Giáo án Hóa học 9 - Tiết 30: Tính chất của phi kim - Huỳnh Thị Út

ª Kiến thức: Học sinh biết

- Tính chất của phi kim nói chung, tính chất ứng dụng của clo, cacbon, silic. Viết được các phương trình minh họa cho các tính chất đó.

- Các dạng thù hình chính của cacbon, một số tính chất vật lí tiêu biểu và một số ứng dụng.

- Tính chất hóa học cơ bản của CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat, viết các phương trình hóa học.

- Ứng dụng của silic đioxit, sơ lược về công nghiệp silicat (sản xuất gốm, sứ, xi măng, thủy tinh)

- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm), sự biến thiên tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu kì, nhóm. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

ª Kĩ năng:

- Quan sát nhận xét tranh ảnh, sơ đồ, thí nghiệm, nhận xét, rút ra tính chất.

- Thao tác thí nghiệm, nhận xét hiện tượng, dự đoán chất tạo thành.

- Viết PTHH.

- Mô tả quá trình sản xuất Clanhke.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 30: Tính chất của phi kim - Huỳnh Thị Út, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức: Học sinh biết Tính chất của phi kim nói chung, tính chất ứng dụng của clo, cacbon, silic. Viết được các phương trình minh họa cho các tính chất đó. Các dạng thù hình chính của cacbon, một số tính chất vật lí tiêu biểu và một số ứng dụng. Tính chất hóa học cơ bản của CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat, viết các phương trình hóa học. Ứng dụng của silic đioxit, sơ lược về công nghiệp silicat (sản xuất gốm, sứ, xi măng, thủy tinh) Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm), sự biến thiên tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu kì, nhóm. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn. ª Kĩ năng: Quan sát nhận xét tranh ảnh, sơ đồ, thí nghiệm,… nhận xét, rút ra tính chất. Thao tác thí nghiệm, nhận xét hiện tượng, dự đoán chất tạo thành. Viết PTHH. Mô tả quá trình sản xuất Clanhke. ª Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận khi viết PTHH, lấy hóa chất thí nghiệm, thu chất khí, trật tự trong học tập. Tiết PPCT: 30 TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM Ngày dạy: 17 / 12 / 2007 1. MỤC TIÊU a) Kiến thức: HS biết - Một số tính chất vật lí của phi kim. Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp. - Những tính chất hoá học của phi kim. Tác dụng với oxi, với kim loại và với hiđro. - Mức độ hoạt động hóa học của các phi kim khác nhau. b) Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng - Biết sử dụng những kiến thức đã biết ( quan sát mẫu vật trong thực tế, phản ứng của oxi với hiđro, của oxi với kim loại) để rút ra tính chất hoá học và vật lí của phi kim. - Biết nghiên cứu thí nghiệm của clo tác dụng với hiđro để rút ra tính chất hóa học của phi kim. - Viết được các phương trình minh họa cho tính chất hóa học của phi kim, tác dụng với kim loại, hiđro. - Từ các phản ứng cụ thể biết khái quát hoá thành tính chất hóa học của phi kim nói chung. c) Thái độ: Giáo dục học sinh Tự tin vào khoa học, yêu thích bộ môn. Cẩn thận, tính chính xác khi suy luận, nhận xét hay dự đoán. 2. CHUẨN BỊ : a) Giáo viên: Tranh hình 3.1 Hiđro cháy trong khí Clo, phiếu học tập. b) Học sinh: Đọc trước thông tin SGK, soạn bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, trực quan, thí nghiệm, hợp tác nhóm. 4. TIẾN TRÌNH : 4.1/ Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 9A1:.......................................................... 9A2:.......................................................... 9A3:.......................................................... 4.2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị, ghi chép bài của HS. GV: Nhận định chung về hiện tượng quan sát được và kết quả thí nghiệm ở bảng tường trình của HS: 1 số HS còn nhằm lẫn giữa hiện tượng và giải thích. Nhận xét hiện tượng chưa rõ ràng. ( 9A1, 9A3) 4.3/ Bài mới : * GV: Các em đã tìm hiểu xong phần kim loại. Thế còn phi kim có những tính chất vật lí và hóa học nào ? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “Tính chất của phi kim” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của phi kim. ? Hãy kể một số đơn chất phi kim mà em biết ? ( O2, H2, S, P, C, …) - GV: Cho HS quan sát một số mẫu đơn chất: Khí Cl2, lọ P, S, Br2. ? Em hãy cho biết trạng thái của các đơn chất phi kim trên? ? Vậy ta có thể kết luận gì về trạng thái của các đơn chất phi kim ở điều kiện bình thường ? (phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí) - GV: Dùng dụng cụ thử điện thử tính dẫn điện của các phi kim nói trên.   HS quan sát nhận xét.   HS đọc thông tin SGK, bổ sung thêm tính chất vật lí của phi kim. - GV kết luận ghi nội dung. * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của phi kim. - GV đặt vần đề: Hãy liên hệ một số phản ứng ở bài hiđro, oxi lớp 8 và những tính chất hoá học của nhôm và sắt trong đó có sự tham gia phản ứng của phi kim. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm viết các phương trình mà em đã biết trong đó có chất tham gia phản ứng là phi kim và một số phương trình GV gợi ý Na + Cl2 ---> Fe + S ---> Mg + O2 ---> Cu + O2 --->   HS: thảo luận và viết PTHH vào bảng nhóm và cho biết sản phẩm của từng phương trình thuộc loại chất gì ? sau đó đính bảng nhóm trình bày trên bảng lớp.   HS: Các nhóm nhận xét PTHH trên bảng của các nhóm. - GV: Sửa chữa các PTHH sai, uốn nắn cách viết các PTHH cũng như viết KHHH. ? Dựa vào các phương trình trên, em hãy cho biết phi kim có những tính chất hóa học nào ? ? Phi kim tác dụng với kim loại sản phẩm tạo thành có giống nhau không ?   HS: rút ra kết luận phi kim tác dụng với kim loại. - GV treo tranh mô tả thí nghiệm: Khí hiđro cháy trong Clo. Trước phản ứng clo là chất khí màu vàng lục Đưa hiđro đáng cháy vào lọ đựng khí Clo. Sau phản ứng, cho một ít nước vào lọ, lắc nhẹ rồi dùng quì tím để thử.   HS: Nhìn tranh nêu hiện tượng ( Hiđrô cháy trong khí Clo ngọn lửa màu xanh tạo khí không màu. Màu vàng lục của khí Clo biến mất. Cho nước vào lọ thử bằng quì tím: Quì tím hóa đỏ).   HS: Viết PTHH - GV thông báo phần nhận xét: Khí Clo đã phản ứng mạnh với Hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric, làm quì tím hóa đỏ. ? Vậy các em có kết luận gì về tính chất của phi kim với hiđro   HS: Rút ra kết luận: ª GV mở rộng: Ngoài ra nhiều phi kim khác như S, C, Br2, N2 tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí. - GV gọi HS mô tả lại hiện tượng thí nghiệm S , P cháy trong Oxi đã học ở lớp 8   HS: S cháy trong oxi mãnh liệt hơn tron không khí tạo thành khí có mùi hắc. (SO2). P cháy manïh với ngọn lửa sáng chói khói trắng dày dặc bám vào thành lọ dưới dạng bột (P2O5) ? Hãy viết các PTPƯ xảy ra khi đốt S, P. các sản phẩm thuộc loại hợp chất nào ? ? Vậy các em có kết luận gì về tính chất của phi kim với oxi ? Ú GV thông báo: Các phi kim khác nhau hoạt động hóa học mạnh yếu khác nhau : F, Cl, I, Br, O là những phi kim hoạt động hóa học mạnh. C, Si là những phi kim hoạt động yếu hơn. Mức độ mạnh, yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng, mức độ phản ứng của phi kim với hiđro hoặc với kim loại. VD: Hỗn hợp Flo và hiđro nổ trong bóng tối Clo phản ứng với hiđro khi chiếu sáng. Br2 phản ứng với H2 khi đun nóng. I2 phản ứng với H2 ở nhiệt độ cao. C phản ứng với H2 ở nhiệt độ rất cao. Cl2 đẩy được Br2, Br2 đẩy được I2 ra khỏi dung dịch muối. PTHH H2 + F2 2HF (k) (k) (k) H2 + Cl2 2HCl (k) (k) (k) H2 + S H2S (k) (r) (k) 2H2 + C CH4 (k) (r) (k) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (r) (k) (r) Fe (r) + S (r) FeS (r) Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 Br2 + 2NaI 2NaBr + I2 ? Căn cứ vào đâu có thể đánh giá được mức độ hoạt động mạnh, yếu của các phi kim đó ? ? Theo em các kim loại phản ứng với hiđro ở các PTHH trên, phi kim nào mạnh nhất ? Em hãy xắp xếp chúng theo mức độ hoạt động hoá học giảm dần.   HS: F> Cl > S > C I. Tính chất vật lý của phi kim - Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: + Trạng thái rắn: C, S, P, … + Trạng thái lỏng: Br2, … + Trạng thái khí: O2, N2, Cl2, … - Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp. - Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2, … II. Tính chất hoá học của phi kim 1. Tác dụng với kim loại: - Nhiều phi kim tác dụng với kim loại muối 2Na + Cl2 2NaCl (r) (k) (r) Fe + S FeS (r) (r) (r) - Oxi tác dụng với kim loại oxit. 2Mg + O2 2MgO (r) (k) (r) * Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit. 2. Tác dụng với hiđro. - Oxi tác dụng với Hiđro tạo thành hơi nước O2 + 2H2 2H2O (k) (k) (l) - Clo tác dụng với Hiđro. H2 + Cl2 2HCl (k) (k) (k) Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí. 3. Tác dụng với oxi: S + O2 SO2 (r) (k) (k) 4P + 5O2 2P2O5 (r) (k) (r) Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất oxit axit 4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim: Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng phi kim đó với kim loại và hiđro. VD: F2 > Cl2 > S > C 4.4/ Củng cố và luyện tập : GV phát phiếu học tập 1. Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D chỉ câu nào dưới đây là đúng: A. Phi kim dẫn điện tốt. C. Phi kim chỉ tồn tại ở trạng thái rắn và khí B. Phi kim dẫn nhiệt tốt D. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém. 2. Cho các chất sau: Cl, S, Cu, Mg. A. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit. Viết PTHH. ( S ) B. Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ. Viết PTHH. ( Cu ) C. Chất nào tác dụng với đồng kim loại tạo thành muối. Viết PTHH. (Cl) 3. Viết các PTHH và ghi đầy đủ điều kiện khi cho khí hiđro phản ứng với: A. Cl2 B. S C. Br2 Cho biết trạng thái của các chất tạo thành. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Làm hoàn chỉnh các bài tập 1 6 SGK / 76. Luyện viết PTHH. - Học kĩ bài - Chuẩn bị: “Clo” + Xem các phản ứng của clo và ứng dụng SGK / 77 – 80 + Soạn tính chất hóa học của clo. 5 . RÚT KINH NGHIỆM - Chương trình, SGK: - GV: - HS:

File đính kèm:

  • doctiet30.doc