Giáo án Hóa học 8 - Tiết 63, Bài 42: Nồng độ dung dịch (Tiếp theo) - Kră Jẵn K' Lưu

I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Khái niệm về nồng độ moℓ (CM).

 - Công thức tính CM của dung dịch.

2. Kĩ năng:

 - Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể.

 - Vận dụng được công thức để tính CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan.

3. Thái độ:

 - Có ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận.

4. Trọng tâm:

 - Biết cách tính nồng độ mol của dung dịch.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên: Các bài tập vận dụng liên quan.

b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp:

 Vấn đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 63, Bài 42: Nồng độ dung dịch (Tiếp theo) - Kră Jẵn K' Lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 20/04/2014 Tiết 63 Ngày dạy : 22/04/2014 Bài 42. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (TT) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về nồng độ moℓ (CM). - Công thức tính CM của dung dịch. 2. Kĩ năng: - Xác định chất tan, dung môi, dung dịch trong một số trường hợp cụ thể. - Vận dụng được công thức để tính CM của một số dung dịch hoặc các đại lượng có liên quan. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc, cẩn thận. 4. Trọng tâm: - Biết cách tính nồng độ mol của dung dịch. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Các bài tập vận dụng liên quan. b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Vấn đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:..................................................................................................... 8A2:....................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ(7’): HS1, 2, 3: Làm bài tập 5a, b, c SGK/146. HS4: Làm bài tập 7 SGK/146. 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài:(1') Ngoài nồng độ phần trăm, dung dịch còn có nồng độ mol/lit. Vậy, nồng độ mol/lit là gì? Cách tính ra sao? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu nồng độ mol của dung dịch(7’). -GV: Rút ra khái niệm nồng độ mol của dung dịch. -GV: Giới thiệu công thức tính nồng độ mol của dung dịch. Yêu cầu HS suy ra công thức tính các đại lượng khác trong công thức. -GV: Giới thiệu các đại lượng có trong công thức tính nồng độ mol của dung dịch. -HS: Rút ra khái niệm và ghi vở. -HS: Theo dõi và thực hiện: -HS: Lắng nghe và ghi vở. I. NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH ( CM): Trong đó: n: số mol chất tan. V: thể tích dung dịch. Hoạt động 2. Luyện tập(20’). -GV: Yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng: + Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch. + Ví dụ 2: Trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn. -GV: Hướng dẫn HS các bước tiến hành loại bài tập này: Tính n = n1 + n2. Tính V = V1 + V2. Tính CM. + Ví dụ 3: Tính số gam chất tan cần để pha chế 200 ml dung dịch NaCl 0,9M. - GV: Hướng dẫn HS cách làm: Tính nNaCl, mNaCl. -HS: Làm các bài tập vận dụng: + Ví dụ 1: => Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là: hoặc có thể viết là 0,5M. -HS: Suy nghĩ và áp dụng công thức để làm bài tập trong 5 phút. + Ví dụ 2: - Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = 0,5.2 = 1(mol). - Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = 1.3 = 3(mol). - Thể tích dung dịch đường sau khi trộn: V=2+3 = 5(l). - Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn: + Ví dụ 3: nNaCl = CM.V = 0,9.0,2 = 0,18(mol). mNaCl = n.M = 0,18.58,5 = 10,53(g). II. VẬN DỤNG: 1/ Ví dụ 1: Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch. Giải: => Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là: hoặc có thể viết là 0,5M. 2/ Ví dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn. Giải: - Số mol đường có trong dung dịch 1: n1 = 0,5.2 = 1(mol). - Số mol đường có trong dung dịch 2: n2 = 1.3 = 3(mol). - Thể tích dung dịch đường sau khi trộn: V = 2 + 3 = 5(l). - Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn: 4. Củng cố (8’): GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3 SGK/146. 5. Nhận xét và dặn dò:(1') a. Nhận xét: - Nhận xét khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập b. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập 4, 6 SGK/146. Chuẩn bị bài mới: “ Pha chế dung dịch”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 32 Hoa 8 Tiet 63.doc