
Đimetylete
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức cấu tạo.(10’)
- GV: Hướng dẫn HS viết CTCT của C2H6 và C2H6O.
- GV: Đặt vấn đề: Từ CTCT trên cho ta biết điều gì?
- GV: Chốt lại nội dung.
- GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- HS: Viết CTCT theo hướng dẫn.
- HS: Trả lời
- HS: Ghi nhớ.
- HS: Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
II. CÔNG THỨC CẤU TẠO : Cho biết thành phần và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Etan:
Viết gọn : CH3 – CH3
Rượu etylic:
Viết gọn: CH3 – CH2 - OH
4. Củng cố - Dặn dò: (8’)
a. Củng cố (5’):
- Hướng dẫn HS viết CTCT của các chất có CTPT sau: CH3I, C2H6O, CH4, C2H8,
b. Dặn dò(3’):
- Dặn các em làm BT 1,2,3,4,5 SGK.
- Xem trước nội dung bài: “Metan” .
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiet 44 hoa 9.doc