Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Huỳnh Thị Út

a) Kiến thức: HS biết

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

+ Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối.

+ Chu kì: Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

+ Nhóm: Gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng

- Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

c) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Huỳnh Thị Út, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 39 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Ngày dạy: 14/ 1/ 2008 1. MỤC TIÊU a) Kiến thức: HS biết - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm. + Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối. + Chu kì: Gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. + Nhóm: Gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng - Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. c) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn. 2. CHUẨN BỊ a) Giáo viên: Bảng tuần hoàn các NTHH, ô nguyên tố phóng to. Phiếu học tập. b) Học sinh: Ôn cấu tạo nguyên tử, đọc trước nội dung bài: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, trực quan, hợp tác nhóm. 4. TIẾN TRÌNH 4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 9A1:.......................................................... 9A2:.......................................................... 9A3:.......................................................... 4.2/ Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Hãy nêu một số đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái thiên nhiên, tính chất và ứng dụng ? Kể một số mặt hàng của công nghiệp silicat ? (10đ) Đáp án Silic là nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng. - Silic là chất rắn, màu xám khó nóng chảy. - Silic tinh khiết là chất bán dẫn. - Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu hơn C, Cl2. - Phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao. Si (r) + O2 (k) SiO2 (r) Kể được một số mặt hàng của công nghiệp silicat Điểm 1đ 1đ 1đ 1đ 2đ 2đ 2đ 4.3/ Bài mới : * Giới thiệu: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì ? Chúng ta đi vào tìm hiểu: “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. - GV treo bảng hệ thống tuần hoàn - GV yêu cầu HS: Quan sát bảng tuần hoàn và đọc SGK phần I/ 96. Hãy kể vài nét về lich sử bảng tuần hoàn   HS: Năm 1986 Men - đê - lê - ep đã sắp xếp khoảng 60 nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần nguyên tử khối. ? Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp dựa trên cơ sở nào ?   HS: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn. - GV thông báo: Trong bảng tuần hoàn có khoảng hơn 100 nguyên tố, mỗi nguyên tố được sắp xếp vào một ô - GV treo sơ đồ 3.22 ( Ô nguyên tố Mg) ? Nhìn vào ô nguyên tố số 12 ta biết được thông tin gì về nguyên tố ?   HS quan sát sơ đồ ô số 12 và họat động nhóm nhỏ trả lời: Ô số 12 cho biết: + Kí hiệu hóa học: Mg + Số hiệu nguyên tử: 12 + Tên nguyên tố: magie + Nguyên tử khối: 24 ? Ô nguyên tố số 11 ta biết được thông tin gì về nguyên tố ?   HS: KHHH: Na ; NTK: 23 ; Số hiệu nguyên tử: 11 ; Tên nguyên tố: Natri. ? Số hiệu nguyên tử cho em biết những thông tin gì về nguyên tố ?   HS: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK/ 96, 97. Trả lời các câu hỏi: ? Các chu kì có điểm gì giống nhau ? ? Chu kì là gì ?   HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu:   HS đại diện nhóm trình bày + Trong chu kì, khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân + Số lớp e ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 8 electron + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. + Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là một halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm. - GV giới thiệu: Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì. Trong đó: + Chu kì 1, 2, 3 được gọi là kì nhỏ + Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kì lớn. - GV yêu cầu HS: Hãy quan sát tìm hiểu chu kì 1 và trả lời các câu hỏi: + Số lượng nguyên tố và tên các nguyên tố ? ( 2 nguyên tố: hiđro và heli) + Từ H đến He điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào ? (Tăng) + Số lớp electron của H, He ? (1lớp) - Tương tự chu kì 1 HS quan sát chu kì 2 trả lời các câu hỏi như trên, đồng thời nhận xét sự biến thiên điện tích hạt nhân có gì giống so với chu kì 1 (gồm 8 nguyên tố từ LiNe. Có 2 lớp e trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ Li là 3+ …… Ne là 10+) - Tương tự HS nêu chu kì 3 (gồm 8 nguyên tố từ LiNe. Có 3 lớp e trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ Na là 11+ …… Ar là 18+)   HS hoạt động nhóm tìm hiểu + Nhóm 1, 2 tìm hiểu chu kì 1 + Nhóm 3, 4 tìm hiểu chu kì 2 + Nhóm 5, 6 tìm hiểu chu kì 3   HS đại diện nhóm trình bày - GV: Qua quan sát các chu kì, em có nhận xét và kết luận gì về số đơn vị điện tích hạt nhân, số lớp electron của các nguyên tử trong mỗi chu kì ? (Trong mỗi chu kì, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. Số thứ tự của chu kì bằng với số lớp electron) - GV yêu cầu HS quan sát nhóm I, VII và tìm hiểu thông tin SGK/97 cho biết các nguyên tố trong cùng một nhóm có điểm gì giống nhau.   HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Số e ngoài cùng ? ( Nhóm I có 1 e ngoài cùng, nhóm VII có 7e ngoài cùng) + Điện tích hạt nhân ? ( Nhóm I điện tích hạt nhân tăng từ Li (3+), … Fr (87+). Nhóm VII điện tích hạt nhân tăng từ F (9+) … At (85+) + Tính chất hóa học Na, K ? (Na, K là ngtố kim loại họat động hóa học mạnh)   HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:   HS đại diện nhóm báo cáo ? Em có kết luận gì về nhóm nguyên tố I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. II. Cấu tạo bảng tuần hoàn 1. Ô nguyên tố Cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. Số hiệu nguyên tử = số thứ tự = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử 2. Chu kỳ - Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều điên tích hạt nhân tăng dần. - Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron. - Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì: + Chu kì nhỏ: Gồm chu kì 1, 2, 3 + Chu kì lớn: Gồm chu kì 4, 5, 6, 7 3. Nhóm Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử 4.4/ Củng cố và luyện tập : - Chu kì là gì ? ( Phần 2 nội dung bài học) - Trong bảng tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố, chu kì, nhóm. Phiếu học tập - Hãy kể tên 5 nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 4 lớp electron, số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử đó. - Hãy kể tên 3 nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 3 electron lớp ngoài cùng ? Số lớp electron của mỗi nguyên tử đó ? - Làm các bài tập 3, 4/101SGK BT3: 2K + 2H2O 2KOH + H2 4K + O2 2K2O 2K + Cl2 2KCl BT4: Br2 + 2K 2KBr Br2 + H2 2HBr Br2 + Cu CuBr2 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài, luyện viết PTHH. trả lời các câu hỏi 1- 6 / 95 SGK - Đọc phần III, IV SGK /98, 99 tìm hiểu: + Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn + Ýù nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 5 . RÚT KINH NGHIỆM - Chương trình, SGK: - GV: - HS:

File đính kèm:

  • doctiet39.doc