Giáo án Hóa học 8 - Tiết 59, Bài 39: Bài thực hành số 6: Tính chất hóa học của nước

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước: nước tác dụng với Na,CaO, P2O5

2.Kĩ năng:

-Thự hiện thí nghiệm thành công, an toàn , tiết kiệm

-Quan sát thí nghiệm ,nêu hiện tượng , giải thích hiện tượng

-Viết PTHH minh họa cho các thí nghiệm

3. Thài độ

- Giáo dục các biện pháp bảo đảm an toàn khi học tập và nghiên cứu khoa học

II.Trọng tâm

-Biết tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của nước: tác dụng một số kim loại, một số oxit1 bazo tạo thành dung dịch bazo, tác dụng một số oxitaxit tạo thành dung dịch axit

III.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Na,H2O,CaO, P,bình khí oxi, quì tím,ống nghiệm,cốc, lọ thủy tinh, muôi sắt,đèn cồn,nút cao su,giấy lọc,kẹp sắt

2.Học sinh: Xem nội dung bài TN

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 59, Bài 39: Bài thực hành số 6: Tính chất hóa học của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC Bài 39-Tiết 59 Tuần dạy:31 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước: nước tác dụng với Na,CaO, P2O5 2.Kĩ năng: -Thự hiện thí nghiệm thành công, an toàn , tiết kiệm -Quan sát thí nghiệm ,nêu hiện tượng , giải thích hiện tượng -Viết PTHH minh họa cho các thí nghiệm 3. Thài độ - Giáo dục các biện pháp bảo đảm an toàn khi học tập và nghiên cứu khoa học II.Trọng tâm -Biết tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của nước: tác dụng một số kim loại, một số oxit1 bazo tạo thành dung dịch bazo, tác dụng một số oxitaxit tạo thành dung dịch axit III.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Na,H2O,CaO, P,bình khí oxi, quì tím,ống nghiệm,cốc, lọ thủy tinh, muôi sắt,đèn cồn,nút cao su,giấy lọc,kẹp sắt 2.Học sinh: Xem nội dung bài TN IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện HS 2.Kiểm tra miệng: Trình bày tính chất hóa học của nước? HS: nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hidro nước tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ nước tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit. 3.Bài mới: Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1:Giới thiêu bài Hoạt động 2 GV kiểm tra tình hình chuẩn bị hóa chất; nêu mục tiêu của bài thực hành. Các bước của buổi thực hành gồm: GV hướng dẫn HS làm TN HS tiến hành TN Các nhóm báo cáo kết quả HS làm tường trình Rửa dụng cụ và dọn vệ sinh GV hướng dẫn TN1: GV cắt miếng natri thành những miếng nhỏ và làm mẫu Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào một cốc nước hoặc cho 1 mẫu quỳ tím - Dùng kẹp sắt kẹp lấy miếng natri ( nhỏ bằng hạt đậu xanh ) cho vào cocố nước GV: Gọi HS nêu hiện tượng TN HS giải thích quỳ tím chuyển thành màu xanh vì phản ứng giữa natri và nước tạo thành dd bazơ ( hoặc phenolphtalein hóa đỏ ) GV hướng dẫn HS làm TN 2: Làm và quan sat hiện tượng HS thực hiện theo hướng dẫn của GV: - Cho một mẫu nhỏ vôi sống bằng hạt ngô vào bát sứ. - Rót một ít nước vào vôi sống - Cho 1à2 giọt dd phenol phtalein vào dd nước vôi trong GV gọi nhóm HS nêu hiện tượng GV hướng dẫn HD đặt tay vào thành bát sứ hoặc thành ống nghiệm rối nhận xét GV yêu cầu HS viết PTPỨ GV hướng dẫn HS làm theo trình tự: - Thử đậy nút lọ xem nút có vừa không? - Đốt đèn cồn - Cho một lượng nhỏ P đỏ bằng hạt đậu vào muỗng sắt - Đốt P đỏ trong muỗng sắt bằng đèn cồn rối đưa nhanh muỗng sắt có P đỏ đang cháy vào lọ thủy tinh có oxi ( trong lọ thủy tinh có chứa sẵn 2 à3ml nước ) - Lắc cho P2O5 tan hết tro0ng nước - Cho miếng quỳ tím vào lọ GV: Yêu cầu các nhóm làm và nêu nhận xét GV: Các em viết PTPỨ, nhận xét Hoạt động 3: HS viết tường trình TN theo mẫu đã qui định I. Tiến hành thí nghiệm 1-/ Thí nghiệm 1: - Nước tác dụng với Natri: - Miếng natri chạy trên mặt nước - Có khí thoát ra. - Quỳ tím chuyển thành màu xanh PTHH: 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 # 2-/ Thí nghiệm 2: - Nước tác dụng với vôi sống: - Mẫu vôi sống nhão ra - Dung dịch phenol phtalein từ không màu chuyển sang màu xanh - Phản ứng tỏa nhiều nhiệt PTHH: CaO + H2O à Ca(OH)2 3-/ Thí nghiệm 3: - Nước tác dụng với P2O5 - Phot pho đỏ cháy sinh ra khói trắng - Miếng giấy quỳ tím chuyển thành đỏ PTHH: P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 Phản ứng tạo ra axit H3PO4 làm quỳ tím hóa đỏ II. Viết tường trình 4.Câu hỏi, bài tập cũng cố ?Nước có những tính chất hóa học náo? Viết PTHH minh họa ?Dung dịch axit1, bazo làm quì tím đổi màu như thế nào? -Cho hs thu dọn nơi thực hành Thu phiếu thực hành ( tường trình TN ); thu dọn và rửa dụng cụ 5.Hướng dẫn HS tự học: *Tiết học hôm nay -Xem lại các thí nghiệm *Tiết học tới Chuẩn bị bài “ Dung dịch “ ? Dung dịch là gì? V.Rút kinh nghiệm. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chương 6 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Học sinh biết được những khái niệm cơ bản của chương: Dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa và bão hòa, độ tan của một số chất trong nước, nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch. Hoc sinh biết vận dụng những hiểu biết trên để giải những bài tập ở mức độ định tính, định lượng và bài tập thực hành pha chế dung dịch theo nồng độ yêu cầu. Bài 40-Tiết 60 DUNG DỊCH Tuần dạy:31 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức:Học sinh hiểu được khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch. Hiểu được dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa. Biết cách làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn 2.Kĩ năng:Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nhiệm từ thí nghiệm rút ra nhận xét 3.Thái độ: Giáo dục ý thức thực hành, tiết kiệm hóa chất trong phòng thí nghiệm và biện pháp an toàn khi làm thí nghiệm. II.Trọng tâm -Dung dich III. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Đường, muối, xăng ,dầu,cocá,đũa thủy tinh 2.Học sinh: Tìm hiểu tính tan của một số chất thường gặp trong cuộc sống như: nước đường, nước muối, rượu uống,… IV. Tiến trình: 1- Ổn định tổ chức và kiểm diện 2.Kiểm tra miệng ? Dung dịch là gì? 3. Bài mới: Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài, giới thiệu nội dung chương 6 Hoạt động 2 Gv: Gọi hs đứng lên đọc 3 và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, nêu hiện tượng quan sát được. TN1: Hòa tan đường vào nước TN2: Hòa tan dầu ăn vào nước -Hs báo cáo hiện tượng quan sát TN 1: Đường tan trong nước tạo thành nước đường. Ở TN2: Nước không hòa tan được dầu ăn. Dầu hỏa (hoặc xăng) hòa tan được dầu ăn tạo thành hỗn hợp đồng nhất ?Thế nào là hỗn hợp đồng nhất? Gọi vài hs nhóm trả lời, mỗi em lấy 2 ví dụ về dung dịch và chỉ rõ chất tan, dung môi trong mỗi dung dịch đó Gv: Liê n hệ thực tế nêu một số ví dụ như: 1.Nước biển ( Nước là dung môi, muối ăn và một số chất hòa tan khác là chất tan) 2. Nước mía ( nước là dung môi, đường trong mía là chất tan) Hoạt động 3 Gv hướng dẫn hs tiếp tục cho đường vào cốc nước đường ở thí nghiệm 1, vừa cho vừa khuấy nhẹ à Gọi hs nêu hiện tượng Gv: Khi dung dịch vẫn còn tan thêm chất tan ta gọi là dung dịch chưa bão hòa. Gv Dung dịch không thể tan thêm chất tan được nữa gọi là dung dịch bão hòa. Vậy thế nào là dung dịch bão hòa? Dung dịch chưa bão hòa? Gv: Gọi hs trả lời Gv: Gọi hs đọc lại kết luận Lưu ý: dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định mà ta đang xét. Ở nhiệt độ khác có thể dung dịch chưa bão hòa. Hoạt động 4 Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm + Cho vào mỗi cốc (chứa 25ml nước) một lượng muối ăn như nhau. Cốc 1: Để yên Cốc 2: Khuấy đều Cốc 3: Đun nóng Cốc 4: Muối ăn đã nghiền nhỏ -Hs báo cáo kết quả thí nghiệm -GV chốt lại Gv: Ghi bảng I.Dung môi, chất tan, dung dịch. + Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch + Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi + Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. II. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa. Ở một nhiệt độ xác định. *Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. *Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn -Muốn chất rắn tan nhanh trong nước ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau: + Khuấy dung dịch + Đun nóng dung dịch + Nghiền nhỏ chất rắn 4- Câu hỏi, bài tập cũng cố + Dung dịch là gì? + Định nghĩa dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa -Làm bài tập 5/138 sgk Đáp án: A Tương tự bài tập 6/138 sgk Đáp án: D 5- Hướng dẫn học sinh tự học ø *Tiết học hôm nay + Học bài và làm bài tập 2,3 ,4/ 138 sgk *Tiết học tới + Tìm hiểu bài: “ Độ tan của một chất trong nước” + HS làm các thí nghiệm rồi ghi kết quả vào giấy Cho muối ăn (NaCl) vào nước Canxi cacbonat (CaCO3) vào nước + Xem giản đồ hình 6.5, hình 6.6 sgk V-Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docHoa 8 Tiet 5960.doc